Phương pháp xếp hạng của CIC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 44)

Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp theo hướng dẫn của NHNN, cung cấp thông tin cho NHNN, các TCTD, các doanh nghiệp khi có yêu cầu. CIC có một lượng lớn thông tin tài chính của các doanh nghiệp qua các năm, nên việc phân tích, xếp hạng chủ yếu dựa

Điểm đạt được Xếp hạng Nhóm nợ 90-100 AAA 1 80-<90 AA 73-<80 A 70-<73 BBB 2 63-<70 BB 60-<63 B 3 56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C 4 < 44 D 5

vào các chỉ tiêu tài chính. Quy trình XHTN của CIC gồm các bước cơ bản như sau:

Xác định ngành kinh tế

CIC phân loại doanh nghiệp theo 8 ngành kinh tế cơ bản (như bảng A.2 trong phụ lục A), có tính bao quát cả nền kinh tế, mỗi ngành có sự khác biệt về cơ cấu chi phí, chu kỳ kinh doanh, khả năng sinh lời,…

Để xác định doanh nghiệp thuộc ngành nào trong 8 ngành trên, CIC căn cứ vào hoạt động kinh tế được ghi trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề có một bộ tiêu chuẩn riêng tương ứng với quy mô doanh nghiệp

Xác định quy mô doanh nghiệp

CIC xác định quy mô doanh nghiệp dựa vào 4 tiêu chí:

 Nguồn vốn kinh doanh

 Số lượng lao động

 Doanh thu thuần

 Nộp ngân sách Nhà nước: bao gồm các loại thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách theo quy định của Nhà nước

Dựa vào thang điểm tính điểm cho từng nhân tố (được trình bày ở bảng A.3, phụ lục A), tổng điểm của các nhân tố là điểm xác định quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được phân thành lớn, vừa và nhỏ :

 Từ 70-100 điểm: quy mô lớn.

 Từ 30-69 điểm: quy mô trung bình (vừa)

 Dưới 30 điểm: quy mô nhỏ

Các chỉ tiêu tài chính

Các chỉ tiêu tài chính bao gồm bốn nhóm và mỗi chỉ tiêu có trọng số khác nhau như bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu tài chính, trọng số, thang điểm xếp loại của CIC

Các chỉ tiêu Trọng số Thang điểm xếp hạng

A B C D Sau D Các chỉ tiêu thanh khoản

1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 2 5 4 3 2 1

2. Khả năng thanh toán nhanh 1 5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu hoạt động

3.Luân chuyển hàng tồn kho 3 5 4 3 2 1

4. Kỳ thu tiền bình quân 3 5 4 3 2 1

5. Hệ số sử dụng tài sản 3 5 4 3 2 1 Các chỉ tiêu cân nợ 6. Nợ phải trả / Tổng tài sản 3 5 4 3 2 1 7. Nợ phải trả / Nguồn vốn chủ sở hữu 3 5 4 3 2 1

8. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng

3

5 4 3 2 1

Các chỉ tiêu lợi tức

9.Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu

2

5 4 3 2 1

10.Tổng thu nhập trước thuế /Tổng tài sản có

2

5 4 3 2 1

11.Tổng thu nhập trước thuế / Vốn CSH

2

5 4 3 2 1

Tổng cộng điểm các chỉ tiêu tài

chính 135 27

Nguồn: Đề án xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2002

Các chỉ tiêu được chấm A, B, C, D theo ngành và quy mô doanh nghiệp. Điểm sẽ được qui ước như sau:

 Sau A đến B: 4 điểm

 Sau B đến C: 3 điểm

 Sau C đến D: 2 điểm

 Sau D về bên phải: 1 điểm

Các chỉ tiêu phi tài chính:

CIC đã đưa một số chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, trình độ người đứng đầu doanh nghiệp với trọng số tương ứng để tính điểm trong tổng điểm chung (Bảng A.6, phụ lục A)

Tổng điểm cuối cùng của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Tổng điểm = (Điểm tỷ số x Trọng số) (2.2)

Hệ thống xếp hạng của CIC có 9 mức, với khoảng cách giữa các hạng được tính theo công thức sau:

Khoảng cách giữa các hạng = Tổng số điểm tối đa - Tổng số điểm tối thiểu Số hạng

= (135 + 18) − (27 + 4)

9 = 14 (2.3) Tổng điểm tính được sẽ căn cứ vào bảng xếp hạng doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp thuộc thứ hạng nào

Bảng 2.9: Tổng hợp mức xếp hạng doanh nghiệp của CIC Điểm Ký hiệu xếp hạng Nội dung ≥ 139 AAA

Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.

109 – 123 A

Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.

94 – 108 BBB

Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình

79 – 93

BB

Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.

64 – 78 B

Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao

49 – 63 CCC

Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.

34 – 48 CC

Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.

≤ 33 C

Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.

Nguồn: Đề án xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2002

Qua khảo sát phương pháp xếp hạng của các tổ chức trên, rút ra được một số nhận xét như sau:

Các tổ chức đã chọn lọc được một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương đối phù hợp để đo lường rủi ro của doanh nghiệp: các chỉ tiêu tài chính có sự tương

đồng với các tổ chức xếp hạng có uy tín như Moody’s và S&P, các chỉ tiêu phi tài chính thể hiện được những căn cứ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

 Công tác xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức ở Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng mà đại diện là BIDV và Agribank, có tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính rất lớn (từ 65% - 70% đối với BIDV và Agribank là 62% - 65%, tùy theo báo cáo tài chính có kiểm toán hay không) và có sự chênh lệch khá lớn giữa số lượng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính (cả hai ngân hàng đều sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính giống nhau, BIDV có 52 và Agribank có 46 chỉ tiêu phi tài chính), trong đó chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng chiếm đến 40% dẫn đến khả năng cán bộ tín dụng có thể hướng kết quả xếp hạng theo cảm tính chủ quan của mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho kết quả XHTN kém khách quan, có độ chính xác không cao.

 Ngoài ra, cả hai ngân hàng này đều có chuẩn đánh giá của từng mức điểm là cố định (ví dụ: đối với ngành 01, doanh nghiệp quy mô lớn thì chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành có giá trị trong khoảng (1.1 -1.3) sẽ được chấm 80 điểm). Như vậy sẽ có sự không phù hợp khi các doanh nghiệp trên thị trường luôn biến động, nên các chỉ số này sẽ mang tính “động” trong khi mức so sánh là con số “tĩnh” dẫn kết quả xếp hạng sẽ không phản ánh đúng trạng thái thực sự của doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề trên, kỹ thuật logic mờ (Fuzzy logic) được đề xuất sử dụng để XHTN doanh nghiệp trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ứng dụng kỹ thuật logic mờ trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)