ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 – 10T/

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 32)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2007 – 10T/

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Vốn thực hiện So cùng kỳ (%) Vốn đăng So cùng kỳ (%) So sánh vốn thực hiện và vốn đk Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới So cùng kỳ (%) Số dự án tăng vốn Vốn tăng thêm So cùng kỳ (%) 2007 8,030 - 21,347 - 37.62 1,544 18,718 - 420 2,629 - 2008 11,500 143.21 71,726 336.00 16.03 1,557 66,500 355.27 397 5,226 198.78 2009 10,000 86.96 21,482 39.95 46.55 839 16,345 24.58 215 5,137 98.29 10T/2010 9,000 112.50 12,792 67.59 70.36 759 11,590 82.50 210 1,203 24.66

Năm 2007:

Với việc coi khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau 20 năm thu hút đầu tư (1988- 2007), VN đã gặt hái được những thành công ngoài mong đợi. Đặc biệt cùng với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế, VN đã chứng kiến một "làn sóng đầu tư thứ hai" hết sức mạnh mẽ trong suốt hai năm 2006 và 2007 mà đỉnh cao là năm 2007 với tổng vốn thực hiện đã đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD), vượt 4 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD). Tổng vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD vượt 1 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (20,3 tỷ USD). Như vậy luỹ kế tình hình ĐTNN từ 1988 đến hết năm 2007, tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD (nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD).

Năm 2008:

Mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều bất ổn, như chỉ số giá tiêu dùng cao, môi trường kinh doanh kém thuận lợi so với năm trước... năm 2008 vẫn đi qua với kết quả “ngoạn mục” về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước, tổng vốn đăng ký đạt 71,72 tỷ USD, tăng đến 236% so với năm 2007 và đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó, tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 66,5 tỷ với 1.557 dự án, tăng 255,27% so với năm 2007; số dự án xin cấp phép mở rộng sản xuất cũng khá cao với 397 dự án đạt tổng số vốn là 5,2 tỷ USD, tăng 98,78% so với năm 2007. Điều này khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, một phần là so môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam liên tục được cải thiện tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan vẫn luôn tồn tài những hạn chế rất rất cần khắc phục đó là: công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên xảy ra tình trạng một số địa phương cấp mới một loạt dự án sử dụng nhiều đất (như sân gôn, khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí), tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải tại một số khu công nghiệp - khu chế xuất đến mức rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái; thiếu lao động có tay nghề cao, việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn còn chậm, điều kiện làm việc và sinh hoạt của người lao động còn hạn

chế, nhất là tình trạng đình công kéo dài không được giải quyết triệt để cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư - kinh doanh.

Năm 2009:

Khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến đầu tư quốc tế trên những khía cạnh chính sau: các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh chuyển lợi nhuận về nước; vốn tài trợ của công ty mẹ ở bản quốc cho các công ty con ở nước nhận đầu tư giảm sút nghiêm trọng. Các nước phát triển thay vì đầu tư ra nước ngoài, đã quay lại để ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước tạo ra làn sóng bảo hộ nền kinh tế trong nước nhằm ứng phó với khủng hoảng trong ngắn hạn. Điều này gây bất lợi cho thu hút đầu tư quốc tế.

Đối với nước ta trong năm 2009, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Cũng trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)