6. Bố cục của khóa luận
3.2.2 Văn hóa tâm linh
“Tâm linh là niềm tin thiêng liêng cao cả trong cuộc sống con người” [9; tr. 8].
Khảo sát ca dao đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi thấy rằng, văn hóa tâm linh của con người nơi đây được phản ảnh rất rõ và mang đậm nét văn hóa riêng của con người vùng Tây Nam Bộ. Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long hình ảnh: đình, miễu, chùa,.. và cả hình ảnh ông trời, ông tơ, bà nguyệt,.. xuất hiện rất nhiều.
Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long các hình ảnh mái đình, miễu, chùa hiện lên rõ nét:
Cây đa tróc gốc, cái miễu chổng khu Gặp em đây anh giỡn lu bù
Chừng nào chồng cũ em hay được, thì ở tù anh cũng ưng
[tr.58]
Đêm khuya em ngồi dựa hiên đình
Sương sa gió lạnh không thấy mình vãng lai.
[tr. 383]
Đình, miễu, chùa là nơi trang nghiêm thờ phụng của nhân dân Việt nói chung và người đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vậy mà đến với ca dao đồng bằng sông Cửu Long ta thấy chùa, đình, miễu nhân vật trữ tình thổ lộ, bộc bạch tình cảm đôi lứa. Đó có khi là hỏi hẹn hò, hẹn thề, đó là nơi mình gắn với ca dao đồng bằng sông Cửu Long, vì đó cũng là nét văn hóa đặc trưng riêng văn hóa tâm linh con người Tây Nam Bộ.
Trong ca dao Bắc Bộ mái đình, cây đa luôn được phản ảnh nhiều trong ca dao, nhưng lại mang một nét riêng:
Qua đình ngã nón trông đình Đình bao nhiêu ngã trông mình bấy nhiêu
Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long, hình ảnh miếu, chùa, đình được phản ánh nhiều, đó là đối tượng nhìn thấy được (hữu hình). Ca dao đồng bằng sông Cửu Long còn phản ánh niềm tin của mình vào những đối tượng như ông Trời, ông
tơ, bà nguyệt (vô hình). Đặc biệt, trong tình yêu họ thường vái ông Tơ, bà Nguyệt
xe duyên cho mình:
Vái bà Nguyệt năm bảy cuốn kinh, Cho đó với đây gá nghĩa chung tình Dầu ăn cơm quán ngủ đình cũng ưng.
[tr. 473]
Vái Trời cưới được cô Năm, Làm chay bảy ngọ, mười lăm ông thầy.
[tr. 473]
Các chàng trai – cô gái muốn gửi gắm niềm tin, niềm ước nguyện của mình vào ông tơ, bà nguyệt, vào ông trời,.. để giúp ước nguyện của họ thành hiện thực. Nhưng nếu vì lí do gì đó mà họ chẳng “đặng duyên nhau” thì nhân vật trữ tình vừa như oán trách tại ông tơ, vừa như muốn cố tình đổ lỗi cho ông Tơ, bà nguyệt. Với cách nói hài hước, dí dỏm:
Đánh ông Tơ đánh sơ vài chục Duyên nợ sờ sờ, ông ngủ gục chẳng so.
[tr. 342]
Phải gặp ông tơ hỏi sơ cho biết Phải gặp bà Nguyệt gạn thật cho rành,
Vì đâu hoa nọ lìa cành
Nợ duyên sao sớm dứt cho đành dạ em.
[ 384]
Một trong những đặc trưng có thể thấy của người Tây Nam Bộ đó là có mang đậm nét văn hóa của con người nơi đây và được phản ánh rất rõ qua lời nhân vật trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long.
3.3. Tiểu kết chương 3:
Từ việc thống kê, phân tích các từ xưng hô qua lời thoại của nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi thấy nhân vật đưa ra lời thoại là nam và nữ .Họ sử dụng vốn từ xưng hô trong lời thoại khá đa dạng đồng thời còn vận dụng các từ xưng hô khác nhau một cách rất linh hoạt. Trong ca dao, các nhân vật trữ tình thường hay sử dụng các biểu tượng với các hình ảnh gần gũi với đời sống tạo nên nét riêng con người Tây Nam Bộ.Qua lời của nhân vật trong ca dao Đồng bằng
sông Cửu Long chúng tôi còn thấy rằng một trong những nét đặc trưng Tây Nam Bộ đó là dấu ấn văn hóa.
Khảo sát “Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao
Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long tồn tại hai dạng thoại: song thoại và đơn thoại; nhân vật đưa ra lời thoại là nam và nữ. Họ đã sử dụng vốn từ xưng hô trong lời thoại khá đa dạng phong phú.vừa sử dụng từ xưng hô vừa sử dụng đại từ phím chỉ và có cả cách dùng các hình ảnh mang tính ẩn dụ để xưng hô.Và ngay trong lớp từ nhân xưng cũng hết sức phong phú , người Tây Nam Bộ sử dụng rất nhiều cặp đại từ xưng hô khác nhau để xưng hô
2. Các nhân tố chi phối hành đông ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là vai giao tiếp và vị thế giao tiếp. Vai giao tiếp là chàng trai và cô gái .Nhân vật trữ tình có thể đổi vai giao tiếp cho nhau. Ở dạng song thoại: vai giao tiếp là người nói (trao lời) nhằm hướng đến người nghe (đáp lời) có thể đổi vai ngược lại.Còn ở dạng đơn thoại thì vai giao tiếp là người nói (trao lời) và có thể đổi vai là người nghe (tự nói với chính mình – độc thoại).Các nhân vật có vị thế giao tiếp ngang bằng nhau.
3. Thời gian, không gian cho lời thoại xuất hiện cũng có những nét đặc thù riêng:
- Thời gian xuất hiện của lời thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long thật phong phú. Ta bắt gặp mọi khoảng thời gian từ hừng đông đến sáng, trưa, chiều, đến tối và đến thời gian đêm khuya. Mỗi khoảng thời gian phù hợp mỗi loại tâm trang khác nhau và mỗi khoảng thời gian gắn với mỗi mức độ của trạng thái cảm xúc khác nhau.Cho nên chính thòi gian đã góp phần quy định cái muôn màu muôn điệu cho tâm trang của con người.
- Không gian xuất hiện trong ca dao cũng khá đa dạng.Ở đây có cả không gian củ sông nước ,không gian miệt vườn, có cả không gian của các địa danh và có cả không gian của ruộng đồng. Đặc biệt có một không gian nổi lên mà người đọc có thể dễ nhận ra những lời ca dao mang nét riêng của vùng đất Tây Nam Bộ.Đó là không gian sông nước .
4. Nội dung mà hội thoại nói đến chủ yếu là nói về tình yêu nam nữ .Để chuyển tải những nội dung này thì ca dao Đồng bằng sông Cửu Long đã dùng nhiều cách thức bày tỏ lời trao đáp khác nhau.Từ những cách thức này để đi đến một số
hành đông ngôn ngữ: Hành đông chào, hành động hỏi, hành đông kể,hành đông trách,hành đông bộc lộ tình cảm thái độ. Nhưng cách chào, cách hỏi, cách mời, cách kể, cách bộc lộ tình cảm cảm xúc, cách trách móc của người Tây Nam Bộ thể hiện phong cách riêng thong qua việc sử dụng các từ ngữ, hình ảnh mang đặc trưng củ mảnh đất nơi đây.
5. Qua các hành động ngôn ngữ của các nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, ta có thể tìm đến những nét văn hóa đặc trưng riêng của vùng đất Tây Nam bộ so với những miền đất khác đó là: văn hóa ứng xử chứa đầy cái tình, cái nghĩa, sự thủy chung của con người tây Nam Bộ. Văn hóa tâm linh thể hiện niềm tin thiêng liêng vào cuộc sống con người.Đó là những nét đặc trưng riêng con người Tây Nam Bộ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb TPHCM. 2. Trần Thị An (1990), Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu, tạp chí
văn học số 6.
3. T.S Ngô Văn Bé (biên soạn) (2008), Đề cương giới thiệu vùng đất Nam Bộ. 4.Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXB Giáo Dục.
5. Lê Văn Chưởng (2004), Dân ca Việt Nam, những thành tố của chỉnh thể nguyên
hợp, Nxb KHXH.
6 Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ học, NXB Đại Học Trung Học Chuyên Nghiệp.
7. Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang, Hoàng Chương (1963), Dân ca miền Nam
Trung Bộ, tập 1 - 2, NXB Văn Học.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Tây Nam Bộ, NXB Hà Nội.
10. Trần Phỏng Diều (2000), “Cảm xúc về sông nước qua ca dao Nam Bộ”, Tạp chí Văn hóa dân gian.
11. N.Gây (1975), Thời gian và không gian cấu trúc tác phẩm, NXB Matcơva. 12. Bảo Định Giang (chủ biên) (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (I), NXB Trẻ. 14. Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB Trẻ.
15. Nguyễn Hữu Hiếu (biên soạn) (2005), Lịch sử văn hóa Đồng Bằng Sông Cửu
Long, Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp.
16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa Học Xã Hội.
17. Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ; Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, NXB Giáo dục.
18. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1997), Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục.
19. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học Xã Hội Hà Nội. 20. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục.
21. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
22. Côtrecop V.N (1981), Ẩn dụ trong các bài dân ca trữ tình sinh hoạt - các
phương tiện nghệ thuật trong sáng tác dân gian Nga, NXB Đại học Tổng Hợp
Matcơva.
23. Bùi Mạnh Nhị (1999), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục.
24. Trần Văn Nam (2000), Tính cách Nam Bộ biểu trưng qua ca dao, báo Cần Thơ. 25. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
27. Vũ Ngọc Phan (1971), T26.Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục.
28. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục
29. Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu, N XB Giáo dục.
30. Vũ Ngọc Phan (1971), Tục ngữ ca dao Việt nam, NXB Giáo dục. 31. Tuyển tập Nguyễn Văn Bổng (1995), tập 3, NXB Văn Hóa Hà Nội.
32. Tuyển tập 40 năm (1999), Tạp chí văn học, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Matcơva, 1975
33. Đoàn Thị Thu Vân (2001), Tính hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ, tạp chí Tài Hoa Trẻ.
34.Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
35.Phạm Thu Yến (chủ biên), Giáo trình văn học dân gian, NXB Đại Học Sư Phạm.
36.Wed site :http: // nguoivienxu.vietnamnet.vn 37. Wed site :http: //e-cadao.com