Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992, theo đó “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào” (Điều 74). Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, một mặt tạo cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đồng thời bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác có ý nghĩa bắt buộc các cơ quan nhà nước phải tôn trọng quyền khiếu nại của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong lĩnh vực tư pháp, Luật Công chứng được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã đánh dấu một bước phát triển mới, theo đó hoạt động công chứng không chỉ còn là một hoạt động bổ trợ tư pháp mà là một nghề như mọi nghề khác trong xã hội. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã kéo theo sự phát triển của nghề công chứng, và do vậy các quy định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hoạt động công chứng cũng cần phải được hoàn thiện.
Khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Công chứng là một bước tiến mới, một khâu cải cách thủ tục hành chính so với các quy định trước đây. Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước chỉ có duy nhất một điều luật (Điều 35) quy định về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng, theo
đó việc giải quyết khiếu nại tố cáo “được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo”. Như vậy, việc giải quyết về khiếu nại, tố cáo về cơ bản vẫn chưa có quy định riêng.
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, tại Điều 67 quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Phòng Công chứng, theo đó việc khiếu nại lần đầu đối với việc từ chối công chứng sẽ do Trưởng Phòng Công chứng giải quyết trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ
ngày thụ lý để giải quyết đơn khiếu nại. Giám đốc Sở Tư pháp là người giải quyết khiếu nại lần hai nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng Phòng Công chứng và có đơn khiếu nại tiếp. Giám đốc Sở Tư pháp phải giải quyết trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại. Người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nếu vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp .Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý để giải quyết tiếp đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng. Đối với khiếu nại về công chứng phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, tại Điều 70 quy định: “việc tố cáo hành vi trái
pháp luật của người thực hiện công chứng…được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo”.
Theo Điều 63 Luật công chứng: “Người yêu cầu công chứng có quyền khiếu nại
về việc từ chối công chứng khi có căn cứ cho rằng việc từ chối đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trưởng Phòng công chứng, Trưởng Văn phòng công chứng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với việc từ chối công chứng trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng Phòng công chứng, Trưởng Văn phòng công chứng, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết”.
Theo Điều 64 Luật công chứng: “Trong trường hợp giữa người yêu cầu công
chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Toà án để giải quyết tranh chấp đó”.
Như vậy, Luật Công chứng quy định về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo hướng đơn giản hơn về thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại về hành vi từ chối công chứng rút ngắn hơn (Trưởng Phòng Công chứng, Trưởng Văn phòng công chứng giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Giám đốc Sở Tư pháp giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn; theo Nghị định số 75/2000/NĐ-CP là 5 ngày và 10 ngày, trường hợp khiếu nại về công chứng phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp tối đa không quá 60 ngày, kể từ
ngày thụ lý để giải quyết). Luật Công chứng đã rút bớt một cấp khiếu nại (người khiếu nại không có quyền khiếu nại tiếp tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
VÀ KIẾN NGHỊ