Nông – lâm – ngƣ nghiệp 1Thành công

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 85)

9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM

2.2.3.3. Nông – lâm – ngƣ nghiệp 1Thành công

Thực tế cho thấy, từ năm 2007 tính đến 10 tháng năm 2010, số dự án cấp mới và tăng vốn thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã liên tục sụt giảm. Tốc độ sụt giảm ngày càng có xu hướng tăng nhanh hơn. Cụ thể từ năm 2007 đến 2008, tổng vốn đầu tư của những dự án được cấp mới trong lĩnh vực này giảm 12.09%, mức giảm này tiếp tục tăng lên đến 75.25% vào năm 2009 và 86.30% tính đến thời điểm 10 tháng năm 2010.

Đối với những dự án có vốn tăng thêm, giai đoạn từ năm 2007 đến 2009 số vốn tăng thêm cũng liên tục giảm sút mạnh. Tuy nhiên tính đến 10 tháng năm 2010, đà iảm cũng đã có xu hướng chậm lại.

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư

Ngành nông nghiệp chỉ đứng thứ 9 trong danh mục thu hút FDI và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2001, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 8%

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

trong tổng cơ cấu đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2009, lĩnh vực này chỉ còn 1%.

Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy, trong tổng số vốn đăng ký đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng đầu năm 2010 khoảng hơn 11,5 tỷ USD thì đầu tư vào nhóm nông, lâm, thủy sản chỉ có chiếm 1,2 %, với 10 dự án. Hiện nay, cả nước có 8 dự án trồng rừng của doanh nghiệp FDI với tổng vốn đầu tư là 286 triệu USD. Tổng số tiền nộp ngân sách trong n hững năm qua của tất cả các dự án này là 24,6 tỷ đồng. Đa số dự án chưa có sản lượng thu hoạch do mới được giao đất từ 2 đến 3 năm

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG-LÂM-NGƯ NGHIỆP CÓ VỐN CẤP MỚI VÀ TĂNG THÊM QUA CÁC NĂM

Đơn vị tính tổng vốn đầu tư: Triệu USD

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 10 tháng năm 2010

Số dự án/Số lượt TVĐT Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước Số dự án/Số lượt TVĐT % tăng giảm TVĐT so với năm trước CẤP MỚI 80 286.78 45 252.1 -12.09% 16 62.4 -75.25% 10 8.55 -86.30% TĂNG VỐN 50 176.4 33 84.7 -51.98% 8 22.5 -73.44% 6 7 -68.89%

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Tuy nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp còn hạn chế, nhưng với nguồn vốn FDI vào ngành trong những năm qua, cũng đã phần nào tác động tích cực đến sự thay đổi và đi lên của ngành. Có thể rút ra những thành công sau:

Thứ nhất, các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp

đã góp phần bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực này, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc đầu tư quá nóng vào các lĩnh vực khác đã đến thời điểm bão hòa và đã bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nó. Vì thế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cũng dần được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuần lễ đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam 2010 được tổ chức vào tháng 11 sắp tới đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cùng với các nhà xúc tiến tìm kiếm đầu tư từ nước ngoài.

Thứ hai, hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đã

bước đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ mới như PAB No 4- FDI-v.doc2.

Thứ ba, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp đã góp phần

tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện đời sống kinh tế -xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn.

Thứ tư, Chính phủ đã xây dựng được nhiều chương trình hỗ trợ đặc biệt để

thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, cụ thể là Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ về miễn giảm thuế đất đai, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, tư vấn dự án, cước phí vận tải… cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua chính sách này cơ hội thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới được mở rộng hơn.

Thứ năm, Tình hình đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có khả năng phát triển

trong thời gian tới. Sự kiện gần đây là 20 doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam tìm hiểu về chính sách, môi trường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Các lĩnh vực được quan tâm là chế biến nông sản và cung cấp các loại máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Dấu hiệu này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra, sự hình thành và phát triển của ngành nhiên liệu sinh học đang làm

thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông nghiệp và nông thôn. Cơ hội kêu gọi đầu tư vào những dòng sản phẩm chuyên biệt trong nông nghiệp được các doanh nghiệp quan tâm. Cụ thể

ệt để sản xuất nhà máy liên hợp sản xuất ethanol, phân bón, thức ăn gia súc tại Ninh Thuận với tổng mức đầu tư của dự án là 950 tỷ. Công trình sẽ được khởi công xây dựng trong năm 2011 và sẽ đi vào hoạt động, dự kiến sớm nhất vào cuối 2012, đầu 2013.

2.2.3.3.2 Hạn chế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Nếu như lượng giải ngân FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng.

Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ dòng FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam đi ngược lại xu thế chung của thế giới, và do vậy khó tận dụng được cơ hội thị trường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không tương thích giữa tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta.

Trong khi nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước. Vốn đăng ký FDI chỉ tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây. Trong 10 năm (từ 1998 - 2008), FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án FDI của cả nước với 966 dự án. Quy mô của các dự án này cũng chỉ bằng 1/10 mức trung bình của các dự án khác.

Công tác tổ chức triển khai chậm, nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn

đầu tư thăm dò thị trường tiêu thụ cũng như lựa chọn công nghệ thích hợp vào Việt Nam, một số doanh nghiệp khác lại không tiến hành giải ngân được do khâu giải phóng mặt bằng chậm và thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp.

Chiến lược, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này chưa được xác định rõ ràng. Chưa có cơ chế chọn lựa đề xuất các dự án FDI ưu tiên

cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI.

Chưa có cơ chế phối hợp ngành - địa phương. Thủ tục còn nhiều bất cập,

theo sự phản ảnh của các nhà đầu tư thì riêng việc cấp đất đã có tới 15 - 20 thủ tục. Nhiều nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng với dân trong khi các cơ quan quản lý có trách nhiệm lại thờ ơ, sợ chịu trách nhiệm nên đùn đẩy cho nhau, dẫn đến kéo dài thời gian triển khai dự án. Nhiều dự án thực hiện giải ngân vốn chậm cũng có nguyên nhân từ thủ tục đất đai phiền hà, sách nhiễu.

Dự án đầu tư hoạt động kém hiệu quả: Thực tế cho thấy có tới 30% số dự án

đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bị giải thể trước thời hạn so với bình quân chung của cả nước là 20%, đặc biệt là các dự án cấp trước năm 1992. Khá nhiều dự án FDI đang rơi vào tình trạng thua lỗ hoặc triển khai ì ạch. Theo thông tin tại báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 23/10, các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng trong suốt 15 năm qua chỉ thu được hơn 24 tỷ đồng tiền thuế. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản đạt hiệu quả thấp. Trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên....

Xúc tiến đầu tư chưa tốt: Mặc dù Nhà nước tiếp tục khuyến khích các DN

đầu tư vào NN-NT nhưng do những hạn chế trong các giải pháp xúc tiến thương mại, chưa quan tâm đầy đủ trong việc giao đất, giải phóng mặt bằng sản xuất cũng như quản lý hợp đồng đầu tư giữa các hộ nông dân... nên rất khó tạo sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với nông-lâm-ngư nghiệp của Việt Nam.

Doanh nghiệp đầu tư FDI chủ yếu là vừa và nhỏ: kết quả điều tra của Viện

Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) cũng cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp có mức vốn thấp, dưới 2 triệu USD, thậm chí có một số doanh nghiệp có mức vốn dưới 500.000 USD như Công ty TNHH Shin Wall của Hàn Quốc đóng tại

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

huyện Phúc Thọ (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), vốn đăng ký kinh doanh chỉ có 160.000 USD

Các yếu tố ảnh hƣởng Yếu tố thuận lợi

Là một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời. Đội ngũ lao động trong ngành có thâm niên và có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, người nông dân sống yêu nghề và gắn bó với nghề.

Về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Diện tích trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, diện tích rừng cũng khá lớn cùng với những điều kiện về khí hậu thuận lợi cho việc trồng trọt, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, với 3 mặt giáp biển, Việt Nam có vùng đánh bắt thủy sản thuộc loại lớn so với các nước. Tạo ra lợi thế so sánh về nguyên liệu và điều kiện nuôi trồng.

Nhà nước cũng có nhiều ưu đãi đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Về thuế, cấp phép diện tích đất…nhà đầu tư có nhiều thuận lợi hơn.

Yếu tố bất lợi

Nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, đầu tư phân tán, thiếu tính chuyên môn. Việt Nam có rất ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp mang lại hiệu quả cao.

Tỷ lệ DN nông nghiệp hoạt động có lãi tương đối thấp, trong khi số DN bị thua lỗ khá lớn, chiếm tới gần 1/3 trong tổng số DN ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh đó, 70% số DN loại này lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn mà thực chất là quản lý theo kiểu gia đình. Điều đó cho thấy họ ít có tham

vọng về mở rộng quy mô, tăng trưởng mạnh hay áp dụng các phương thức quản lý tiến bộ.

Theo điều tra tại 2 tỉnh có phong trào phát triển DN khu vực NN-NT khá mạnh ở miền Bắc là Vĩnh Phúc và Hà Tây (cũ), mỗi DN tư nhân có từ 21 - 44 công nhân, vốn đầu tư bình quân 700 - 900 triệu đồng. Đặc biệt, khi khảo sát loại hình hộ kinh doanh, nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NN - NT thấy 30% số hộ kinh doanh có quy mô bằng hoặc lớn hơn DN nhưng không muốn đăng ký thành lập DN là do năng lực quản lý yếu, thiếu thông tin, sợ thủ tục hành chính rườm rà...

Hoạt động sản xuất NLN nói chung và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực.

Cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của riêng mình.

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách đất đai, thuế và các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và chưa thống nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)