0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 33 -33 )

5. Bố cục đề tài

2.1.2.2. Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Phải là người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 30/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị định 70/2001/NĐ-CP) như sau: “Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”. Như vậy, đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể dựa vào hai yếu tố: thu nhập thường xuyên và tài sản hiện có hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Điều 56 và Điều 92 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi ly hôn cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/01/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP) quy định:

“Đây là nghĩa vụ của cha mẹ, do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con” (Mục 11).

Theo như quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ, dù họ không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng nhưng không phải vì thế mà mối quan hệ giữa họ với con chấm đứt. Họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm “nuôi dưỡng” dưới dạng “cấp dưỡng” nhằm bảo đảm con của họ được bù đấp sự hụt hẫng về mặt tinh thần và đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên, trong trường hợp con có quyền được cha mẹ cấp dưỡng nhưng cha mẹ lại không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó thì cha mẹ cũng không phải thực hiện nghĩa vụ (như cha mẹ bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình). Trong trường hợp này, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có thể thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết việc thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng cho đến khi họ có khả năng cấp dưỡng (Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Nhưng Luật này cũng như các văn bản hướng dẫn không nói cụ thể về việc tạm hoãn nghĩa vụ cấp dưỡng, như vậy quyền lợi của con trong trường hợp này không được đảm bảo.

Từ những sự phân tích trên, có thể thấy rằng nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con khi ly hôn chỉ có thể thực hiện được khi cha hoặc mẹ có khả năng kinh tế đủ để đảm bảo cuộc sống của chính mình. Do đó, việc cấp dưỡng trên phải căn cứ vào khả năng, thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Do Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn phải thoả điều kiện là có khả năng thực tế. Mặc dù, Luật này không quy định cụ thể về điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng để xác định mức cấp dưỡng (Điều 116) thì người này phải có khả năng thực tế.

Một phần của tài liệu NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON KHI LY HÔN – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 33 -33 )

×