Tác động của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 93)

9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM

2.2.3.4.Tác động của nguồn vốn FDI đối với nền kinh tế xã hộ

Mặt tích cực

− Đóng góp vào tăng trưởng GDP và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Vốn FDI hiện nay chiếm khoảng 25% tổng đầu tư toàn xã hội, đóng góp gần 20% GDP.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

− FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước và là động lực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn vào Việt Nam, vì khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam, các chủ đầu tư luôn tìm kiếm những giải pháp mới về quản lý công nghệ sử dụng sao cho hiệu quả đầu tư đạt mức cao nhất. Vì vậy tăng cơ hội tiếp nhận vốn và công nghệ mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.

− Thúc đẩy quá trình sử dụng vốn nội địa linh hoạt và có hiệu quả hơn. Vì trong quá trình tiếp nhận vốn FDI, và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, sự năng động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo những ngành sản xuất trong nước và vận tải nội địa hoạt động mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động trong nước.

− Tiếp thu, chuyển giao công nghệ. Thông qua các dự án đầu tư FDI, nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước ta trong các ngành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, sản xuất vi mạch điện tử, sản xuất máy tính, hoá chất, sản xuất ô tô, thiết kế phần mềm... FDI còn kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư đổi mới công nghệ để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

− Nâng cao năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu . Cùng với tốc độ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khấu Việt Nam xu hướng này tăng dần qua các năm, các doanh nghiệp FDI đóng góp ngày càng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam

− Giải quyết việc làm ổn định – trực tiếp lẫn gián tiếp – cho hàng trăm ngàn người lao động; góp phần đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với điều kiện làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp ở trình độ cao.

− Tạo ra công ăn việc làm và cải thiện nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.

− Đóng góp vào nguồn thu ngân sách và các cân đối vĩ mô . Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng vào việc tăng thặng dư của tài khoản vốn, góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung.

− Tạo động lực để hoàn thiện các chính sách pháp luật, bộ máy quản lý hành chính do yêu cầu cao về môi trường đầu tư của các nhà đầu tư khi vào nước ta.

Mặt tiêu cực

− Sự xuất hiện của dòng vốn FDI tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam không có lợi và có thể bị phá sản do khu vực FDI yêu cầu thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, đối xử bình đẳng giữa họ với các doanh nghiệp trong nước, ta không đủ sức cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài mạnh hơn về vốn và kỹ thuật…

− Cơ cấu nền kinh tế mất cân đối do mục đích cao nhất của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận; nên đối với các lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao thì được đặc biệt quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực dù rất cần thiết cho dân sinh mà không mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho họ thì không, hoặc rất khó để thu hút được FDI.

− Các nhà sản xuất trong nước khó có khả năng tiếp cận với công nghệ cao vì luật quyền sở hữu trí tuệ và độc quyền công nghệ.

− Do sự tập trung của các nhà đầu tư FDI ở các tỉnh, thành phố…, đưa đến thực trạng là địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước; trong khi những vùng có trình độ phát triển kém thì có ít dự án FDI nên tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì sự chênh lệch về trình độ phát triển ngày càng gia tăng cũng như khoảng cách trong chênh lệch thu nhập ngày càng lớn.

− Môi trường sinh thái có thể bị ô nhiễm do những nhà máy công nghiệp chưa xử lý tốt các loại chất thải, tiếng ồn và các yếu tố độc hại, và nếu ta không có quy hoạch đầu tư tốt sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Chưa kể đến đó là sự du nhập công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa kém sức cạnh tranh. Theo đánh giá chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành tại Việt Nam, nhưng thuộc loại lạc hậu so với thế giới; tuy không thể đánh giá “Việt Nam là nước chứa rác thải của thế giới” nhưng nó báo động về những sơ hở trong cơ cấu quản lý của nước ta.

− Hoạt động đầu tư FDI dẫn tới dự pha trộn về văn hoá; bản sắc dân tộc có thể bị mai một.

− Các công ty nước ngoài trốn thuế gây thiệt hại ngân sách nhà nước nếu ta không có trình độ quản lý tốt.

− Thâm hụt các cân thanh toán có thể tăng nếu các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhụân về nước hay lượng nguyên nhiên liệu, hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất và các chi phí khác lớn hơn số vốn được FDI chuyển vào.

− Xuất hiện nguy cơ rửa tiền. Theo cảnh báo của WB thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm hiểu khách hàng ở nước ta còn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền không chính thức còn cao

− FDI ảnh hưởng tới đa dạng sinh thái. Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam thì sự đầu tư quá lớn và liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã đặt môi trường tự nhiên Việt Nam trước những thách thức lớn. Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực sông. Các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy. Trong khi đó, vấn đề bảo vệ tốt môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 93)