5. Bố cục đề tài
2.3. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly
từ khi ly hôn cho đến khi con đã thành niên hoặc là suốt đời nếu người con đó bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nhưng cuộc sống của chúng ta đang từng ngày một thay đổi nhu cầu của người con cũng như điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng đều có thể thay đổi. Vì vậy, việc pháp luật quy định cho phép thay đổi mức cấp dưỡng là hoàn toàn phù hợp với mục đích cấp dưỡng, không chỉ bảo vệ quyền lợi cho con vào thời điểm cha mẹ ly hôn mà còn cả quá trình sau đó. Theo Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, việc thay đổi mức cấp dưỡng khi có lý do chính đáng và theo thoả thuận của các bên. Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Và tùy trường hợp mà nó có thể tăng hay giảm mức cấp dưỡng. Nhưng phải trên cơ sơ có lý do chính đáng. Lý do đó có thể do cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con và con lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh, tai nạn, không có việc làm nên không có lương hoặc thu nhập hợp pháp.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc ấn định mức cấp dưỡng chỉ căn cứ vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 116, Luật này đã bỏ đi căn cứ thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do Luật này chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì người có khả năng thực tế là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Từ đó, ta thấy việc bỏ đi căn cứ xác định mức cấp dưỡng dựa vào thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là hợp lý vì khi xác định khả năng thực tế đã xác định được thu nhập của họ. Ta thấy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định như vậy như có sự dư thừa câu chữ.
2.3. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi lyhôn hôn
Nhằm chuyển giao một số tiền hoặc một tài sản khác đã được các bên trong quan hệ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo một bản án, quyết định của Toà án từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng sang người được cấp dưỡng tức là từ cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng cho con thì cần có một phương thức rõ ràng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn.
Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thểthoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế màkhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”. Từ Điều luật đã dẫn ta thấy các nhà làm luật đã quy định một cách rất linh hoạt, mềm dẻo, theo đó việc
cấp dưỡng có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau như cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc cấp dưỡng một lần. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để các bên có thể lựa chọn cách thức thực hiện việc cấp dưỡng trên cơ sơ thoả thuận tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình.
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì phương thức cấp dưỡng được quy tại Điều 117, Luật này quy định phương thức cấp dưỡng không có gì khác so với Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện phương thức cấp dưỡng cũng theo định kỳ hoặc một lần. Do Luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 nên chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện cấp dưỡng. Theo ý kiến người viết nên tiếp tục hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện cấp dưỡng theo các quy định trước đây. Vì trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về phương thức thực hiện cấp dưỡng đã thể hiện được tính khả thi, và việc cấp dưỡng đã được hiểu đúng theo bản chất, ý nghĩa của nó.