Dịch vụ phân phố

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 114)

9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM

3.2.2.8.Dịch vụ phân phố

Qua theo dõi xu hướng phát triển của DN bán lẻ, kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, định hướng phát triển thương mại Việt Nam và trao đổi tiếp xúc với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, cần có những định hướng sau:

Đối với hệ thống bán hàng theo thẻ (mô hình Metro), mô hình này gắn với việc đầu tư các cửa hàng lớn, xa khu tập trung dân cư, việc đầu tư phải gắn liền với đất và xây dựng hạ tầng, tức là phải lâu dài mới đạt được hiệu quả. Do đó, các DN nước ngoài với lợi thế và tiềm năng kinh tế sẵn có sẽ tiếp tục đầu tư theo mô hình này tại Việt Nam;

Đối với siêu thị (Big C, Lotte), mô hình này thường đặt gần khu dân cư, gắn với việc sử dụng các hạ tầng thương mại được xây dựng sẵn. Trong tương lai, các DN phân phối nước ngoài sẽ phát triển mạnh mô hình này;

Đối với khu thương mại, gắn với kinh doanh nhiều dịch vụ, mô hình này được phát triển mạnh trên thế giới và cũng đang có một số tập đoàn lớn có ý định vào Việt Nam thuê đất để đầu tư theo mô hình này, nhưng việc tìm kiếm đất đai phù hợp với nhu cầu là rất khó khăn;

Đối với chuỗi nhượng quyền cửa hàng tiện lợi, mô hình này rất phù hợp với tập quán buôn bán quốc tế và đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, các DN nước ngoài cũng sẽ cùng với các DN trong nước phát triển mô hình này trong tương lai.

Cần có chính sách thu hút FDI thích hợp vào lĩnh vực dịch vụ phân phối. Điều này, thể hiện qua sự định hướng rõ ràng có chiến lược theo từng giai đoạn của nhà nước. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ về thủ tục pháp lý, và giải quyết những vấn đề vướn mắt cho doanh nghiệp nước ngoài, tránh tình trạng hiểu không đúng và thực hiện sai quy định.

Cần xây dựng hệ thống các quy định về thủ tục và kiểm tra đối với những hoạt động về sau của doanh nghiệp như mở rộng quy mô, tăng vốn, sản phẩm phân phối, địa điểm mới…Đặc biệt, đối với việc cấp phép mở điểm bán lẻ thứ 2 phải tuân thủ việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo đó việc cấp phép thêm điểm bán lẻ mới các nhà bán lẻ FDI phải tuân thủ 3 tiêu chí về: quy mô địa lý, số lượng nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trên địa bàn, sự ổn định của thị trường đối với các cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi.

Bộ Công thương cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch hệ thống bán lẻ trong cả nước, trước mắt nên nhanh chóng có quy hoạch tại các tỉnh, thành phố từ cấp III trở lên; Nhanh chóng có những hướng dẫn cụ thể về ENT ở cấp quốc gia chứ không thực hiện ở cấp địa phương;

Việc lấy mặt bằng xây dựng các điểm siêu thị mới không nên giao đất như hiện nay mà phải công khai đấu giá quyền sử dụng đất để tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 114)