. Theo kế hoạch đề ra trong năm 2013, số lượng văn bản được ban hành chỉ chiếm tỷ lệ 65,38% so với tổng số văn bản Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dự kiến ban hành, con số này tuy được quá nữa nhưng số lượng văn bản không được ban hành so với kế hoạch vẫn chiếm tỷ lệ khá cao 34, 62%, trong khi đó lượng văn bản ban hành ngoài chương trình chiếm hơn 50% so với số lượng văn bản trong chương trình. Mặt khác, tình trạng văn bản phải tạm ngưng ban hành vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, tình trạng này đã được Ủy ban nhân dân không ngừng khắc phục. Trong nữa năm đầu thực hiện chương trình xây dựng văn bản, Ủy ban nhân dân đã thực hiện được 50% chương trình, cơ bản đã thực hiện đúng lộ trình đề ra, tuy số lượng văn bản ban hành ngoài chương trình vẫn còn tồn tại nhưng con số này chiếm tỷ lệ không cao. Nhìn chung, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu Giang vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là về việc thực hiện chương trình văn bản được đề ra, tình trạng văn bản ban hành ngoài chương trình, văn bản phải chờ hướng dẫn, tạm ngưng là thực trạng của hoạt động ban hành văn bản của tỉnh Hậu giang.
Bên cạnh những mặt hạn chế về thực hiện chương trình đã đề ra thì các bước soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm tra, thẩm định đều được thực hiện theo quy định của Luật. Theo báo cáo Tổng kết công tác tư pháp năm 2013 trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu giang, trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tình trạng văn bản không tuân thủ theo trình tự, thủ tục, thể thức, kỹ thuật trình bày chiếm tỷ lệ không đáng kể “kiểm tra 193/193 văn bản tiếp nhận (trong đó, tự kiểm tra 48/48 văn bản (đạt 100%), qua kiểm tra phát hiện 01 văn bản sai về căn cứ pháp lý viện dẫn và kỹ thuật trình bày. Kiểm tra theo thẩm quyền 145/145 văn bản tiếp nhận (đạt 100%), qua kiểm tra, phát hiện 55 văn bản ban hành không đảm bảo theo quy định của pháp luật, chủ yếu sai về căn cứ pháp lý viện dẫn, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản)”78. Tuy nhiên, đây là những hình thức cơ bản đã có hướng dẫn cụ thể theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, Thông tư liên tịch số
77
Báo điện tử Hậu Giang, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, Thùy Ngân,
http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18260A/Van_con_nhieu_bat_cap.aspx, [truy cập ngày 20/10/2014].
78
Báo cáo 147/BC-UBND về việc Tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014.
55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, nhưng trong quá trình kiểm tra theo thẩm quyền văn bản tiếp nhận tỷ lệ văn bản sai về căn cứ pháp lý viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản chiếm 37,93% tổng số văn bản tiếp nhận. Đây là những sai phạm mà thực tế không đáng xảy ra, phải chăng chủ yếu do thái độ của những công chức, cán bộ làm công tác soạn thảo, kiểm tra, thẩm tra văn bản. Vì thế, hoạt động ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được nhìn nhận lại thực tiễn bên cạnh những mục tiêu đã đạt được. Mặc dù đã có những bước tiến bộ hơn nhiều do được các cấp quan tâm xây dựng nhưng thực trạng vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy không còn tình trạng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh bị bãi bỏ, chỉ có một vài văn bản phải sửa chữa, đính chính do lỗi kỹ thuật nhưng trong quá trình xây dựng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định79. Chính những hạn chế trong công tác ban hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và tính khả thi của văn bản cũng như thực tế áp dụng văn bản vẫn gặp những khó khăn.
3.8 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TỈNH HẬU GIANG
Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là việc hiện thức hóa văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành. Việc áp dụng văn bản chủ yếu mang tính nguyên tắc, chƣa có văn bản nào điều chỉnh về hoạt động này. Mà chủ yếu của hoạt động này do địa phƣơng tổ chức thực hiện. Thực tiễn hoạt động áp dụng văn bản bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu Giang đạt đƣợc là :
Công tác theo dõi thi hành pháp luật đƣợc triển khai đúng mức tỉnh tập trung theo dõi tình hình thi hành pháp luật một số lĩnh vực pháp luật đang thu hút nhiều sự chú ý của dƣ luận nhƣ giao thông, đo lƣờng (thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 02 đơn vị cấp tỉnh và 07 huyện, thị xã, thành phố về tình hình thi hành pháp luật đối với 02 lĩnh vực này. Ngoài ra, Sở Tƣ pháp còn tham mƣu xây dựng 04 mẫu phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát các đối tƣợng liên quan80. Nhƣ vậy hoạt động áp dụng văn bản của tỉnh chủ yếu tập trung ở khâu theo dõi, kiểm tra áp dụng văn bản quy phạm pháp luật điển hình, trọng điểm
79
Báo điện tử Hậu Giang, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, Thùy Ngân,
http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18260A/Van_con_nhieu_bat_cap.aspx, [truy cập ngày 20/10/2014].
80
Báo cáo 147/BC-UBND về việc Tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014.
có tổ chức thực hiện thi hành trên tất cả các địa bàn của tỉnh để kịp thời giúp các địa phƣơng áp dụng đúng quy định đƣợc ban hành.
Công tác rà soát hệ thống văn bản đƣợc tỉnh triển khai đã phần nào hạn chế, xử lý kịp thời văn bản không còn phù hợp, những quy định chồng chéo góp phần nâng cáo tính minh bạch của văn bản, dễ tiếp cận quy định pháp luật. Ngày 25/3/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành Quyết định số 470/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành hết hiệu lực trong 06 tháng cuối năm 2012. Chính công tác này đã giúp quá trình áp dụng văn bản của tỉnh hiệu quả, tránh việc áp dụng văn bản hết hiệu lực, phá vỡ nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về công tác theo dõi thi hành pháp luật cho các đối tƣợng là công chức pháp chế các sở, ngành tỉnh và lãnh đạo
phòng Tƣ pháp cấp Huyện81. Góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng áp dụng pháp luật cho
các đối tƣợng chủ chốt trong hoạt động áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong áp dụng văn bản. Đó là, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật của trung ƣơng đƣợc ban hành nhƣng không thể áp dụng vì phải chờ văn bản hƣớng dẫn thi hành, nên gây khó khăn cho hoạt động áp dụng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013, theo đó, thẩm quyền ra quyết định đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đƣợc chuyển từ UBND qua Tòa án nhân dân (TAND). Thế nhƣng, hơn một năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, địa phƣơng đang gặp nhiều khó khăn khi áp dụng quy
định này trên thực tế82. Các địa phƣơng không dám thực hiện văn bản mà phải chờ văn bản
hƣớng dẫn mới dám áp dụng văn bản. Bên cạnh đó, một thực trạng hạn chế của quá trình áp dụng văn bản của tỉnh đó là tính khả thi của văn bản đƣợc ban hành “chất lƣợng của pháp luật - sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật, về nhiều mặt, chƣa tƣơng thích với tính chất của một nền kinh tế thị trƣờng mở cửa, hội nhập, yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chƣa đạt đƣợc các “chuẩn” của hội nhập kinh tế quốc tế”. Chính vì văn bản của Trung ƣơng ban hành chƣa sát với tình hình kinh tế - xã hội thực tế nên việc áp