2.2.2.1 Lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá
Có rất nhiều chỉ tiêu được đưa ra trong quá trình đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên có một số chỉ tiêu mang tính chất trùng lắp (về mặt ý nghĩa), nếu đưa tất cả vào làm cơ sở chấm điểm sẽ dẫn đến tình trạng nâng điểm số (trọng số) của doanh nghiệp, làm sai lệch kết quả xếp hạng. Ví dụ như vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân là hai chỉ số có cùng bản chất, phản ánh khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp, khi đưa vào đánh giá chỉ chọn một trong hai chỉ tiêu này. Ngoài ra, thông qua một số chỉ tiêu tài chính có thể phản ánh được các tiêu chí định tính khác, ví dụ các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ngoài việc đo lường khả năng sinh lợi còn đánh giá được tính hiệu quả trong quản lý của ban quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Trang và các cộng sự, 2008). Bên cạnh đó, bằng phương pháp so sánh các chỉ số tài chính với những công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực sẽ cho thấy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời tiến hành phân tích theo xu hướng biến động qua thời gian của các chỉ số sẽ thể hiện được sự ổn định và triển vọng của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập trong mục (1.4), (1.5) và những lập luận trên đây, bộ chỉ tiêu được áp dụng để đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp gồm 26 chỉ tiêu thuộc 6 nhóm như sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: gồm 3 chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện tại, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thì, được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Cả ba chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên tính tối ưu (có nghĩa là nếu chỉ tiêu thanh khoản quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ
gặp rủi ro thanh khoản, nhưng nếu quá cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đầu quá mức vào tài sản ngắn hạn, sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy giá trị tối ưu (tốt nhất) là giá trị mà vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa mang lại hiệu quả kinh tế), trên cơ sở so sánh với các doanh nghiệp khác và trung bình thị trường.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: để đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, 6 chỉ tiêu được chọn để đánh giá như sau: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn cổ phần. Các chỉ tiêu này mang tính chất càng lớn sẽ càng tốt, ngoại trừ hệ số vòng quay khoản phải trả nhà cung cấp thì càng nhỏ càng tốt.
Nhóm chỉ tiêu cấu trúc vốn và khả năng trả nợ: việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tính hai mặt là giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông và gia tăng rủi ro. Cho nên, công tác quản lý nợ cũng rất quan trọng, được đo lường bằng 6 chỉ tiêu sau: tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần, nợ ngắn hạn trên tổng nợ, tỷ suất đầu tư TSCĐ, tỷ số tự tài trợ TSCĐ, khả năng thanh toán lãi vay. Trong các chỉ tiêu này, chỉ có chỉ số khả năng thanh toán lãi vay là càng lớn thì được đánh giá càng tốt, các hệ số còn lại được đánh giá trên tính tối ưu (so sánh với giá trị trung bình trên thị trường)
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi: mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của doanh nghiệp bao giờ cũng là lợi nhuận, đây là thông số mà tất cả các bên tham gia đều quan tâm. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh giá thông qua 6 chỉ tiêu: lợi nhuận gộp trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu, suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng: thể hiện triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn, được đánh giá qua 3 chỉ số: tăng trưởng doanh thu thuần, tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế.
Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp: giá trị tương lai của doanh nghiệp tùy thuộc vào kỳ vọng của thị trường, được đo lường qua 2 tỷ số: tỷ số P/E và P/B.
Tất cả các chỉ tiêu thuộc nhóm khả năng sinh lợi, tăng trưởng và giá trị thị trường đều có cùng tính chất là càng lớn thì được đánh giá càng tốt. Bảng 2.10 sau đây trình bày tóm tắt các chỉ tiêu tài chính sử dụng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu này:
Bảng 2.10: Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu Công thức tính Tính chất
I Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
1
Khả năng thanh toán hiện tại 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Tính tối ưu
2
Khả năng thanh toán nhanh 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 − 𝐻𝑇𝐾
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Tính tối ưu
3
khả năng thanh toán tức thì 𝑇𝑖ề𝑛 + 𝐶𝐾 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Tính tối ưu II Nhóm chỉ tiêu hoạt động 4 Vòng quay hàng tồn kho 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 Càng lớn càng tốt 5
Vòng quay khoản phải thu 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Càng lớn càng tốt 6
Vòng quay khoản phải trả 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑚𝑢𝑎 ℎà𝑛𝑔 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Càng nhỏ càng tốt 7 Hiệu suất sử dụng tài sản cố
định
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ
Càng lớn càng tốt 8 Hiệu suất sử dụng tổng tài
sản 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇𝑇𝑆 Càng lớn càng tốt 9 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 Càng lớn càng tốt
III Nhóm chỉ tiêu cấu trúc vốn và khả năng trả nợ 10 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇𝑇𝑆 Tính tối ưu 11 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 Tính tối ưu 12 Nợ ngắn hạn trên tổng nợ 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ Tính tối ưu 13
Tỷ suất đầu tư TSCĐ 𝑇𝑆𝐶Đ
𝑇𝑇𝑆 Tính tối ưu 14 Tỷ số tự tài trợ TSCĐ 𝑉ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 𝑇𝑆𝐶Đ Tính tối ưu 15
Khả năng thanh toán lãi vay
𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
Càng lớn càng tốt
IV Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi
16 Lợi nhuận gộp trên doanh thu
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Càng lớn càng tốt 17 Lợi nhuận ròng trên doanh
thu (ROS)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Càng lớn càng tốt 18 Lợi nhuận trước thuế và lãi
vay trên doanh thu
𝐸𝐵𝐼𝑇 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢
Càng lớn càng tốt 19 Suất sinh lời của tài sản
(ROA)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Càng lớn càng tốt 20 Suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu (ROE) 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Càng lớn càng tốt 21 Thu nhập trên một cổ phần (EPS). 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 Càng lớn càng tốt
V Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng
22 Tăng trưởng doanh thu
thuần (DTNN – DTNT)/DTNT
Càng lớn càng tốt 23 Tăng trưởng tổng tài sản (TTSNN – TTSNT)/TTSNT Càng lớn
càng tốt 24 Tăng trưởng lợi nhuận sau
thuế (LNSTNN –LNSTNT)/LNSTNT
Càng lớn càng tốt
VI Nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp
25 P/E 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 Càng lớn càng tốt 26 P/B 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 Càng lớn càng tốt 2.2.2.2 Xác định trọng số của các chỉ tiêu
Kết quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp được sử dụng bởi nhiều đối tượng có liên quan. Vì mỗi bên có lợi ích khác nhau nên có khuynh hướng chú trọng đến những khía cạnh đánh giá khác nhau, ví dụ như: các nhà cung cấp đặc biệt quan tâm đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn, trong khi nhà đầu tư thì chú trọng đến khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do số lượng chỉ tiêu xếp hạng tương đối nhiều nên sự chênh lệch về trọng số giữa các chỉ tiêu không quá lớn. Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ giả định trọng số là 1/26 cho tất cả các chỉ tiêu (có nghĩa là các chỉ tiêu được xem xét với mức độ quan trọng như nhau).
2.2.3 Chọn mẫu
Doanh nghiệp được chọn mẫu để xếp hạng là 650 công ty thuộc 41 nhóm ngành, ngoại trừ các tổ chức tài chính, niêm yết trên 2 sàn Hose và HNX. Bộ dữ liệu được lấy từ báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 2 năm 2011 và 2012 của 650 doanh nghiệp này để tính toán cho 26 chỉ tiêu được đề xuất ở bảng (2.1).
2.2.4 Phương pháp xếp hạng
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, phương pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng kỹ thuật logic mờ được thực hiện qua các bước cơ bản theo quy trình sau:
Hình 2.1: Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp bằng logic mờ
2.2.4.1 Lọc dữ liệu
Trong thống kê, vẫn thường có một vài giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ so với giá trị trung bình được gọi là giá trị ngoại lai (outliers). Trong nhiều trường hợp, chỉ cần vài giá trị ngoại lai cũng đã làm thay đổi các kết quả trong thống kê. Hiện nay, có một số phương pháp xử lý vấn đề này, thường sử dụng và có hiệu quả nhất là: chuyển đổi chúng sang một đơn vị khác (ví dụ như từ đơn vị đo lường là tiền tệ sẽ chuyển sang đơn vị logarit) hoặc là khử bỏ các giá trị ngoại lai này (gọi là winsorizing) và phân tích lại.
Trong đề tài này, các giá trị ngoại lai sẽ được xử lý bằng phương pháp khử bỏ theo nguyên tắc ±3σ. Có nghĩa là các giá trị được chọn để phân tích sẽ nằm trong khoảng [μ - 3σ, μ + 3σ], đảm bảo độ bao phủ 99.8% bộ dữ liệu, các giá trị nằm ngoài khoảng này sẽ bị loại bỏ. Bộ dữ liệu của 26 chỉ tiêu sau khi xử lý outliers sẽ được được tiến hành mờ hóa như dưới đây.
Xếp hạng Dữ liệu thô Lọc dữ liệu Mờ hóa Xác định quy tắc mờ Giải mờ
2.2.4.2 Mờ hóa
Bước mờ hóa là quá trình xây dựng hàm thành viên cho mỗi chỉ tiêu, bằng cách xác định phân bố phù hợp nhất cho bộ dữ liệu tương ứng của chỉ tiêu đó. Để xác định phân bố hợp lý cho 26 chỉ tiêu, phần mềm mô phỏng Arena 7.0 được sử dụng trong đề tài này.
Nhằm mục đích dễ theo dõi và trình bày cụ thể các bước thực hiện, nghiên cứu tiến hành xây dựng hàm thành viên cho chỉ tiêu ROE của các công ty năm 2012. Quá trình xây dựng các chỉ tiêu còn lại cũng thực hiện tương tự. Trình tự tiến hành như sau:
Nhập bộ dữ liệu chỉ tiêu ROE của các doanh nghiệp được lấy mẫu vào hệ thống, Arena sẽ xuất ra kết quả cho biết có những dạng phân bố phù hợp với bộ dữ liệu này theo trình tự phương sai (square error) tăng dần, như hình 2.2 dưới đây
Hình 2.2: Các dạng phân bố được đề xuất của chỉ tiêu ROE
Trong các phân bố được đề xuất ở trên (hình 2.2) thì phân bố Normal (phân bố chuẩn) có phương sai nhỏ nhất là 0.0238, nên được Arena chọn làm phân bố phù hợp nhất cho chỉ tiêu ROE, được thể hiện như hình 2.3:
Hình 2.3: Phân bố của chỉ tiêu ROE
Kết quả thu được là hàm thành viên của chỉ tiêu ROE có dạng như sau: Normal (7.38, 16.1), nghĩa là chỉ tiêu ROE theo phân bố Normal với giá trị trung bình 7.38
và độ lệch chuẩn 16.1. Ngoài ra, hệ thống còn cho biết một số thông số khác như (hình 2.4): có 643 quan sát với giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là: 70.4, -80.
Hình 2.4: Các thông số của phân bố ROE
Mặc dù, Arena đã đưa ra các dạng phân bố hợp lý với phương sai kèm theo và chọn phân bố có phương sai bé nhất. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để kết luận rằng chỉ tiêu ROE tuân theo phân bố Normal mà phải thông qua bước kiểm định phân bố theo phương pháp Chi square test như sau:
H1: phân bố phù hợp với dữ liệu
Giá trị kiểm định:
χ2 = ∑(𝑥𝑖 − 𝜇)2
𝜇 (2.4) Với xi : giá trị quan sát
μ : giá trị kỳ vọng
Giá trị p: được tính theo hàm: p = CHIDIST(x,deg_freedom) Với x : giá trị kiểm định
deg_freedom : bậc tự do
Kiểm định với độ tin cậy 99%, giả thiết H0 sẽ bị bác bỏ khi p < 0.01 (đối với kiểm định 2 phía) hoặc p < 0.005 (kiểm định 1 phía), tức là chấp nhận giả thiết H1, nghĩa là phân bố phù hợp bộ dữ liệu với độ tin cậy 99%.
Phân bố của ROE được kiểm định với giá trị kiểm định là 144 và p < 0.005. Vậy ta có thể kết luận là Normal (7.38, 16.1) phù hợp để mô tả hàm thành viên của chỉ tiêu ROE.
Hình 2.5: kiểm định phân bố của ROE
Sau khi tất cả các chỉ tiêu được mờ hóa, ta sẽ tiến hành xác định quy tắc mờ. Đây là bước rất quan trọng, làm căn cứ để giải mờ cho các chỉ tiêu dùng trong xếp hạng.
2.2.4.3 Quy tắc mờ
Mỗi phân bố sẽ có 2 hình thức thể hiện là mật độ xác suất (probability density) và phân bố tích lũy (cumulative distribution), quy tắc mờ được xây dựng dựa trên 2 cách thức thể hiện này. Hình 2.6a và 2.6b dưới đây minh họa cho 2 cách biểu diễn phân bố Normal của chỉ tiêu ROE.
Nếu phân bố thể hiện dưới dạng mật độ xác suất, ta thấy rằng đám đông tập trung ở giữa và giá trị trung bình đạt điểm số cao nhất (theo trục tung), các giá trị giảm dần sang 2 bên. Như vậy, đối với các chỉ tiêu mang tính chất tối ưu, tức là lớn quá sẽ không tốt mà nhỏ quá thì cũng không hiệu quả (như chỉ tiêu nợ dài hạn trên vốn cổ phần), sẽ được thể hiện hàm thành viên theo dạng mật độ xác suất. Khi đó, giá trị tối ưu sẽ là giá trị trung bình ngành/ thị trường (nếu hàm thành viên là phân bố normal) và đạt điểm tối đa là 100, các giá trị còn lại sẽ được tính điểm trên cơ sở so sánh với điểm tối đa này.
Với cách biểu diễn phân bố theo phân bố tích lũy thì các giá trị tăng dần từ 0 và tiến đến giá trị cao nhất là 1 (theo trục tung). Cách thể hiện này sẽ được sử dụng để biểu diễn hàm thành viên của các chỉ tiêu mang tính chất càng lớn càng tốt, chẳng hạn như ROE. Ngoài ra, đối với các chỉ tiêu mang tính chất càng nhỏ càng tốt cũng sẽ được thể hiện hàm thành viên theo dạng phân bố tích lũy, tuy nhiên có điểm khác biệt là phân bố sẽ xuất phát từ 1 và tiến dần về 0.
Sau bước xây dựng hàm thành viên và xác định quy tắc mờ, ta có phân bố của các chỉ tiêu với thông số kèm theo và biết phân bố đó được thể hiện dưới hình thức phân bố tích lũy hay mật độ xác suất (tùy thuộc vào tính chất của chỉ tiêu tài chính đó). Dựa vào căn cứ này, tiến hành giải mờ để xác định điểm của các doanh nghiệp ứng với từng chỉ tiêu tài chính.
2.2.4.4 Giải mờ
Như giả thiết đã đặt ra, mỗi chỉ tiêu sẽ có 22 mức điểm tương ứng với 22 khoảng giá trị trên trục hoành (x). Tùy theo hàm thành viên được thể hiện dưới dạng phân bố tích lũy hay mật độ xác suất mà ta có phương pháp giải mờ khác nhau để tìm điểm số cho các doanh nghiệp:
Giải mờ cho các chỉ tiêu có hàm thành viên thể hiện theo phân bố tích lũy
Như đã đề cập ở trên, những chỉ tiêu có tính chất càng lớn càng tốt sẽ thể hiện hàm thành viên theo phân bố tích lũy và được giải mờ như sau:
Dùng hàm nghịch đảo trong excel để tìm ra các khoảng giá trị của từng chỉ tiêu