Tháng đầu năm 20:

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 34)

Tổng cục Thống kê cho biết, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/10/2010 đạt 12,8 tỷ USD, bằng 67,6% cùng kỳ năm 2009. Như vậy qua con số trên có thể thấy thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài khó có thể đạt chỉ tiêu so với cùng kỳ năm ngoài khi mà chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm.

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm vốn đăng ký của 759 dự án được cấp phép mới đạt 11,6 tỷ USD (giảm 19,1% về số dự án và giảm 27,5% về số vốn so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung của 210 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,2 tỷ USD.

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới từ đầu năm đến nay, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn đăng ký lớn nhất với 2251,3 triệu USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Quảng Ninh 2148 triệu USD, chiếm 18,5%; thành phố Hồ Chí Minh 1721,8 triệu USD, chiếm 14,9%...

Tình hình thu hút FDI phân theo quy mô vốn:

Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động không ngừng.

Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong những giai đoạn kinh tế khó khăn.

Trong thời kỳ 2001-2005 quy mô vốn đăng ký giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ.

Biểu đồ: QUY MÔ DỰ ÁN TRUNG BÌNH TÍNH TRÊN MỘT DỰ ÁN

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Trong 2 năm 2006 và 2007, số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước. Năm 2008: Quy mô vốn bình quân đầu tư của một dự án đạt 55,7 triệu USD/dự án thể hiện số lượng dự án có quy mô vốn lớn tăng hơn nhiều so với năm 2007 (gấp 3.8 lần). Điều này thể hiện sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư nước ta hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với các nhà hoạch định chính sách FDI.

Năm 2009 :Vốn đăng ký mới giảm mạnh trong khi vốn tăng thêm vẫn đạt mức khá cao. Quy mô dự án trung bình cũng giảm mạnh so với năm 2008. Số dự án có quy mô vốn trên 1 tỉ USD đã giảm 50% ( chỉ còn 5 dự án), quy mô dự án cũng giảm, bằng 1/3 so với năm 2008. Điều này phản ánh sự thận trọng hơn của các nhà đầu tư khi quyết định đăng kí đầu tư.

Năm 2010 có sự cải thiện khá rõ nét về quy mô vốn đăng kí cũng như tình hình giải ngân vốn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009.

Tình hình thu hút FDI phân theo hình thức đầu tư:

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn được xem là một trong số ít địa chỉ đầu tư tốt nhất thế giới. Thực tế cũng đã cho thấy sức cạnh tranh thu hút đầu tư của Việt Nam vượt trội nhiều nền kinh tế khác và thành tích thu hút dự án cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam ít nước sánh được. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua chủ yếu dưới các hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; đầu tư theo BOT,BT,BTO; đầu tư phát triển kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty…

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/09/2010

Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD) Tỷ trọng theo dự án (%) 100% vốn nước ngoài 9,345 119,230,363,044 37,915,947,267 78% Liên doanh 2,186 59,079,699,675 16,781,398,385 18.3% Hợp đồng hợp tác KD 222 5,043,319,145 4,561,556,804 1.8% Công ty cổ phần 194 4,771,109,850 1,392,321,170 1.6% Hợp đồng BOT,BT,BTO 11 3,598,809,913 903,095,869 0.3% Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 11,959 191,821,309,627 61,637,277,495 100%

Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư_cục đầu tư nước ngoài

Trong giai đoạn mới, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay, thì cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cũng không có nhiều thay đổi.

Biểu đồ: FDI phân theo hình thức đầu tƣ

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư_cục đầu tư nước ngoài

Dòng vốn FDI đầu tư vào nước ta chiếm đa số là dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh. Riêng năm 2009 và 2010 thì hình thức đầu tư dưới dạng cổ phần có xu hướng ngày càng tăng( năm 2009 là 6 dự án nhưng mới 9 tháng đầu năm 2010, con số này đã tăng lên tới 14 dự án).

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến... Đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, điều hành sản xuất-kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới toàn cầu của các công ty đã quốc gia, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì toàn bộ quá trình kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài chi phối nên cần có qui định ngăn ngừa họ không trung thực trong báo cáo tài chính, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp trong nước...

Hình thức liên doanh chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử...Các liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường...), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ

quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu tư thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài mà bên phía Việt Nam không có khả năng kiểm soát được.

Trong các hình thức đầu tư, hình thức BOT và Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) rất khiêm tốn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư.

Đầu tư FDI theo hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nước ta.Sau đây là bảng liệt kê 20 doanh nghiệp liên doanh có đóng góp nhiều nhất cho Việt Nam:

Bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp liên doanh, FDI lớn nhất Việt Nam BXH

G10 Tên doanh nghiệp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 34)