5. Bố cục đề tài
3.4.1. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con
Do Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa quy định rõ ràng về vấn đề này và Luật hôn nhân năm 2014 cũng không quy định và Luật này chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Nên ta thấy để đảm bảo quyền lợi của con được cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong mọi trường hợp. Thực tiễn, tôi xin kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về xác định thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn. Thời điểm đó có thể xác định theo ba quan điểm sau:
Thứ nhất: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con là thời điểm Toà án ra quyết định thuận tình ly hôn, trong trường hợp quyết định thuận tình ly hôn.
Thứ hai: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án sơ thẩm, trong trường hợp các bên không thoả thuận được về việc cấp dưỡng nuôi con và Toà án đưa vụ án ra xét xử.
Thứ ba: Thời điểm cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con khi ly hôn phải cấp dưỡng nuôi con kể từ ngày cha hoặc mẹ không sống chung với nhau trơ về sau cho đến
khi chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mà Toà án có căn cứ xác định trong khoảng thời gian vợ chồng không sống chung với nhau, nên không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - có nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của vợ hoặc chồng khi ly hôn bắt đầu kể từ thời điểm vợ chồng ly thân đến khi ly hôn trơ về sau cho đến lúc nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bơi vì, trên thực tế có nhiều người vợ do mâu thuẫn quá lớn đối với người chồng và thường xuyên bị người chồng đánh đập, xúc phạm về nhân phẩm (mà chúng ta thường gọi là nạn bạo hành, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) đã làm cho người vợ và con phải đi nơi khác để chờ Toà giải quyết việc ly hôn hoặc người chồng đi làm ăn xa, sống chung với người khác mà vợ chồng không sống chung với nhau trước khi ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng không sống chung với con. Đồng thời, cũng không thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (nhưng không thuộc trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con và đã yêu cầu Toà án giải quyết ).
Sau khi đã phân tích thì theo ý kiến người viết thì quan điểm thứ ba là hợp tình, hợp lý khi xác định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng vì khi đó quyền lợi của người con cũng như người trực tiếp nuôi con mới được đảm bảo.