0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều kiện chung

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 28 -28 )

5. Bố cục đề tài

2.1.1. Điều kiện chung

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn cũng như nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung không phải lúc nào nghĩa vụ cũng phát sinh, mà nó chỉ phát sinh trong những điều kiện chung nhất định:

- Giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

+ Quan hệ huyết thống là quan hệ dựa trên sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ và từ sự kiện đó phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Có chung huyết thống tức là giữa họ có mối quan hệ về mặt sinh học. Cha mẹ là người sinh ra các con, do đó họ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc các con trơ thành công dân tốt có ích cho xã hội và ngược lại con cũng có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ ốm đau, bệnh tật. Điều đó bắt nguồn từ mối quan hệ tình cảm tồn tại lâu bền giữa họ. Người xưa có câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” và “Một giọt máu đào hơn ao nước lã ” huống chi quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con là quan hệ giữa cha mẹ (ruột) với con (ruột). Đó là mối quan hệ máu mủ ruột thịt.

+ Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ do sự kiện nuôi con nuôi và quan hệ hôn nhân đem lại. Tức là con nuôi chung của cả vợ và chồng. Nuôi con nuôi là việc một người nhận nuôi một đứa trẻ không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận nuôi được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội trong môi trường gia đình. Theo Luật nuôi con nuôi thì việc nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ điều kiện nuôi con nuôi và phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.Việc nuôi con nuôi chỉ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ (nuôi) và con (nuôi) chứ không làm phát sinh các quan hệ khác giữa người con nuôi với các thành viên khác trong gia đình.

- Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau.

Khi người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng sống chung với nhau thì người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện hành vi chăm sóc, nuôi dưỡng người được cấp dưỡng bằng tài sản của mình, do đó việc cấp dưỡng không được đặc ra mà đó là nghĩa vụ nuôi dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng vì hoàn cảnh không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người kia đặc biệt trong trường hợp cha mẹ ly hôn, vì thế họ phải chu cấp một khoản tiền hoặc tài sản nhất định (như lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men,…) để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người cần được cấp dưỡng, đảm bảo sự sống còn của họ. Ví dụ: Trước khi ly hôn cả vợ và chồng đều có thể hằng ngày chăm sóc con của mình, nhưng khi họ ly hôn người con khi đó chỉ có thể ơ với cha hoặc mẹ và như vậy người còn lại không thể trực tiếp quan tâm, chăm sóc con như trước, nhưng họ có thể thể hiện sự quan tâm đó thông qua hình thức cấp dưỡng cho con.

Tuy nhiên, cần xác định rõ thế nào là “không sống chung” vì đây là điều kiện quan trọng để xác định có hay không có quan hệ cấp dưỡng trong các trường hợp cụ thể. Các quy định về cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sử dụng cụm từ này nhưng chưa giải thích rõ ràng.

Như đã phân tích “không sống chung” trong quan hệ cấp dưỡng là những thành viên trong gia đình không có quỹ tiêu dùng chung, vì vậy mà họ không thể trực tiếp chăm sóc, giúp đỡ nhau cho nên vấn đề cấp dưỡng được đặc ra nhằm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho nhau. Nhưng trong trường hợp tuy có quỹ tiêu dùng chung nhưng nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn được đặc ra, đó là khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh trách nhiệm nuôi dưỡng đối với người được nuôi dưỡng. Qua đó ta thấy quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng có mối quan hệ với nhau. Nuôi dưỡng bao hàm không chỉ việc chi phí tiền bạc, tài sản mà còn chứa đựng cả hành vi chăm sóc, nuôi nấng trực tiếp. Nuôi dưỡng là cơ sơ của việc cấp dưỡng. Nuôi dưỡng có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dưỡng.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với khi ly hôn thì điều kiện chung để phát sinh quan hệ cấp dưỡng đó chủ yếu vẫn dựa trên quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng, nhưng không phải chỉ trong trường hợp không sống chung với con mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn ghi nhận thêm trường hợp cha hoặc mẹ sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng thì thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 110). Theo Điều 110 thì Luật không quy định cụ thể cha mẹ sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mà điều luật chỉ quy định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp không sống chung hoặc sống chung với con nhưng đứa con đó phải thoả điều kiện quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 28 -28 )

×