Thực trạng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu hoạt động ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh, thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 47)

đòi hỏi để giải quyết những vấn đề đó các văn bản của Trung ƣơng và địa phƣơng phải thật sự thống nhất với nhau và kịp thời ban hành, hƣớng dẫn cụ thể để điều chỉnh các vấn đề xã hội. Theo báo cáo của các Bộ, số lƣợng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nƣớc ở Trung ƣơng ban hành là 5.206 tính từ ngày 01-01-2009 đến 3-3-2013. Ở địa phƣơng cụ thể là cấp tỉnh đã ban hành 7.419 (thống kê chƣa đầy đủ) tính từ 01- 4-2005 đến ngày 31-7- 2013. Số lƣợng văn bản đƣợc ban hành rất lớn chỉ trong khoảng thời gian hơn sáu năm nhƣng lƣợng văn bản ban hành tính bằng con số hàng ngàn. Điều này đã góp phần giúp cơ quan nhà nƣớc quản lý và phát triển địa phƣơng. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi văn bản giữa Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành phải thật sự thống nhất, đồng bộ, ổn định, chất lƣợng văn bản phải đảm bảo khả thi, việc áp dụng văn bản dễ dàng thực hiện đúng theo quy định. Chính những yếu tố này đã dẫn đến văn bản của địa phƣơng trong ban hành và áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Lấy thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu Giang làm điển hình.

3.7 THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TỈNH HẬU GIANG

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những quyền năng của cơ quan nhà nước nói chung và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng. Mặt khác, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật chính là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất giúp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình. Với chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, xây dựng và phát triển địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân là hai cơ quan nắm bắt và hiểu nhiều nhất về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương mình quản lý. Cho nên văn bản của hai cơ quan này ban hành phải căn cứ vào sự thay đổi của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh và còn dựa vào quy định, hướng dẫn của cơ quan cấp trên để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng và mang tính khả thi. Thực tế, trong nhiều năm qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước địa phương luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, không ngừng tăng cường hiệu quả, đạt chất lượng. Trước đây, khi chưa có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh “mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho riêng mình và việc làm đó đã trở thành một lối

72

Sài Gòn giải phóng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020,

mòn ở hầu hết các địa phương”73. Điều này xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do sự phát triển của đất nước, sự thay đổi của xã hội cần có quy tắc xử sự chung, được bảo đảm thực hiện của nhà nước để kịp thời điều chỉnh hành vi của mỗi người. Buộc các chủ thể quản lý nhà nước phải ban hành văn bản để giải quyết các vần đề nảy sinh, vì không có luật chung điều chỉnh nên các cơ quan nhà nước phải tự ban hành văn bản cho riêng mình, dẫn đến nhiều tiêu cực trong áp dụng. Nhưng, kể từ khi Luật Ban hành văn bản bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban hành thì “hàng năm có hàng ngàn văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nhất là cấp tỉnh đã được xây dựng và ban hành”74, góp phần cùng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương giải quyết các vần đề xã hội, tạo động lực phát triển đất nước.

Cùng với tình hình chung của cả nước, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hậu Giang trong nhiều năm qua vẫn không ngừng được cải cách mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Cụ thể, trong năm 2013 chương trình xây dựng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải ban hành là 17 văn bản, Ủy ban nhân dân phải ban hành tổng số 52 văn bản dự kiến, chương trình của Ủy ban nhân dân được thông qua ngày 31/01/201375. Về thời gian ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. Tuy nhiên, “Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản QPPL đã đề ra, từ đầu năm đến nay UBND tỉnh đã ban hành 41 văn bản (trong chương trình 16 văn bản, ngoài chương trình 25 văn bản), 14 văn bản rút khỏi chương trình vì phải chờ văn bản hướng dẫn của Trung ương và 14 văn bản đã được gửi tới các sở, ngành góp ý, thẩm định”76

. Trong một số liệu khác “năm 2013, các sở, ban, ngành tỉnh phải ban hành 52 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), tuy nhiên chỉ có 34 văn bản được ban hành, có đến 14 văn bản phải

73

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội Công ty Luật Minh Khuê, Một số trao đổi về thực trạng ban hành văn bản quy phạm

pháp luật của Ủy ban Nhân dân tỉnh, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bùi Dương Phú, http://luatminhkhue.vn/hanh- chinh/mot-so-trao-doi-ve-thuc-trang-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-uy-ban-nhan-dan-tinh,-hoi-dong- nhan-dan-cap-tinh.aspx, [truy cập ngày 22/10/2014].

74Đoàn luật sư thành phố Hà Nội Công ty Luật Minh Khuê,Một số trao đổi về thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Nhân dân tỉnh, hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Bùi Dương Phú, http://luatminhkhue.vn/hanh- chinh/mot-so-trao-doi-ve-thuc-trang-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-cua-uy-ban-nhan-dan-tinh,-hoi-dong-nhan- dan-cap-tinh.aspx, [truy cập ngày 22/10/2014].

75

Báo cáo 147/BC-UBND về việc Tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014.

76

Báo cáo 147/BC-UBND về việc Tổng kết công tác tư pháp năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2014.

tạm ngừng ban hành và 26 văn bản ban hành ngoài kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2014, có

Một phần của tài liệu hoạt động ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh, thực tiễn tại tỉnh hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)