Dịch vụ 1 Thành công

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 66)

9 CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 10 CÔNG TY CONOCO PHILLIPS VIETNAM

2.2.3.2 Dịch vụ 1 Thành công

2.2.3.2.1 Thành công

Tổng quan

Từ khi thi hành luật đầu tư nước ngoài (1987), nước ta đã có nhiều động thái tích cực thu hút FDI vào ngành dịch vụ theo xu hướng của thế giới. Hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, cơ chế chính sách được cải cách thông thoáng hơn. Một số ngành dịch vụ trước đây bị cấm hoặc hạn chế đầu tư FDI từng bước đã thay đổi và mở rộng đầu tư.

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư

Hai mươi năm thực hiện thu hút đầu tư FDI, nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngành dịch vụ. Vốn đăng ký đầu tư chưa được khai thác thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên ngành tài chính – ngân hàng có hiệu suất rất cao xấp xỉ 91%, mặc dù lượng FDI đổ vào hoạt động tài chính – ngân hàng chỉ khoảng 840 triệu USD.

Từ sau khi gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư FDI đổ vào VN ngày càng nhiều. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư

Năm 2008 có sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn vốn gấp hơn 3 lần năm 2007. Tuy nhiên, dòng chảy này bị “hẹp” lại trong năm sau, trong xu thế chung của thế giới, lần đầu tiên trong 4 năm liên tục, dòng vốn FDI thế giới giảm do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bước sang năm 2010, nền kinh tế đang phục hồi, nhưng dòng vốn FDI vào ngành dịch vụ vẫn chưa có sự khởi sắc mạnh mẽ.

Biểu đồ: Số dự án cấp mới và lƣợt dự án tăng thêm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

Năm 2007 , FDI vào ngành dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006.

Năm 2008, dịch vụ Bất động sản được quan tâm đầu tư nhiều nhất. Dự án xây dựng văn phòng, căn hộ giảm 0,9% nhưng lại tăng 3,32% về vốn đăng ký. Điều này cho thấy quy mô vốn của các dự án bất động sản (BĐS) tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2008, cơ cấu ngành có sự thay đổi mạnh: 18% tổng vốn đăng ký vào dầu khí, 32% vào công nghiệp nặng, 3% vào công nghiệp nhẹ nhưng có tới 24% vào BĐS. Bên cạnh đó, dịch vụ nhà hàng – khách sạn cũng được chú ý đầu tư.

Năm 2009, dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm với những dự án có quy mô lớn được cấp phép.

Tình hình FDI phân theo nhóm ngành

Giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, logistic

Bảng: Tình hình dự án và vốn đầu tƣ FDI trong lĩnh vực giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, logistics,

Số dự án cấp mới Vốn cấp mới ( Triệu USD) Lượt dự án tăng vốn Vốn tăng thêm ( Triệu USD) TVĐT ( Triệu USD) Năm 2007 26 571.79 4 43.48 615.27 Năm 2008 151 2944.69 21 118.53 3063.22 Năm 2009 89 177.43 22 100.26 277.69 10Tháng Năm 2009 60 109.34 18 53.44 162.78 10Tháng Năm 2010 56 854.76 10 55.88 910.63

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng đối với đất nước nói chung và công cuộc phát triển kinh tế nói riêng.Thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải chỉ định thầu tư vấn lập dự án đầu tư cho các dự án đường vành đai 3 và 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh, đường cao tốc Quảng Ngãi-Quy Nhơn, Nha Trang- Phan Thiết, Dầu Giây-Liên Khương. Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng thời cho phép lập ngay dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công 3 dự án đường cao tốc Ninh Bình-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Bãi Vọt và Dầu Giây-Phan Thiết và kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006-2010. Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ được coi là bước đi quan trọng khơi nguồn cho luồng vốn nước ngoài chảy mạnh vào lĩnh vực đang khan vốn này

Dịch vụ Logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các quốc gia. Logistics là một ngành dịch vụ đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Năm 2009, Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam đứng hạng 53 thế giới và hạng 5 trong khu vực ASEAN về hiệu quả hoạt động logistics. Vốn FDI vào lĩnh vực này, đặc biệt là hệ thông kho bãi, cảng biển…đã có ý nghĩa quan trọng đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam bước sang giai đoạn mới. Những

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

dự án lớn trong ngành dịch vụ này, có thể kể đến Dự án xây dựng Cảng Cái Mép tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút được 165 triệu USD (năm 2007)

Từ sau khi gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết dịch vụ bưu chính viễn thông đã được mở rộng đầu tư. Với sự gia nhập thị trường của các “đại gia” nước ngoài, khiến cho thị trường bưu chính viễn thông trong nước tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian giữ thế “độc quyền”, nhờ vậy mà người tiêu dùng được hưởng những dịch vụ tốt nhất. Trong năm 2009, dự án Liên doanh Gtel Mobile của Công ty Viễn thông di động toàn cầu Gtel Mobile là liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông toàn cầu GTel (Bộ Công an) và tập đoàn Vimpel - Com của Nga, với tổng vốn 1,8 tỷ USD. Kể từ ngày 11-1-2012, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỉ lệ vốn góp nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Với sự mở rộng và thông thoáng môi trường đầu tư, trong những năm tiếp theo, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ này sẽ tiếp tục gia tăng.

Nhà hàng – khách sạn

Trong những năm gần đây chúng ta hay nhắc đến ngành du lịch một ngành kinh tế độc lập có đóng góp đáng kể vào ngành kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của du lịch, các dịch vụ đi cùng cũng phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, dịch vụ lưu trú và ăn uống trở thành tâm điểm đầu tư.

Biểu đồ: Tổng vốn đầu tƣ FDI vào lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Với nguồn vốn đầu tư lớn và tốc độ gia tăng cao, lĩnh vực dịch vụ nhà hàng – khách sạn đã và đang từng bước thay đổi diện mạo, bước sang thời kỳ phát triển mới. Ngày nay, tại các trung tâm thành phố, hoặc tại các địa điểm du lịch nhiều khu nhà hàng, khách sạn sang trọng, tiện nghi theo tiêu thuẩn quốc tế. Góp phần đem lại cho Việt Nam một sinh khí mới và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, doanh nhân công tác…

Tính từ năm 2007, nhiều dự án xây dựng nhà hàng – khách sạn với vốn đầu tư vài trăm triệu USD đến vài tỷ USD, thật sự đã mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mới trong ngành dịch vụ này. Năm 2007, tập đoàn Gamuda của Malaysia đầu tư 1 tỷ USD xây dựng khách sạn, trung tâm hội nghị, văn phòng - căn hộ cao cấp. Tập đoàn Rivier của Nhật Bản cũng đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao với vốn đầu tư trên 500 triệu USD tại Hà Nội.

Năm 2008 và năm 2009, được xem là “thắng lợi” trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn, có số vốn đầu tư thuộc hàng cao nhất nước. Năm 2008, có thể kể đến dự án khu du lịch Hồ Tràm vốn đăng ký 4,2 tỷ USD thuộc Tập

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

đoàn Asian Coast Development Ltd (Canada) được cấp phép vào tháng 5, nằm tại xã Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, với tiêu chuẩn 5 sao, rộng 169 ha. Dự án khu khách sạn, giải trí Good Choice, dự án này gồm khách sạn 5 sao, vui chơi giải trí, các khu dịch vụ hội nghị, ẩm thực, triển lãm và y tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Chủ đầu tư là tập đoàn Good Choice của Mỹ, với vốn đăng ký cho dự án 1,299 tỷ USD.

Năm 2009, có sự gia tăng mạnh mẽ về vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực này, tổng vốn đầu tư tăng gần 3 lần so với năm 2008, những dự án có số vốn đầu tư cực lớn được cấp phép và thực hiện. Dịch vụ nhà hàng – khách sạn trở thành lĩnh vực thu hút FDI lớn nhất trong năm. Những dự án lớn của lĩnh vực này, có thể kể đến: Dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng do hai Công ty TANO Capital, LLC và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư. Vốn điều lệ của dự án này chỉ có 100 triệu USD, bằng1/41,5 lần vốn đăng ký (4,15 tỷ USD). Dự án đầu tư xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu do Công ty cổ phần đầu tư vườn thú hoang dã và khu nghỉ dưỡng Bình Châu - Việt Nam (Hồng Kông) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng số vốn đầu tư là 500 triệu USD; vốn điều lệ 75 triệu USD, gần bằng 1/6 tổng vốn đăng ký

Bất động sản

Thu hút lượng lớn vốn đầu tư FDI,năm 2008, FDI vào bất động sản đã chiếm 15% tổng số vốn FDI của cả nước. Từ đầu năm đến nay, lĩnh vực này cũng thu hút 5,9 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm gần 29% tổng vốn đăng ký. Có thể thấy, mấy năm gần đây bất động sản là lĩnh vực được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, kể cả mấy tháng đầu năm 2010 thì các dự án có số vốn đăng ký lớn vẫn rơi vào bất động sản. Điều đó cho thấy lĩnh vực bất động sản rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và vẫn đang là thế mạnh của Việt Nam. Hiện tại, TP. HCM vẫn là địa điểm thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản lớn nhất cả nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, từ đầu năm đến nay, Thành phố đã cấp phép cho 233 dự án FDI, với vốn đăng ký 1,3 tỷ USD; so với cùng kỳ năm 2009, dù ít hơn 3 dự

án, nhưng số vốn lại tăng (năm 2009, đạt 781 triệu USD). Riêng tháng 8/2010, Thành phố đã cấp phép mới cho 33 dự án, với tổng vốn 230 triệu USD.

Biểu đồ: Tổng vốn FDI vào dịch vụ bất động sản

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Năm 2008, được đánh giá là năm thu hút FDI vào ngành dịch vụ bất động sản lớn nhất. Tổng vốn đầu tư và dự án đều gia tăng đáng kể. Một số dự án lớn trong năm như: Dự án bất động sản New City, dự án này do một nhà đầu tư từ Brunei, công ty New City Properties, thực hiện với số vốn 4,34 tỷ USD tại tỉnh Phú Yên. Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay, thuộc công ty Starbay thuộc British Virgin Islands. Tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ USD

Năm 2009, ngành dịch vụ bất động sản vẫn thu hút đầu tư FDI mạnh mẽ. Trong 10 dự án có sô vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước thì có đến 6 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ bất động sản. Một số dự án lớn như:

− Dự án thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land Berhad‟s - Công ty con của tập đoàn Berjaya (Malaysia), làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 600 hécta tại trung tâm thành phố Nhơn Trạch. Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đồng Nai với tổng vốn 2 tỷ USD. Vốn điều lệ của dự án này là 400 triệu USD, bằng 1/5 vốn đăng ký.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

− Dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tỉnh Bình Dương do Công ty TNHH thiết kế và xây dựng Phú Thăng Long, liên danh của Smart Dragon Development LTD (Samoa) và Tuster Development LTD (Seychelles) làm chủ đầu tư. Công ty Phú Thăng Long sẽ xây dựng 90.000 căn hộ cho người có thu nhập trung bình và thấp tại Bình Dương. Vốn điều lệ của dự án là 10 triệu USD, bằng 1/170 lần vốn đăng ký (1,7 tỷ USD).

− Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, tổng diện tích khoảng 1.347,8 ha thuộc thành phố Tuy Hòa và một phần huyện Đông Hòa và Tây Hòa. Dự án bao gồm khu trung tâm thành phố có diện tích khoảng 394 ha; khu công viên văn hóa giải trí diện tích khoảng 753,8 ha; khu du lịch Vực Phun diện tích khoảng 200 ha. Vốn điều lệ dự án là 350 triệu USD, chưa bằng 1/4 vốn đăng ký (1,68 tỷ USD).

− Dự án khu đô thị mới Tóc Tiên do Công ty TNHH Phát triển đô thị Charm (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị tại Bà Rịa - Vũng Tàu.Vốn điều lệ của dự án này là 150 triệu USD, bằng 1/4 vốn đăng ký (600 triệu USD).

− Dự án khu phức hợp 9A2 (Khu đô thị mới Nam Tp.HCM) do Công ty TNHH Việt Liên LUKS (British Virgin Islands) làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 19,4 ha. Vốn điều lệ của dự án là 79 triệu USD, tương đương hơn 1/4 vốn đăng ký (trên 294 triệu USD).

− Dự án khu đô thị Phú Hội do Công ty TNHH Khu đô thị Phú Hội, liên danh của Công ty Cổ phần Licogi 16 (góp 70% vốn bằng quyền sử dụng đất) và Vinaland Eastern Limited (22,5%), Vinaland Heritage Limited (7,5%) làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất 839.900 m2. Vốn điều lệ của dự án là 985 tỷ đồng, tương đương 56 triệu USD, hơn 1/4 vốn đăng ký của dự án (205,7 triệu USD).

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã làm nóng thị trường bất động sản trong nước. Bên cạnh đó, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi nhờ có các dự án bất động sản lớn trong thời gian vừa qua.

Với sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh doanh dịch vụ bất động sản đã tạo bước đệm, nâng đỡ những ngành kinh tế khác phát triển. Trong đó, có thể kể đến công nghiệp xây dựng, sản xuất mua bán vật liệu xây dựng…tạo việc làm cho nhóm lao động có trình độ thấp.

Y tế

Trong những năm gần đây, lĩnh vực dịch vụ y tế cũng thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, bao gồm cả khu vực khám chữa bệnh và dược phẩm.

Bảng: Tình hình dự án và vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội.

Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Năm 2008 8 423.34 2 3.60 426.94 Năm 2009 6 7.4 1 0.9 8.3 10 T Năm 2009 3 3.2 1 0.9 4.1 10T Năm 2010 4 1.3 1 2.6 3.9

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư.

Theo lộ trình mở cửa của thành viên WTO, Việt Nam đã có nhiều chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam 2001 2010 và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)