DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 46)

9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM

DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO ĐỊA PHƢƠNG

Đơn vị tính: Triệu USD

Tỉnh/ Thành phố

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 10T/2010 So sánh tổng vốn đầu tư đăng ký

Số dự án Vốn đầu tư đăng ký Số dự án Vốn đầu tư đăng ký Số dự án Vốn đầu tư đăng ký Số dự án Vốn đầu tư đăng ký 2008 so với 2007 (%) 2009 so với 2008 (%) 10T/2010 so với 10T/2009 (%) TP Hồ Chí Minh 2,339 17,014 2,834 26,267 3,683 30,981 3,467 29,112 154.38 117.95 107.25 Bà Rịa – Vũng Tàu 159 6,111 161 15,557 296 25,700 243 26,094 254.57 165.20 110.78 Hà Nội 1,011 12,665 1308 17,549 1,803 22,307 1,897 20,248 135.56 127.11 104.30 Đồng Nai 917 11,666 960 13,529 1,121 17,838 1,040 16,341 115.97 131.85 100.55 Bình Dương 1,581 8,516 1,720 9,629 1,970 13,925 2,018 13,773 113.07 144.62 103.24 Ninh Thuận 15 151 19 9,968 22 10,056 25 10,089 6,610.32 100.88 100.93 Phú Yên 38 1,946 40 6,321 52 8,061 48 8,131 324.82 127.53 127.49 Thanh Hóa 32 755 35 6,963 47 7,040 39 7,064 922.25 101.11 100.97 Quãng Nam 53 519 54 523 75 5,190 73 5,053 100.77 992.35 103.44 Dầu khí 36 2,142 39 2,158 66 3,597 43 2,554 100.75 166.68 100.00 Tỉnh khác 2,503 23,572 2,633 41,311 3,440 49,734 3,027 52,970 175.25 120.39 119.84 Tổng 8,684 85,057 9,803 149,775 12,575 194,429 11,920 191,429 176.09 129.81 109.57

Biểu đồ: DỰ ÁN CÒN HIỆU LỰC QUA CÁC NĂM THEO ĐỊA PHƢƠNG

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tình hình vốn đầu tư tại một số vùng kinh tế trọng điểm:

Thành phố Hồ Chí Minh:

 Thành phố Hồ Chí Minh nổi bật với các thế mạnh là có các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh phát triển, thị trường có mức tăng trưởng cao, hệ thống ngân hàng-tài chính phát triển, môi trường kinh doanh đa dạng, có nhiều doanh nghiệp cùng quốc gia tham gia thị trường…Do đó thành phố Hồ Chí Minh được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về triển vọng đầu tư và nó hiển nhiên trở thành vùng trọng điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với lượng dự án và tổng vốn đầu tư đổ vào hằng năm luôn đứng đầu danh sách tỉnh thành có vốn FDI cao nhất và liên tục tăng cao qua các năm (tổng vốn đầu tư đạt 17 tỷ USD với 2.339 dự án năm 2007; đến năm 2008 con số này đạt đến 26,3 tỷ USD với 2834 dự án; năm 2009 tổng vốn đầu tư đạt gần 31 tỷ USDvới 3.683 dự án còn hiệu lực; và chỉ trong 10 tháng đầu năm 2010 tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực đã hơn 39 tỷ USD với 3.467 dự án còn hiệu lực)

Có thể nói, nguồn vốn FDI đã tạo cú hích mạnh mẽ cho kinh tế thành phố phát triển: tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động; các phương thức hoạt động của doanh nghiệp FDI đã tạo sự canh tranh ngay ở thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến. Sự năng động của nguồn vốn FDI đã giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố diễn ra với tốc độ nhanh hơn; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết thất nghiệp...

 Tuy nhiên, thành phố vẫn còn những hạn chế trong việc thu hút vốn FDI như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, một số thủ tục cấp phép đầu tư các dự án FDI còn bất cập.

Cùng với việc coi trọng thu hút vốn FDI, thành phố cũng đang chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; các ngành sản xuất thân thiện với môi trường...

Hà Nội:

 Với những thế mạnh về cơ sở hạ tầng được đầu tư hơn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, hệ thống tài chính ngân hàng, sức phát triển của thị trường, dân trí cao và đặc biệt với lợi thế về chính trị so với các tỉnh thành trong cả nước, Thành phố Hà Nội cũng là một trong những điểm thu hút đầu tư nước nổi trội của Việt Nam.

Đặc biệt sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trong thu hút đầu tư, thương mại và du lịch. Và Hà Nội vẫn đứng vị trí thứ 3 về sức hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh thành trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 10 năm 2010, thành phố Hà Nội còn 1.897 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 20,2 tỷ USD, bằng 104,3% cùng kỳ năm 2009 và chiếm 10,58% so với tổng vốn đầu tư của các dự án còn hiệu lực trên cả nước.

 Tuy nhiên, cũng như thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tồn tại nhiều bất cập và gặp phải một số khó khăn.

Trước hết là sự phát triển yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Thứ hai là nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng thiếu đào tạo để có thể tham gia ngay vào hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

Thứ ba là vấn đề ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư nước ngoài đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã xuất hiện sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là các

dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án đầu từ vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vốn là một trong những lĩnh vực nước ta có nhiều lợi thế lại có quá ít.

Bà Rịa – Vũng Tàu:

Liên tục trong nhiều năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư. Đến hết năm 2008 đạt 15 tỷ USD, năm 2009 mặc dù bị ảnh huởng nhiều do khủng hoảng kinh tế nhưng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thu hút hơn 6,7 tỷ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2010, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án du lịch, đó là Trung tâm hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea - Vũng Tàu và Khu du lịch nghỉ dưỡng Cantavil - Long Hải có tổng vốn đăng ký hơn 922 triệu USD. Tính tới thời điểm cuối tháng 10 năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu đã vượt kế hoạch thu hút vốn FDI (1,975 tỷ USD) cả năm 2010. Bên cạnh lĩnh vực du lịch, xây dựng và kinh doanh bất động sản, xây dựng khu nghỉ dưỡng vốn chiếm ưu thế về số dự án thì các lĩnh vực công nghiệp cũng thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ lợi thế về cảng biển và hạ tầng kỹ thuật. Nhiều dự án cảng đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện như Cảng container Cái Mép thượng - Tân cảng Sài Gòn, Cảng đạm và dịch vụ dầu khí tổng hợp...

Đồng Nai và Bình Dƣơng:

Với ưu thế chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng và nhân công chi phí thấp, gần nguồn nguyên liệu rẻ, Bình Dương và Đồng Nai đang được đánh giá là 2 môi trường có sức hút FDI cao của Việt Nam. Hơn thế nữa, hai môi trường còn được đánh giá là có thủ tục hành chính thuận lợi. Yếu tố về thủ tục hành chính thuận lợi này thật sự đã tạo cho Bình Dương và Đồng Nai sức cạnh tranh rất lớn trong việc thu hút FDI trong thời gian gần đây.

Đồng Nai nổi bật với các đặc điểm chi phí nhân công thấp, tự chủ chính sách FDI, và gần nguồn nguyên liệu rẻ. Trong khi đó, Bình Dương vẫn được đánh giá là địa phương có thủ tục hành chính thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, Bình Dương còn được đánh giá là địa phương có thủ tục KCN-KCX tiện lợi, thủ tục kinh doanh thuận lợi, chính sách quản lí kinh tế công bằng và tham nhũng không nghiêm trọng.

Trong 2 năm trở lại đây, Bình Dương và Đồng Nai luôn là 2 địa phương nằm trong top 5 địa phương có vốn đầu tư nước ngoài đổ vào cao nhất cả nước sau TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP Hà Nội.

Trong tiếp nhận dự án đầu tư 2 tỉnh này kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm năng về công nghệ, thị trường và vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

cao như: Công nghiệp cơ khí, sản xuất máy móc thiết bị điện tử, CNTT, viễn thông... Đồng thời đẩy mạnh thu hút các dự án trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ, các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó cả 2 tỉnh này đều chú trọng đến tính thân thiện môi trường của các dự án đầu tư.

Chỉ trong 5 năm qua (2005-2010), thu hút FDI của Bình Dương phát triển đáng kinh ngạc, đã có thêm 846 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,3 tỷ USD đổ vào tỉnh. Kết quả này đã nâng nguồn FDI trên địa bàn tỉnh hiện nay lên 1.966 dự án với tổng vốn đăng ký gần 13,5 tỷ USD. Theo đánh giá của UBND tỉnh, không chỉ tăng về lượng, thu hút FDI thời gian qua còn đa dạng về cơ cấu ngành nghề và công nghệ ngày càng hiện đại. Đầu tư vào Bình Dương có đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với môi trường đầu tư hấp dẫn, Bình Dương không chỉ làm hài lòng DN mà còn được nhiều chính khách đánh giá cao.

Đồng bằng sông Cửu Long:

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành vào cuối năm 1987. Tính đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 530 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,2 tỉ USD. Riêng 7 tháng đầu năm 2010, có 51 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký mới đạt vốn FDI đăng ký đạt 1,49 tỉ USD. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, dòng vốn FDI dịch chuyển đang bị thu hep lại, việc đạt được kết quả cao nêu trên là tín hiệu đáng mừng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

So với 8 khu vực khác trong cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long xếp thứ 3 về số dự án (đứng sau khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng) về số dự án được cấp phép nhưng lại đứng vị trí thứ năm (trước các khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc) về tổng vốn đăng ký.

Vốn FDI trên địa bàn vùng ĐBSCL tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 419 dự án, tổng vốn đăng ký là 5,18 tỉ USD, chiếm 79,1% về số dự án và 56,3% về vốn đăng ký. Kết quả này phù hợp với định hướng thu hút FDI của ta vào khu vực này.

Nhìn chung, các dự án FDI tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai thực hiện và hoạt động khá thuận lợi, vốn đầu tư thực hiện khá. Riêng năm 2009, theo số liệu báo cáo của các địa phương, vốn thực hiện của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 2,7 tỉ USD, chiếm 35% tổng vốn đăng ký.

Mặc dù vốn ĐTNN đã có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này nhưng tiềmnăng và nhu cầu thu hút FDI còn rất lớn. Đây là vựa lúa lớn của cả nước, là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chưa thu hút được nhiều vốn FDI, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến bảo quản nông, thuỷ sản sau thu hoạch nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩn nông thuỷ sản xuất khẩu.

2.2.2.2. Hạn chế:

Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nay đã có mặt tại tất cả 64 tỉnh thành của Việt nam, FDI chính vẫn tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số trọng điểm ở phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh...

Các địa phương “khát vốn” để phát triển nhưng lại không thu hút được đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tỉnh Tây nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, một số tỉnh Bắc trung bộ…Như vậy, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng. Nơi thì gần như quá tải với dự án FDI nơi lại thiếu thốn nghiêm trọng.

Việc lượng vốn ào ạt vào những khu vực trung tâm, vượt quá khả năng khai thác vốn, dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Nhiều dự án bị rút vốn và tiến độ giải ngân chậm, ảnh hưởng đến “chất lượng” khai thác vồn FDI của cả nước.

Ngoài ra, chính sách thu hút đầu tư FDI của chính phủ vào các địa phương đang “khát vốn” không hiệu quả. Không cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng thật sự của các khu vực này. Chưa có sự định hướng và chủ động kêu gọi đầu tư vào các khu vực còn khó khăn. Ngoài ra, đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên diện rộng vẫn chưa được chú trọng, đây cũng là yếu tố cản trở nhà đầu tư đến với các vùng kinh tế xa trung tâm, cơ sở hạ tầng, giao thông kém …

Sự phân bổ nguồn lực lao động tại các địa phương có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt đối với lao động có trình độ cao, hầu như tập trung về các thành phố, trung tâm kinh tế. Nhà đầu tư không thể “rót” vốn vào những nơi không đủ nguồn lực lao động.

Chưa có sự phân hóa rõ rệt đối với những địa phương vốn dĩ có những điều kiện khác nhau. Đặc biệt đối với các khu công nghiệp, thường là khu công nghiệp “đa năng”, đều kêu gọi các dự án đầu tư tương tự nhau. Trước kia mỗi tỉnh có một vài khu công nghiệp, nay có tỉnh có 4-5 khu công nghiệp, hàng chục cụm công

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

nghiệp. Với con số ấy cả vùng sẽ có 40-50 khu, hàng trăm cụm công nghiệp, nhưng cách làm, chiến lược thu hút đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư thì cũng giống như nhau.

Trên bình diện tổng thể, đó là sự lãng phí nguồn lực từ vốn đầu tư cho đến lao động. Tạo ra những nhóm lao động giản đơn, giống như nhau và thiếu hụt lao động cũng giống như nhau ở tất cả các tỉnh..

Trong kinh tế có một quy luật hết sức quan trọng là hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nếu không có những khác biệt quan trọng về công nghệ hay phân khúc thị trường thì quy mô nhỏ luôn kém sức cạnh tranh và rất dễ bị tổn thương khi yếu tố bảo hộ mất đi.

Thu hút đầu tư nhiều nhà máy như nhau ở 13 tỉnh, thành phố thì không dễ có nhà máy có quy mô lớn, và đó cũng chỉ là những nhà đầu tư nhỏ, ít vốn, không có công nghệ tốt. Có thể có một số kết quả nào đó trong ngắn hạn về thành tích đầu tư, giải quyết công ăn việc làm nhưng về dài hạn nó cản trở tăng trưởng, thậm chí gây khủng hoảng dây chuyền khi phải đối mặt với khó khăn khủng hoảng từ bên ngoài, và cả bên trong khi doanh nghiệp phải cạnh tranh và tái cấu trúc.

2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng:

Yếu tố thuận lợi:

Môi trường đầu tư tại những vùng kinh tế trọng điểm khá hấp dẫn nhà đầu tư. Chính sách thu hút đầu tư tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư

Thủ tục, hành chính đã có nhiều thay đổi, đơn giản, thoải mái hơn, sự quan tâm của các cấp chính quyền. Tạo môi trường đầu tư thân thiện và thông thoáng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)