5. Bố cục đề tài
3.2. Vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án về cấp dưỡng nuô
con của cha mẹ khi ly hôn
Đa số các bậc cha mẹ khi ly hôn đều rất có trách nhiệm với con, tự nguyện đóng góp khoản cấp dưỡng nuôi con và Toà án chỉ việc ghi nhận sự đóng góp đó. Nhưng không ít trường hợp người không được giao nuôi con không thực hiện nghĩa vụ của mình - không cấp dưỡng nuôi con. Khi đó, cơ quan Thi hành án phải vào cuộc. Tuy nhiên, cấp dưỡng nuôi con là dạng án khó thi hành. Án đã có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án đã có đơn yêu cầu thi hành án và cũng đã hết thời gian tự nguyện thi hành án nhưng người phải thi hành án vẫn cứ tìm cách lần lừa, kéo dài để không thi hành.
Trong thi hành án cấp dưỡng nuôi con, có rất nhiều lý do để nó trơ thành dạng án khó đòi. Bơi vì, án đã tuyên hai bên đã đồng ý nhưng điều kiện thực tế không cho phép (điều kiện này không thỏa điều kiện tạm ngừng cấp dưỡng), dù người không trực tiếp nuôi con không có ý định trốn tránh trách nhiệm của mình và có đủ khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Một vụ việc tổ chức thi hành án đang vào thế khó thực hiện. Đó là việc ly hôn giữa anh Trần Văn Tám và chị Phạm Thị Loan, được Toà án nhân dân thành Phố H
xử cho ly hôn tại Bản án số: 99/HNGĐ-ST ngày 30/7/2003. Chị Loan được nuôi hai cháu ( Nga-sinh năm 1997, Tuyết- sinh năm 1999).
Anh Tám, phải cấp dưỡng nuôi hai đứa con mỗi tháng 290.000đ/tháng đến khi hai cháu đủ 18 tuổi và có khả năng lao động.
Quá trình thi hành án, anh Tám đã tự nguyện thi hành được hai năm đầu, sau đó anh Tám không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa. Nhiều lần cơ quan Thi hành án thuyết phục hai bên đương sự bằng nhiều lời lẽ, vừa động viên vừa giáo dục để anh Tám ý thức thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ dân sự của mình, nhưng vẫn không tác dụng gì. Cơ quan Thi hành án tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, thì hiện tại anh Tám đã kết hôn với chị Huệ và có một ngôi nhà cấp 4 do anh Tám và chị Huệ đứng tên sơ hữu, trong nhà còn có một số tài sản có giá trị như: Ti vi, tủ lạnh,… Nói chung là anh Tám có đủ điều kiện thi hành án, nhưng vẫn không thể tiến hành kê biên được. Nếu kê biên ngôi nhà thì giá trị tài sản của ngôi nhà rất lớn so với số tiền phải thi hành án và lại là tài sản chung của anh Tám và chị Huệ. Còn những tài sản khác, chị Huệ cho rằng là tài sản của chị, mặc dù chúng ta biết là tài sản chung của hai người, nhưng thực tế những loại tài sản điện tử này không quy định đăng ký quyền tài sản và khó xác định được là tài sản của ai? Cho nên, không đủ cơ sơ để tiến hành kê biên, còn trả lại đơn yêu cầu lại càng không phù hợp theo quy định pháp luật. Nếu chúng ta tiến hành kê biên ngôi nhà thì lại là vấn đề rắc rối và phức tạp, lý do tài sản đó là tải sản chung và số tiền cấp dưỡng là thi hành dần theo từng tháng và rất ít, nên không thể thi hành khấu trừ một lần được21. Đây là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn trong thực tiễn thi hành án về cấp dưỡng.
Bên cạnh những lý do trên, những nguyên nhân như cơ quan Thi hành án thiếu lực lượng hoặc cán bộ thi hành án thiếu năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cũng đã gây ra những khó khăn nhất định trong công tác thi hành án cấp dưỡng nuôi con.
Thi hành án là giai đoạn quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và nó là điều kiện không thể thiếu để quyền lợi của trẻ được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật nội dung, công tác thi hành án cũng phải được Nhà nước quan tâm nhiều hơn để dần khắc phục được những khó khăn, vướng mắc nhằm đưa các quyết định của Toà án đi vào thực tế.