SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HOA HUỆ TRẮNG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 30)

3.2.1 Giới thiệu

Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa huệ có màu trắng, thân hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ.

21

3.2.2 Kỹ thuật trồng

Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải thoát nước tốt vào mùa mưa.

• Làm đất: cày xới, lên liếp cao (30-40 cm), phơi đất kỹ; liếp ngang 1,2m, rãnh 0,6-0,8m; đất cục lớn khoảng 3-4 cm (bằng ngón chân cái).

• Chọn giống: giống có hai loại

+ Huệ trâu: thân cao > 1.5-1.5m cây cho bông dài + Huệ sẻ bông nhỏ, chóng tàn

+ Huệ ta: thân lùn, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây.

• Chọn và tồn trữ củ giống: chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12 âm lịch), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (bassa, Mipcin…), nhúng vào thuốc trừ rệp. Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.

• Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra từ 3-4 loại như sau:

+ Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông.

+ Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông.

+ Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông.

+ Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.

• Cách trồng và mật độ: (trồng cho 1.000m2)

+ Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.

+ Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.

3.2.3 Chăm sóc

• Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông

22

khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.

+ Cây huệ là cây đòi hỏi phải được tưới nước, nếu tưới nước cho huệ bằng cách dùng tô, chậu nhỏ múc tạt nước từ dưới rãnh tạt ngược lên trên cây huệ thì ngoài việc cung cấp nước cho cây huệ, nước còn có tác dụng tạt ướt hết mặt dưới của lá huệ làm cho nhện đỏ bị rửa trôi.

Không tưới huệ bằng máy bơm nước vì hạt nước rơi xuống mạnh dễ làm rập gẫy lá huệ, mà cũng không tưới bằng bình tưới có vòi hoa sen, vì cả phương pháp tưới bằng máy và tưới bằng vòi hoa sen chỉ làm ướt mặt trên của lá huệ mà không rửa trôi được nhện đang nằm ở mặt dưới của lá.

+ Để áp dụng cách tưới này khi trồng huệ nên lên liếp (lên mô) trồng huệ rộng khoảng 1,2 m, các liếp cách nhau bằng một cái rãnh rộng khoảng 0,4 m để chứa nước cung cấp cho việc tạt, tưới huệ.

• Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp)

Phân rơm mục, phân chuồng (trâu, bò) thật hoai, trước khi trồng thường rải một lớp mỏng rơm để giữ cho đất mát.

+ Bón lót: 25 - 30kg DAP. Bón thúc lần 1: (30 ngày sau khi trồng) 30kg phân DAP + 30kg phân urê.

+ Bón thúc lần 2: (20 - 25 ngày sau trồng - gần xây ngù), 15kg urê, phun thêm phân KNO3.

+ Bón thúc lần 3: sau khi thu bông bón thêm: 15kg phân DAP + 15kg urê.

* Chú ý: trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng

nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp. • Ánh sáng: ánh sáng hoàn toàn, nắng càng nhiều, hoa càng tốt. • Nhiệt độ: chịu được nhiệt độ cao (18 - 34oC).

• Ẩm độ: chịu ẩm ướt nhiều. Tưới bằng vòi phun vào sáng sớm và xế chiều.

3.2.4 Phòng trừ sâu bệnh

• Phòng trừ sâu bệnh: một tháng sau khi trồng, cây huệ thường nhiễm nhện đỏ hại lá.

+ Từ 3 - 4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc sau: Nissorun, Kelthan 20EC, Comite, (liều lượng theo hướng đãn trên bao bì).

+ Khoảng tháng 9 - 10 tháng mưa dầm huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây: Anvil, Topsin, Ridomil, Rorval, Alliette…

23

• Phòng trừ các loại sâu ăn lá, chồi non: vào mấy tháng Tết thời tiết trở lạnh, cần xem chừng các bụi huệ, nước đóng ở các nách lá gặp nắng có thể bị úng và dễ nhiễm khuẩn. Nếu một vài bụi bị nấm thì nhổ bỏ ngay, nếu nhiều phải trừ bằng dung dịch Boocđô.

• Cách phòng trị nhện đỏ hại cây huệ: nhện đỏ hại cây huệ có một đặc điểm là nằm ở mặt dưới của lá huệ, mà lá huệ lại nằm ở dưới thấp nên rất khó cho việc đưa vòi xịt thuốc xuống bên dưới để xịt ướt mặt dưới của lá huệ (nơi nhện đang bu bám). Vì thế việc phun xịt thuốc hóa học để diệt trừ nhện thường cho hiệu quả không cao, đặc biệt nhện đỏ lại là một đối tượng dịch hại có khả năng kháng thuốc rất nhanh, nên nếu không thận trọng nhện sẽ gây hại nặng hơn.

• Để diệt trừ nhện, thường ít dùng thuốc hóa học mà thường dùng biện pháp tạt té nước kết hợp với việc tưới nước cho cây.

• Mặt khác, không trồng huệ theo cụm tập trung ba, bốn củ vào một bụi mà trồng huệ theo từng cụm, mỗi cụm 3 - 4 củ dàn theo hàng ngang của líp, để mỗi khi tạt té nước, nước ướt đều tất cả các lá của từng cây.

• Mỗi ngày 2 lần, nếu ruộng huệ có rầy lửa (nhện đỏ) thì phải tưới ngày 3 - 4 lần. Với mục đích trừ nhện nên ngày nào đã có mưa vào buổi sáng, mặc dù đã cung cấp đủ nước cho cây huệ nhưng đến chiều cũng vẫn phải tưới thêm một lần.

3.2.5 Thu hoạch

• Có thể thu hoạch ở 2 thời điểm: lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

+ Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ.

+ Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông Huệ sẽ bị nhầy gốc chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được nữa tháng.

3.2.6 Nhân giống

Bằng cách tách bụi. Cứ vài ba năm cần nhổ hết các liếp Huệ lên, cắt tỉa. Loại bỏ các củ quá già đã cho hoa. Mỗi bụi huệ mới có 4 hoặc 5 củ lớn cỡ ngón tay hay lớn hơn một chút. Lá được cắt đi 2/3, rễ cắt gần sát với gốc, và đưa trồng lại sau khi đã làm líp, vô phân mới. Khi trồng lại nên lựa chọn củ có kích thước lớn và cùng một cỡ để sau này cho hoa đều khắp vườn huệ và có thể cho hoa ngay vào cuối năm mới trồng lại.

24

3.3 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN LAI VUNG TRONG THỜI GIAN TỚI VUNG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.3.1 Đánh giá chung

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; việc chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, hệ thống thủy lợi đê bao đang được gia cố, tu bổ để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất.

- Sản xuất lúa trong điều kiện thuận lợi, sâu bệnh xuất hiện và gây hại ít. Tuy nhiên, diện tích sử dụng giống IR50404 khá cao 94%, sản lượng lúa vượt kế hoạch đề ra.

- Cây màu tiếp tục phát triển khá trên diện tích chuyên canh và luân canh do duy trì được phong trào đưa cây màu xuống ruộng, trong đó cây huệ tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó cây mè tiếp tục duy trì; chiếm 78,1% diện tích rau màu vụ hè thu. Tình hình tiêu thụ thuận lợi vào thời điểm tháng 1,2 khá cao, từ tháng 3-5 giá bán một số loại như: dưa hấu, ớt, bầu, bí, và một số loại rau ăn lá giảm từ 10-30% so với cùng kỳ; nông dân không dám đầu tư. Hiện nay, tình hình tiêu thụ tương đối ổn định.

- Đối với mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa:

+ Đây là mô hình mới nên nông dân chưa thực sự quan tâm, tin tưởng đối với Công Ty.

+ Ban giám đốc, ban điều hành các HTX, THT chưa thể hiện tốt vai trò quản lý điều hành trong thực nghiệm vụ là đại diện đầu mối liên kết với doanh nghiệp.

- Quýt đường đang là cây trồng tiềm năng được nhà vườn lựa chọn phát triển kinh tế. Do quýt đường có ưu điểm là dễ chăm sóc và xử lý trái, nhà vườn có thể cho trái rãi vụ quanh năm. Vì vậy, bên cạnh diện tích trồng quýt thì cam soàn, quýt đường đang được mở rộng diện tích, trong đó: Quýt đường được trồng nhiều ở các xã ven song Hậu như: Vĩnh Thới, Tân Thành, Long Hậu, Tân Phước, diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa, màu, vườn tạp.

- Về chăn nuôi: dịch bên trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt, công tác kiểm soát giết mổ; kiểm dịch động vật được thực hiện thường xuyên. Tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm trên gà, vịt đạt tỷ lệ cao. Gía heo hơi tăng 25-37% so với cùng kì năm trước. Đàn gia súc (nhất là đàn bò), gia cầm có xu hướng tăng nhanh.

- Về thủy sản: tình hình tiêu thụ cá tra thương phẩm gặp khó khăn trong 2 tháng đầu năm. Hiện nay, việc tiêu thụ cá tra thương phẩm, cá tra giống khá thuận lợi. Đối với cá rô tình hình tiêu thụ khó khăn, giá bán 22.000 đến 25.000 đồng/kg

25

(người nuôi lỗ từ 2000-2500 đồng/kg). Các loại thủy sản khác về tiêu thụ tương đối thuận lợi.

- Về lĩnh vực xây dựng cơ bản:

+ Công trình thủy lợi thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, không bồi thường hỗ trợ nên công tác giải phóng mặt bằng có chậm, ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ công trình mất nhiều thời gian tuyên truyên vận động người dân đốn cây, dời nhà, tháo dỡ cầu ngang kênh, di dời đường ống nước.

+ Việc ban hành điều chỉnh hệ số nhân công ca máy của tỉnh vào thời điểm chưa hợp lí tháng 4,5 mới ban hành trong khi hồ sơ đã phê duyệt xong, phải điều chỉnh hồ sơ lại và cân đối lại vốn.

- Về xây dựng nông thôn mới: Ban Chỉ Đạo chương trình Nông Thôn mới huyện thực hiện tốt vai trò kiểm tra, đôn đốc Ban Chỉ Đạo, các xã tổ chức thực hiện tốt chương trình. Công tác xã hội chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công cách mạng, hộ nghèo, hộ khó khăn; an ninh trật tự trên địa bàn được duy trì ổn định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

+ Khối lượng công việc để hoàn thành kế hoạch ở các xã điểm rất lớn, trong khi xã đang gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn lực đầu tư để hoàn thiện hệ thống giao thông, trường học và cơ sở vật chất văn háo.

+ Một số xã chưa tự tìm ra mô hình, giải pháp phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, còn trông chờ sự hỗ trợ của cấp trên.

+ Qúa trình lập hồ sơ thiết kế chậm và thay đổi thường xuyên do không giải phóng được mặt bằng, trượt giá…từ đó tiến độ thi công các côn trình chuyển tiếp từ năm 2013 sang năm 2014 chậm so với tiến độ.

+ Công tác phối hợp giữa các thành viên, Ban Chỉ Đạo chưa thực hiện thường xuyên, chưa có sang kiến mang tính đột phá, sang kiến để thúc đẩy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Công tác triển khai thực hiện các công trình nông thôn mới năm 2014 theo cơ chế Quyết định số 577/UBND-KTN4

ngày 17/9/2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp trên địa bàn huyện gặp khó khăn do chưa ban hành được thiết kế mẫu; xã không đủ năng lực để thực hiện; đặc biệt trong công tác giám sát, quản lý, nghiệm thu và thanh, quyết toán.

26

3.3.2 Mục tiêu và các chỉ tiêu chính trong năm 2015

3.3.2.1 Mục tiêu

- Đẩy mạnh mô hình cánh đồng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ thông qua hợp đồng.

- Đưa sản xuất của huyện theo hướng tập trung với quy mô lớn, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng an toàn, giá thành thấp, tăng khả năng cạnh tranh.

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông – thủy sản đạt 4%/năm, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành trồng trọt; tập trung vào các cây trồng chính như: lúa, cây ăn trái và hoa màu.

3.3.2.2 Chỉ tiêu

- Sản lượng lúa đạt 190.000 tấn

- Diện tích vườn cây ăn trái: 4.500 ha, sản lượng 100.000 tấn, trong đó cây quýt hồng 1.115 ha, quýt đường 1.100 ha, cam 615 ha.

- Diện tích hoa màu 3.600 ha, tập trung các cây trồng chính như: Nấm rơm, dưa lê, mè, đậu bắp và hoa huệ.

- Tổng đàn heo: 32.790 con, bò 3.927 con, gia cầm 350.000 con - Sản lượng thủy sản: 26.415 tấn, trong đó cá tra 20.000 tấn - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 96%

- Từ nguồn vốn miển bù thủy lợi phí, vốn nghị định 42/ND-CP, vốn ngân sách tỉnh quản lý xây dựng các công trình phục vụ nông nghiệp và PTNT, vốn chương trình MTQG5

nước sạch và VSMTNT6 tiếp tục nạo vét và nâng cấp 21 công trình kênh mương, 11 cóng hở, 02 trạm bơm điện, cứng hóa 02 tuyến đê bao cánh đồng rau màu và 03 trạm cấp nước.

- Phối hợp với các Ban ngành huyện, xã phấn đấu thực hiện đạt ít nhất một tiêu chí Nông thông mới. Riêng xã Hòa Long, Long Thắng đạt 19 tiêu chí.

3.3.3 Các giải pháp thực hiện trong thời gian tới

3.3.3.1 Về sản xuất nông nghiệp

- Tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết thành vùng sản xuất tập trung với quy mô phù hợp. Đa dạng hóa các loại hình hợp tác liên kết sản xuất: câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã.

- Huấn luyện nông dân ghi chép cập nhật chế độ chăm sóc cây ăn trái theo yêu cầu của quy trình VietGAP.

- Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phân bón và thuốc BVTV.

5

MTQG: môi trường quốc gia

27

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân về các

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất hoa huệ trắng trên đất ruộng của các nông hộ ở huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)