Ý nghĩa về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Một phần của tài liệu nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn – lý luận và thực tiễn (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

1.5. Ý nghĩa về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

- Cấp dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, tư tương của mỗi cá nhân cũng như trong quan hệ hôn nhân và gia đình, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn đã góp phần nâng cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đồng thời, là cơ sơ cần thiết để đảm bảo cho con cái được nuôi dạy tốt trong hoàn cảnh đặc biệt khi cha mẹ ly hôn.

- Cấp dưỡng là sự tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc.

Lịch sử đất nước ta từ xưa đến nay, tình mẫu tử, tình phụ tử luôn chiếm một vị trí thiêng liêng trong trái tim người Việt. Dù cuộc sống vất vả, lam lủ, dù đất nước chiến tranh liên miên nhưng giữa những khó khăn ấy thì tình cảm gia đình, tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ cho con là vô bờ bến. Nó đã kết tinh thành một giá trị tinh thần quý báu, đó là truyền thống dân tộc. Ngày nay, khi đất nước đang có những bước chuyển lớn trong lịch sử, truyền thống đó vẫn được tiếp nối. Khi xã hội ngày càng phát triển sự quan tâm của xã hội đến trẻ em ngày càng được chú trọng. Chúng ta đang cùng nhau nổ lực để xây dựng một Nhà nước pháp quyền. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn trong pháp luật là một trong những biểu hiện của sự tiếp nối truyền thống đạo đức dân tộc, đặc biệt là trong Luật hôn nhân và gia đình. Vì cha mẹ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con cái đó là truyền thống đạo đức của dân tộc ta nhưng khi cha mẹ ly hôn đời sống hôn nhân đổ vỡ thì con của họ sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất. Do đó, để làm tròn bổn phận của cha mẹ thì dù người cha hoặc mẹ không chung sống trực tiếp với con họ vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của mình. Khi đó nghĩa vụ nuôi dưỡng đã chuyển thành nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng truyền thống đạo đức của dân tộc vẫn được biểu hiện qua việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

- Cấp dưỡng góp phần củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn, khắc phục được phần nào hậu quả của việc ly hôn ảnh hương đến con cái. Khi con được cấp dưỡng từ cha hoặc mẹ thì sẽ không cảm thấy bị bỏ rơi khi cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi mình. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sẽ phần nào bù đấp tổn thất về tinh thần mà hậu quả của ly hôn đem lại. Thể hiện qua việc cấp dưỡng bằng vật chất để bảm bảo nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống bình thường của con khi cha mẹ ly hôn.

- Cấp dưỡng có ý nghĩa trong việc giáo dục tư tương, đạo đức, lối sống của thành viên trong xã hội. Các quy định trong việc cấp dưỡng có đan xen với các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống gia đình. Các quy định đó thấm sâu vào tư tương của người Việt Nam và nhanh chống trơ thành xử sự chung của đông đảo người dân Việt Nam. Qua đó giáo dục tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, sự đùm bọc sẽ chia khi gặp hoạn nạn, khó khăn không chỉ những người có quan hệ gia đình mà

phát triển rộng ra toàn xã hội. Cấp dưỡng đã góp phần tôn vinh các giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam, thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật Việt Nam.

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN

2.1. Những điều kiện phát sinh quan hệ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Một phần của tài liệu nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn – lý luận và thực tiễn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)