Hoạt động của Uỷ ban nhân dân Huyện thông qua các phiên họp

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 40)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2.1Hoạt động của Uỷ ban nhân dân Huyện thông qua các phiên họp

Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của các thành viên thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và trách nhiệm, quyền hạn được quy định cụ thể cho từng thành viên. Để hoạt động tốt thì Uỷ ban nhân dân huyện không thể thiếu những phiên họp vì thông qua những phiên họp phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân được thực hiện.

Ưu điểm: Thông qua các cuộc họp, thủ trưởng cơ quan hành chắnh nhà nước trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động trong việc giải quyết các công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của của cơ quan mình theo quy định của pháp luật. Người thủ trưởng truyền đạt thông tin đến cấp dưới, đồng thời, thu nhận thông tin để phục vụ cho quá trình lãnh đạo, giám sát thực hiện công việc và ra các quyết định quản lý. Đồng thời, thông qua cuộc họp các thành viên của Uỷ ban nhân dân cũng đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình để có sự đồng thuận trong nhận thức cũng như hành động trong nội bộ cơ quan để cơ quan hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Việc chủ tọa, điều hành phiên họp của Uỷ ban nhân dân huyện được thực hiện rất tốt do được phân công công việc cụ thể cho từng thành viên và có tham gia thực hiện nhiều lần nên đã có kinh nghiệm. Cách tổ chức phiên họp nhìn chung thì đúng với quy trình và được tiến hành theo từng bước, số lượng thành viên tham gia phiên họp định kỳ thì trên chắn mươi phần trăm nên phiên họp của huyện luôn đạt hiệu quả cao.

Hạn chế: Hiện nay, có một thực tế là, các cuộc họp diễn ra tràn lan vì xuất phát từ tâm lý cho rằng: muốn công việc được tiến hành thuận lợi, muốn quán triệt cho cấp dưới hiểu và thấy rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao và tổ chức thực hiện đạt kết quả thì phải họp. Bởi vì cuộc họp là nơi lãnh đạo thể hiện vai trò quản lý và chỉ họp mọi người mới có ý thức hơn về trách nhiệm, vai trò của mình. Như đã trình bày, phiên họp của Uỷ ban nhân dân huyện được phân thành 2 loại: phiên họp thường kỳ và phiên họp bất thường. Phiên họp của Uỷ ban nhân dân huyện Phụng Hiệp được tổ chức định kỳ mỗi

tháng một lần tuy nhiên cũng có những cuộc họp đột xuất nên thời gian qua huyện đã có khi họp hai lần trên tháng và có trường hợp là ba lần trên tháng. Do thực tế như vậy huyện đã phải mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị cho các phiên họp, bên cạnh đó phiên họp cũng không diễn ra như ý muốn do một số thành viên tham dự không đầy đủ. Tuy cuộc họp diễn ra nhưng hoạt động trong phiên họp chỉ chủ yếu do một số thành viên hoạt động, số còn lại chỉ ngồi để có mặt chứ không phát biểu đóng góp ý kiến để thống nhất về các chương trình trong phiên họp về hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện. Việc tổ chức như vậy nó đã gây ra nhiều lãng phắ về thời gian và cả tiền bạc. Bởi trong nhiều trường hợp, dù nội dung nghèo nàn nhưng nếu cấp trên yêu cầu tổ chức thì cấp dưới vẫn phải họp để triển khai, nếu không thì sẽ bị coi là thếu tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, trong nhiều trường hợp không cần thiết tổ chức họp mà vẫn họp bởi vậy đã gây ra nhiều lãng phắ không đáng có và còn không hiệu quả trong phiên họp. Bên cạnh đó, tuy số lượng tham gia phiên họp là phù hợp nhưng thực tế cho ta thấy họ chỉ tham gia cho có mặt, nên các vấn đề trong phiên họp của ắt được quan tâm, việc bàn bạc và các biểu quyết trong phiên họp cũng chỉ là hình thức và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 40)