Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Một phần của tài liệu hoạt động ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh, thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

41

Khoản 2, Điều 23, Nghị định 91/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

Trong trường hợp lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản có thể được thực hiện dưới các hình thức42

:

- Lấy ý kiến trực tiếp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan thông qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo

- Lấy ý kiến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của địa phương

- Lấy ý kiến qua khảo sát, phát phiếu thăm dò tới các đối tượng

- Các hình thức khác.

Những cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời văn bản trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo nghị quyết. Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất bảy ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị quyết43. Luật và nghị định chỉ dừng lại ở việc quy định về hình thức lấy ý kiến, thẩm quyền, thời hạn lấy ý kiến không đề cập về nội dung lấy ý kiến là như thế nào?. Hay điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định, lựa chọn của thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo. Và “các hình thức khác” trong lấy ý kiến là hình thức nào? Tất cả những hình thức đó đều phụ thuộc vào quyết định của người thủ trưởng.

Có thể thấy, hình thức lấy ý kiến rất đa dạng (4 hình thức lấy ý kiến). Nhưng, những hình thức lấy ý kiến này có thể kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong việc tiếp thu những thông tin phản hồi. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi trình độ của cơ quan soạn thảo bởi cơ quan này có nhiệm vụ tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và dựa vào sự tổng hợp đó để chỉnh lý dự thảo nghị quyết để chuẩn bị bước nền cho công tác thẩm tra được nhanh chóng.

Thẩm định dự thảo nghị quyết. Theo quy định, trước khi Ủy ban nhân dân cùng cấp

trình dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì dự thảo nghị quyết phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định. Và hồ sơ phải được gửi đến cơ quan tư pháp cùng cấp để

42 Khoản 3, Điều 23, Nghị định 91/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

thẩm định trong thời gian chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp44

. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. Phạm vi thẩm định chủ yếu chỉ xoay quoanh về hình thức cũng như là thể thức của văn bản và một mặt là kiểm tra văn bản được ban hành đúng với những nguyên tắc trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:

“a) Sự cần thiết ban hành nghị quyết;

b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị quyết;

c) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;

d) Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo nghị quyết”45.

Thời gian để cơ quan tư pháp nhận hồ sơ thẩm định là chậm nhất mười lăm ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp, chậm nhất là bảy ngày trước ngày Ủy ban nhân dân họp để quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo. Nếu tính trong khoảng thời gian chậm nhất thì thời gian thẩm định chỉ khoảng sáu hoặc bảy ngày. Liệu thời gian này có đủ để cơ quan tư pháp có thể thẩm định được hết các phạm vi thẩm định. Trong khi đó, phạm vi thẩm tra chủ yếu là sự phù hợp về nội dung nghị quyết: Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật46. Do đó, thẩm định phải được thực hiện tốt và cần có khoảng thời gian nhiều hơn để đạt được nhiệm vụ được đặt ra vì thẩm định không được thực hiện tốt cũng không phát hiện, dựa trên cơ sở thẩm định thì cơ quan soạn thảo sẽ tập hợp, chỉnh lý để chuẩn bị cho việc thông qua dự thảo. Thẩm tra dự thảo nghị quyết. Nếu thẩm định chủ yếu là về hình thức của dự thảo nghị quyết thì thẩm tra phần lớn là về nội dung của nghị quyết. Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra dự thảo là Ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thẩm tra được tiến hành trước khi trình Hội đồng nhân dân dự thảo nghi quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh47. Thời gian nhận dự

44

Khoản 1, Điều 24, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

45 Khoản 3, Điều 24, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

46

Khoản 3, Điều 27, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

thảo nghị quyết: Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân phải gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Cũng như thẩm định, nếu tính theo thời gian chậm nhất thì thời gian thẩm tra cũng khoảng sáu hoặc bảy ngày. Tuy thẩm tra được tiến hành sau thẩm định nhưng phạm vi thẩm tra lại khác với thẩm định chỉ “Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật” là được thẩm tra lại. Nhưng luật cũng như nghị định hướng dẫn không quy định dự thảo thảo nghị quyết được thẩm tra là dựa vào dự thảo đã được tổng hợp, chỉnh lý của cơ quan soạn thảo sau khi đã thẩm định. Thẩm tra và thẩm định liệu có mối quan hệ tương tác không hay hoàn toàn độc lập. Để từ đó đưa đến một dự thảo nghị quyết được chỉnh chu, hợp hiến, hợp pháp và khả thi.

Thông qua dự thảo. Đây là giai đoạn trình tự, thủ tục để những chủ thể có thẩm quyền

thảo luận, thông qua dự thảo làm cơ sở để dự thảo được phát sinh giá trị của nghị quyết. Mặc dù, nghị quyết chưa được phát sinh hiệu lực pháp lý trên thực tế nhưng cũng được xem được một phần giá trị vì sau khi dự thảo được tán thành thì dự thảo được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết. Theo đó, chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân là chủ thể có thẩm quyền thay mặt Hội đồng nhân dân ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh48. Theo quy định: dự thảo nghị quyết thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành49. Thủ tục thông qua dự thảo được tiến hành tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo được tiến hành như sau50

:

a) Đại diện cơ quan trình dự thảo trình bày dự thảo nghị quyết;

b) Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

c) Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Như vậy thông qua dự thảo chỉ là giai đoạn thủ tục vì đã được quy định rất cụ thể. Từ nội dung đến hình thức đã được thẩm tra và thẩm định nên giai đoạn này là thủ tục tán thành thông qua dự thảo nghị quyết của Đại biểu hội đồng nhân dân.

48

Khoản 2, Điều 4, Nghị định 91/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

49

Khoản 2, Điều 29, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004.

Quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải trải qua nhiều thủ tục từ thủ tục xây dựng đến soạn thảo, thẩm tra, thẩm định. Quá trình đó cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan và mỗi cơ quan lại có những nhiệm vụ cụ thể trong công tác ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Nhìn chung, các công việc để ban hành Nghị quyết của cấp tỉnh bao gồm các trình tự

Một phần của tài liệu hoạt động ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh, thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)