69
Điều 87, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan, tổ chức khác và nhân dân địa phƣơng tham gia giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật.
Nhƣ vậy, có ba nhóm chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thứ nhất, nhóm chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc có thẩm quyền giám sát văn bản. Thứ hai, nhóm chủ thể quản lý nhà nƣớc có quyền kiểm tra văn bản. Thứ ba, nhóm chủ thể không mang quyền lực nhà nƣớc có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Có thể thấy, thẩm quyền giám sát, kiểm tra văn bản của cấp tỉnh rất đa dạng, chính sự đa dạng trong thẩm quyền giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần nhanh chóng phát hiện sự sai trái về nội dung và không phù hợp thực tiễn, trái với Hiến pháp, pháp luật của văn bản, nhằm đảm bảo đƣợc sự điều chỉnh các quan hệ xã hội thích hợp và tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, bảo đảm kịp thời xử lý văn bản khi phát hiện có sai trái, không phù hợp bằng việc đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái.
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VÀ ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
TỈNH HẬU GIANG 3.6 GIỚI THIỆU CHUNG
Tình hình kinh tế-xã hội, chủ chƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, diễn biến của tình hình kinh tế-xã hội địa phƣơng ảnh hƣởng nhiều nhất đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phƣơng. Bởi, văn bản đƣợc ban hành không còn phù hợp với những thay đổi của kinh tế, xã hội thì hiệu quả áp dụng văn bản không còn, thì lúc này văn bản đƣợc ban hành không còn tác dụng điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong các quan hệ xã hội đó. Do đó, việc tìm hiểu chung về tỉnh Hậu giang và tình hình kinh tế chung của cả nƣớc là một phần giải quyết những vấn đề trong công tác ban hành và áp dụng văn bản của tỉnh Hậu Giang.
Ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ đƣợc chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Mƣời năm phát triển và xây dựng địa phƣơng, Hậu Giang đã có những bƣớc tiến trong công cuộc công nghiệp hóa, hiến đại hóa địa phƣơng. Tuy vậy, tình hình kinh tế, xã hội cũng có nhiều khó khăn “sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, đời sống của một bộ phận nông dân còn rất khó khăn, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiệt hại do mƣa lũ, lốc xoáy, sạt lở”71. Tình hình trong nƣớc có những diễn biến phức tạp “Tƣ duy phát triển kinh tế - xã hội và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nƣớc; bệnh thành tích còn nặng; hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chƣa nghiêm; quản lý nhà nƣớc còn nhiều yếu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chƣa đi đôi với làm; chƣa tạo đƣợc chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chƣa đƣợc phát huy đầy đủ; kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chƣa đƣợc đẩy
71 Điều 1, Nghị quyết số 16/2013/NQ-HĐND Về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa VIII kỳ họp thứ bảy.