Mua trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 32)

Hoạt động công chứng với những tính chất rất đặc thù mà nếu có rủi ro, hơn ai hết người dân phải hứng chịu hậu quả. Bởi thế, khi một công chứng viên hành nghề đã được mua bảo hiểm thì khách hàng sẽ an tâm hơn nhiều. Theo khoản 5 Điều 32 của Luật Công

chứng: “Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do lỗi mà công

chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”.

Bên cạnh đó Luật cũng quy định: “Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình”.(Khoản 7 Điều 32 của Luật công chứng).

Đây là quy định được xem là có lợi cho cả công chứng viên và người dân trong trường hợp chẳng may có rủi ro, nếu đã tham gia bảo hiểm thì khoản bồi thường cho khách hàng thì công chứng viên sẽ không phải “móc tiền túi” cá nhân mà việc này sẽ do bảo hiểm chi trả.

Thấy rõ những lợi ích của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên nên ngay sau khi Luật Công chứng có hiệu lực, nhiều Văn phòng công chứng đã tự nguyện mua bảo hiểm. Ban đầu việc này còn khó khăn do nhiều công ty bảo hiểm không muốn bán vì còn xa lạ với hoạt động công chứng. Tuy nhiên, đến nay việc mua bảo hiểm đã trở nên phổ biến với nhiều Văn phòng công chứng, tuy mức bảo hiểm ở mỗi văn phòng là khác nhau.

Nhiều ý kiến cho rằng rủi ro trong hoạt động công chứng có thể xảy ra đối với bất kỳ công chứng viên nào, dù thuộc Văn phòng công chứng hay Phòng công chứng. Khi có rủi ro thì trách nhiệm của công chứng viên rất lớn, nhất là khi giá trị hợp đồng càng lớn, thiệt hại càng cao. Tuy nhiên, Luật Công chứng hiện hành qui định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp chỉ áp dụng cho công chứng viên thuộc văn phòng công chứng là không phù hợp. Tại khoản 5, Điều 33 Luật Công chứng 2014 thì việc mua bảo hiểm nghề nghiệp không còn quy định riêng cho công chứng viên của văn phòng công chứng nữa mà đã áp dụng cho cả công chứng viên thuộc Phòng công chứng. Bởi nếu không quy định, khi có rủi ro thì việc truy cứu trách nhiệm bồi thường sẽ khó khăn.

10

Việc Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình sẽ được điều chỉnh theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, theo đó Văn phòng công chứng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam và mức mua bảo hiểm bao nhiêu là do thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và Văn phòng công chứng. Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Điều 8 của Luật kinh doanh bảo hiểm (Luật số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000) quy định bảo hiểm bắt buộc như sau:

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

10Huỳnh Tấn Hiệp, luận văn “Tổ chức và hoạt động của Văn phòng công chứng ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”, trường Đại học Cần Thơ, 2009-2013, tr. 17

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; - Bảo hiểm cháy, nổ.

Tương lai khi Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên được thành lập thì việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên có thể được thực hiện thông qua Quỹ bảo hiểm nghề nghiệp của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các công chứng viên trên toàn quốc cùng chia sẻ trách nhiệm, hợp tác và giúp đỡ nhau trong hành nghề công chứng phù hợp với thông lệ quốc tế. Bộ Tư pháp đang xây dựng Đề án thành lập Tổ chức - xã hội nghề nghiệp của công chứng viên theo hướng các công chứng viên sẽ tự nguyện đứng ra thành lập Tổ chức - xã hội nghề nghiệp trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 32)