5. Bố cục của đề tài
2.3.2.1 Về hoạt động tại phiên họp của Uỷ ban nhân dân Huyện
Trước hết, phải nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, giúp họ thấy được yêu cầu cần thiết phải đổi mới cung cách làm việc, trong đó có việc hội hợp. Đồng thời, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong nội dung cải cách hành chắnh hiện nay. Đưa quy định về chế độ họp vào quy chế của cơ quan để tạo sự thống nhất trong việc nhận thức và tổ chức thực hiện từ trên xuống dưới.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cần sắp xếp, cân đối lịch họp cho phù hợp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những người tham gia có sự chủ động về tâm lý cũng như nội dung đóng góp. Đồng thời, giúp cho việc chuẩn bị cuộc họp được tiến hành gọn gàng, nhanh chóng. Trong những trường hợp cụ thể, có thể thay thế việc họp bằng các hình thức khác như: gửi văn bản, truyền đạt qua điện thoại, fax, email hoặc áp dụng hình thức họp qua mạng thư điện tử. Chẳng hạn, những cuộc họp lấy ý kiến đóng góp, thay vì tổ chức họp, có thể gửi bản dự thảo và gợi ý những vấn đề trọng tâm để xin ý kiến các thành viên; những cuộc họp có tắnh chất phổ biến, thông báo có thể thay bằng việc gửi văn bản hoặc viết lên bảng để mọ người cùng nắm thông tin.
Nếu thấy cuộc họp là cần thiết, người tổ chức phải xác định rõ mục đắch và sự cần thiết của cuộc họp để lên kế hoạch chuẩn bị. Bởi, trong một số trường hợp, không nhất thiết phải tổ chức họp. Mặt khác, để cuộc họp luôn đạt hiệu quả như mong muốn cũng cần phải để đảm bảo được những điều kiện cần thiết khác như những điều kiện về pháp lý, điều kiện về vật chất và điều kiện con người.
2.3.2.2 Về hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện
Trước tiên Chủ tịch phải chủ động trong công tác điều hành, quản lý các hoạt động của các thành viên trong Uỷ ban nhân dân huyện. Phối hợp với các thành viên để tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân trong phạm vi công việc nhất định.
Triển khai các hoạt động trong công tác thi hành pháp luật, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động của các thành viên thuộc nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân.
Họp bàn kỹ trong việc ban hành văn bản thuộc nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện nhằm ban hành không trái với văn bản cấp trên, ban hành các văn bản thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình.
Chủ động đình chỉ thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ. Bởi thực trạng còn có văn bản của chắnh quyền địa phương xã trái với văn bản của Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Hội đồng nhân dân huyện.
Chủ động giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách trong hoạt động hàng ngày của Uỷ ban nhân dân huyện. Đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp với chế độ hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện.
2.3.2.3 Về hoạt động của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện
Các Phó Chủ tịch phải tự chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực phụ trách riêng.
Nghiên cứu, tìm hiểu những mô hình hoạt động mới có tắnh chất áp dụng cao vào hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện, trực tiếp chỉ đạo và đưa ra các phương án trong các hoạt động do Chủ tịch phân công.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cán bộ, công chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, các chắnh sách pháp luật của Nhà nước.
Các thành viên Phó Chủ tịch cũng nên chủ động trong việc nâng cao nhận thức, dám nghĩ, dám làm và tự chịu trách nhiệm cá nhân của mình trong phạm vi trách nhiệm đã được phân công.
Cấp trên phải phân đúng rõ nhiệm vụ của từng Phó Chủ tịch, không để chồng chéo các nhiệm vụ với nhau. Đăc biệt phải xem xét kỹ về trình độ cũng như khả năng tiếp thu công việc.
2.3.2.4 Về hoạt động của các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân Huyện
Các Uỷ viên phải chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động thuộc nhiệm vụ đã được phân công.
Chủ động phối hợp với các thành viên khác để có mối liên kết chặt chẽ trong các hoạt động để hoàn thành tốt các chỉ tiêu cũng như nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Tắch cực chỉ đạo điều hành các công việc của Ủy ban nhân dân huyện, giải quyết các đề nghị của cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Mỗi cuộc họp của Uỷ ban nhân dân huyện các ủy viên nên cần có các ý kiến để phản ánh cũng như đưa ra các ý kiến nhằm tổ chức hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện hoạt động tốt hơn. Các Uỷ viên phải tham dự đầy đủ các phiên họp từ phiên họp thường kỳ và kể cả các phiên họp bất thường của Uỷ ban nhân dân Huyện.
2.3.2.5 Về hoạt động của thủ trưởng cơ quan chuyên môn Uỷ ban nhân dân Huyện
Tắch cực, chủ động, sáng tạo trong công việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định và trực tiếp giải quyết những yêu cầu, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
Phải phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong cơ quan chuyên môn cho thống nhất trong hoạt động, cũng như phối hợp với các cơ quan hoặc thành viên khác thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.
Phải chủ động tiếp cận các quy định mới trong tổ chức các cơ quan chuyên môn mà cụ thể là của từng người trong cơ quan. Nâng cao hơn nữa trình độ và ứng dụng các tiến bộ trong tin học ứng dụng cho từng thành viên Uỷ ban nhân dân huyện.
Nâng cao khả năng tự nhận thức của các thành viên, nắm vững về kỹ năng, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, chủ động trong công tác đổi mới phương thức hoạt động của từng cơ quan cụ thể.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển nên việc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống quản lý Nhà nước là rất quan trọng nhất là trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nói chung và Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp nói riêng.
Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp được xác định là cơ quan hành chắnh Nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai các chắnh sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, đưa các chắnh sách đó đi vào cuộc sống. Thời gian qua huyện đã và đang từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm thống nhất hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện để tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với quá trình hội nhập nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được trong thời gian qua thì Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế trong tổ chức và hoạt động mà cụ thể thể hiện rõ như trình độ chuyên môn, khả năng quản lý, phân công nhiệm vụ. Từ những khó khăn hạn chế đó đã dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả của Uỷ ban nhân dân huyện làm lãng phắ thời gian và ngân sách. Vì vậy, hoàn thện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân Huyện Phụng Hiệp là để phù hợp với tình hình hiện tại của Huyện cũng như bắt kịp sự phát triển của đất nước.
Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp là một việc không hề đơn giản, bởi cần phải có một thời gian dài và phải thực hiện liên tục nhưng phải phù hợp với tình hình thực tiễn đó mới là vấn đề quan trọng. Để làm được điều này trước tiên phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng quản lý của cán bộ, công chức huyện, sắp xếp lại vị trắ của các thành viên cho phù hợp hơn, nâng cao nhận thức và khả năng chủ động sáng tạo của từng thành viên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp năm 2013.
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2014 của Chắnh phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004 của Chắnh phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân các cấp.
Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12-04-2006 của Thủ tướng Chắnh phủ về ban hành quy chế làm việc mẫu của ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Quyết định 1642/QĐ-UBND ngày 16 tháng 05 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp về việc phân công công việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thành viên Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp.
Danh mục sách, báo, tạp chắ, giáo trình
Lê Minh Tâm (chủ biên): Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Trường Đại học luật Hà Nội, 2005.
Nguyễn Thị Thủy (chủ biên), Giáo trình luật hành chắnh Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012.
Thái Vĩnh Thắng; Vũ Hồng Anh (chủ biên), Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam,
Nxb. Trường Đại học luật Hà Nội, 2009.
Danh mục các trang thông tin điện tử
Huyện Phụng Hiệp, Tổng quan về Huyện Phụng Hiệp, Vũ Trường, http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Default.aspx?pageindex=2&pageid=5040&siteid=74 [truy cập ngày 3/10/2014].
Quận 12 thành phố Hồ Chắ Minh, Sự hình thành và phát triển của phòng tư pháp,
http://www.quan12.hochiminhcity.gov.vn/pages/phong-tu-phap.aspx, [ngày truy cập 1/10/2014].