Thay đổi chế độ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn – lý luận và thực tiễn (Trang 42)

5. Bố cục đề tài

2.4.2. Thay đổi chế độ cấp dưỡng

Cuộc sống của chúng ta luôn từng ngày thay đổi theo nhiều hướng khác nhau có khi thuận lợi cũng có khi theo hướng phức tạp, khó khăn. Trong vấn đề cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn cũng vậy, không phải lúc nào thu nhập cha hoặc mẹ khi không trực tiếp nuôi con cũng ổn định và cuộc sống của con không phải lúc nào cũng được đảm bảo với số tiền cấp dưỡng đã ấn định cùng với người đang chăm sóc mình. Do đó, nghĩa vụ này của cha mẹ luôn luôn có sự thay đổi theo hoàn cảnh khách quan trong cuộc sống của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Vì thế các nhà làm luật đã dự kiến được trường hợp phát sinh đó và đã kịp thời quy định điều chỉnh những vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ cấp dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đảm bảo cuộc sống của cả hai bên được ổn định.

+ Thay đổi về phương thức cấp dưỡng.

Việc thay đổi phương thức cấp dưỡng có thể thay đổi từ cấp dưỡng hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm sang một lần hoặc ngược lại hay có thể thay đổi các phương thức cấp dưỡng theo định kỳ với nhau. Luật nói rằng “các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết” (Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện để thay đổi phương thức cấp dưỡng không có gì thay đổi so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, cụ thể quy định tại Điều 117. Việc thoả thuận giữa các đương sự xuất phát từ sự tự nguyện giữa họ; còn quyết định của Toà án thay đổi phương thức cấp dưỡng hẳn phải dựa

vào một hay nhiều lý do chính đáng. Ví dụ: Khi cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế như thu nhập thực tế của họ bị giảm xúc mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Toà án thay đổi phương thức cấp dưỡng.

+ Thay đổi về mức cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng được thoả thuận hoặc được ấn định bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: “Khi có lýdo chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng phải có lý do chính đáng (khoản 2 Điều 116). Như vậy, Luật này quy định việc thay đổi mức cấp dưỡng không khác so với quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Lý do chính đáng rất đa dạng: tình trạng thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng thay đổi; có thêm người thân thuộc cần được cấp dưỡng; người có nghĩa vụ cấp dưỡng lập gia đình, có con chưa thành niên phải nuôi dưỡng,… Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Luật không nói rõ liệu có cần một thời gian tối thiểu để mức cấp dưỡng có thể thay đổi, nhất là bằng con đường tư pháp. Thực tiễn, thừa nhận rằng Toà án có thể bác đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng trong trường hợp đơn được nộp chỉ sau một thời gian quá ngắn kể từ ngày mức đó được ấn định, quá ngắn để nói rằng điều kiện sống của người này hay người kia đã có những thay đổi quan trọng đủ để đặt cơ sơ cho việc xét lại tính hợp lý của mức cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn – lý luận và thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)