Thời gian ban đêm

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2.2 Thời gian ban đêm

Ban đêm có thể nói là thời gian rảnh rỗi nhất, thuận lợi nhất để con người tự mình giải bày nỗi lòng hoặc gặp gỡ nhau để tâm sự. Đặc biệt nam nữ thanh niên nông thôn sau một ngày lao động mệt nhọc thì chỉ còn lại ban đêm là thời gian để

họ giành cho nhau. Chúng tôi thấy thời gian ban đêm xuất hiện nhiều nhất trong lời thoại ca dao Đồng bằng sông Cửu Long (43 từ, ngữ chỉ thời gian ban đêm). Điều này cũng phản ánh một quy luật chung của ca dao dân ca là “ Trong ca dao dân ca nói chung thì thời gian ban đêm được sử dụng nhiều nhất”[28,tr.174].

Từ, ngữ chỉ thời gian ban đêm trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng đa dạng, đó là các từ ngữ: đêm, đêm khuya, tối, trăng lênh bóng ngã, khuya, canh

khuya, đêm đông, …

Qua khảo sát, chúng tôi thấy thời gian ban đêm trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là cái hoàn cảnh để nhân vật trữ tình thể hiện hai mục đích sau:

a. Ban đêm là thời gian để nam nữ gặp gỡ nhau.

Thông thường ở nông thôn, cứ đêm đến là thanh niên nam nữ lại rũ nhau đi chơi. Họ đi từ xóm này sang xóm khác. Trước hết họ đi chơi, đi để cho vui, cho được thoải mái sau một ngày lao động, sau nữa là để họ giao lưu gặp gỡ và để tìm một người bạn đời. Hầu hết những cuộc đi chơi diễn ra vào những đêm sáng trăng.

Trăng lên bóng ngã qua rào,

Mong sao thấy mặt không chào cũng thương. [tr.469]

Gặp mặt em lúc đêm thanh trăng tỏ Hát hò chơi cho rõ nhân tình.

[547]

Khi gặp một người bạn vừa ý thì dù có khuya thế nào, họ cũng không muốn về:

Vì sàng nên gạo xuống nia

Yêu em anh phải đi khuya về thầm.

[tr.474]

b. Ban đêm là thời gian nhân vật trữ tình tự bọc bạch tâm sự nỗi lòng mình. Ban đêm là phù hợp hơn cả cho một người đang suy tư trằn trọc. Trong 43 từ, ngữ gắn với 43 lời thoại xuất hiện vào ban đêm thì có đến 31 lời thoại là của nhân vật đang tự nói với mình. Loại này bao giờ cũng gắn với “đêm”, “đêm tàn”, “đêm

Đêm nằm than thở, thở than Gối ơi, gối hỡi, bạn lang đâu rồi.

[tr.384] Đêm khuya ngồi dựa tiên đình

Sương sa gió lạnh, không thấy mình vãng lai.

tr.383]

Thời gian ban đêm trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu là thời gian của các nhân vật trữ tình bộc lộ nội tâm và những suy nghĩ, những suy tư trong thời gian này lại hầu hết là của người phụ nữ. Có lẽ so với nam giới thì phụ nữ hay suy nghĩ hơn hay sầu muộn hơn và chỉ có ban đêm là thời gian thích hợp nhất để họ giải bày. Trằn trọc suy tư nghĩ ngợi, tất cả đã làm nên những lời ca dao thấm đẫm nỗi buồn cô đơn của người phụ nữ Tây Nam Bộ ngày xưa.

Tất cả các khoảng thời gian từ ban ngày cho tới ban đêm, từ sáng sớm cho đến buổi chiều, rồi đêm khuya đều là những thời gian xuất hiện các lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng dù ở thời gian nào thì trong thơ ca dân gian nói chung và trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng và “thời

gian ở đây là thời gian hiện tại ” [19,tr.]

Như vậy thời gian nghệ thuật trong ca dao diễn ra nói chung và trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng là thời gian hiện tại.

Tìm hiểu về thời gian xuất hiện của lời thoại trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long, chúng ta sẽ khám phá được lớp ngữ nghĩa của lời thoại nhân vật bởi vì thời gian trong văn học, như Giáo Sư Trần Đình Sử nói: “Nó không còn đơn giản là cái nội dung chứa các quá trình đời sống mà là một yếu tố nội dung tích cực ” [5;

tr.63]

Còn N.Gây cho: “ Thời gian là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất

để tổ chức nội dung của nghệ thuật”[11,tr.228]

Rõ ràng các địa danh được đưa vào lời ca để thể hiện tâm trạng buồn, nhớ của con người Tây Nam Bộ.

c. Chỉ là để ứng gợi hứng cho nhân vật

Trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long có những địa danh thấm đẫm tâm trạng của nhân vật trữ tình, có những địa danh chỉ là sự giới thiệu về một vùng đất và có những địa danh chỉ là cái cớ, là sự gợi hứng cho nhân vật trữ tình.Có khi đó là sự dò hỏi:

Láng Hầm nước chảy xuôi dòng, Gặp em anh hỏi có chồng hai chưa ?

Anh hỏi thì em xin thưa

Mẹ cha xế bóng nên chưa có chồng.

[tr.419]

Như vậy, bên cạnh không gian sông nước thì không gian của các địa danh cũng là một không gian chủ yếu trong lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có lẽ, ít có ca dao vùng nào lại gắn bó với nhiều địa danh như ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa danh gắn với mỗi lời ca dao để người Tây Nam Bộ gửi gắm nỗi lòng mình với quê hương, đất nước và con người.

Đó là tất cả những tình cảm mà con người vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đã gửi gắm qua lời của mình trong ca dao.

2.2 Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1 Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long

Khảo sát lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều hành động ngôn ngữ. Việc nhận diện và phân loại hành động ngôn ngữ trong hội thoại ca dao khó có thể chính xác tuyệt đối. Đôi khi những lời thoại bao gồm hỗn hợp các hành động ngôn ngữ hoặc có những hành động ít thấy xuất hiện. Tuy nhiên, các hành động này đều đi đến đích cuối cùng là thể hiện, bộc bạch tình cảm nam nữ.

2.2.1.1 Hành động chào

Chào nhau khi gặp mặt là một phép lịch sự, thể hiện vẻ đẹp của sự ứng xử, văn hóa giữa con người với nhau. Lời chào là sự mở đầu cho một quá trình giao tiếp sau đó. Cha ông ta thường dạy: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Hẳn là thế!

Hành động chào trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long chỉ được thể hiện qua một động từ ngữ vi“chào”.

Chào, trước hết là hoạt động của những người muốn làm quen: Chiều chiều vịt lội ao sen,

Tình cờ tôi gặp người quen tôi chào Chào cô trước mũi tiên phuông Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền Người nào là vợ Vân Tiên

Nói cho tôi biết, tôi chào liền chị dâu. Người nào là người nghĩa tôi đâu, Nói cho tôi biết, để gởi câu ân tình.

[tr. 363]

Một điều rất đặc biệt nữa mà người Tây Nam Bộ trong cách chào cũng mang nét đặc trưng riêng; chào nhưng lại hỏi:

Gặp anh hỏi trước sau chào Anh đây đã có nơi nào hay chưa?

[tr. 399] Hay: Gặp anh đây lòng mừng phơi phới

Cẳng bước tới miệng nọ liền chào Anh ở làng chi tổng chi?

Nói cho em rõ đặng em vào làm quen.

[tr. 399]

Khảo sát 1022 lời ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ta thấy tần số xuất hiện hành động mời khá thấp (14 lần).Điều đó xuất phát từ nội dung và hình thức biểu hiện của thể loại này.Về nội dung, ca dao là nơi để các chàng trai, cô gái thể hiện tình cảm yêu đương, tâm sự thầm kín của mình.Vì thế, hành động chào nhau rất ít.Về mặt hình thức, do đặc trưng của thể loại ca dao la ngắn gọn nên nhân vật trữ tình buộc phải tìm cách biểu lộ tình cảm một cách nhanh chống và rõ ràng hơn.Vì vậy họ ít lựa chọn cách chào xã giao xa giao.

2.2.1.2 Hành động mời (14 lần)

Sau lời chào là những câu mời mọc thân tình. Đó là nếp sống văn hóa của mỗi người khi gặp nhau.Theo “Từ điển tiếng Việt” giải thích mời “tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trong”. [25,645] Chúng ta có nhu cầu giao tiếp với một đối tượng nào đó thì phải mời đối tượng vào nhà hoặc lại đây, ra đây... để bắt đầu nói chuyện với nhau. Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long cũng không thiếu những lời mời. Khác với hành động chào chỉ được thể hiện bằng một động từ “chào” thì hành động mời không được thể hiện ra bằng một động từ “mời” cụ thể mà ca dao đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng hành động mời bằng nhiều cách, nhiều kiểu. Có khi họ mời nhau theo cách ngụ ý gián tiếp:

Bắc cầu cho kiến leo qua Cho ai bên ấy sang nhà tôi chơi.

[341]

Có khi họ mời nhau rất ý nhị , có khi họ mời nhau rất thẳng thắn, chân tình. Họ mời nhau bằng tình cảm thực chứ không phải tô điểm cho lời nói:

- Nước sông sao lại chảy hoài Thường người xa xứ, lạc loài tới đây

- Tới đây thì ở lại đây Bao giờ kén rễ, xanh cây thì về.

[tr.486] Có khi họ mời nhau như một lời gọi rất tự nhiên:

Bớ người khăn trắng hồ dương Lại đây kết nghĩa tình thương cho rồi.

[tr.349]

Qua khảo sát lời nhân vật trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long ta thấy rằng các nhân vật trữ tình mời nhau khác những nghi thức mời, chào trong cuộc sống thường nhật. Hành động mời và hành động chào thường sóng đôi với nhau.

Người Tây Nam Bộ bộc trực,thẳng thắn nhưng lại rất lịch sự. Qua lời trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long ta cũng nhận thấy điều đó. Chính vì thế người Tây Nam Bộ có nét đặc trưng riêng trong cách thể hiện lời mời của các chàng trai cô gái.

Khảo sát 1022 lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 16 lời mời, tỉ lệ này tương đối ít. Như vậy, dù xuất hiện với tỉ lệ khá khiêm tốn nhưng hành động mời trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần biểu hiện đặc trưng ngôn ngữ của thể loại rất đậm đà bản sắc dân tộc này.

2.2.1.3 Hành động hỏi

“Hỏi” trong “Từ điển tiếng Việt” giải thích “nói ra điều mình muốn người ta

cho mình biết với yêu cầu được trả lời” [25,tr.454]. Trong cuộc sống, có bao nhiêu điều khiến chúng ta phải hỏi, nhất là trong cuộc sống tình cảm. Tình cảm nói chung và tình yêu nói riêng là một cái gì vừa trừu tượng vừa cụ thể, vừa rất gần gũi quen thuộc lại vừa rất khó lý giải, cho nên hỏi là một hành động luôn tồn tại trong mỗi con người. Trong giao tiếp, hỏi là một hành động ngôn ngữ thường xuyên diễn ra ở câu trao, người đáp dựa vào nội dung câu hỏi để trả lời. Qua khảo sát 1022 lời nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi thấy rằng hoạt động hỏi xuất hiện với tần số khá cao (107 lần). Trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long hoạt động hỏi thường được sử dụng với mục đích sau:

Hành động hỏi Tần số xuất hiện

Dò xét tình cảm đối phương 17

Tìm hiểu lai lịch đối phương 14

Hỏi thử trí thông minh 66

a. Dò xét tình cảm đối phương

Trong lĩnh vực tình cảm, không phải một sớm một chiều mà ta hiểu ngay được đối tượng. Do vậy, ý muốn thăm dò luôn thoi thúc những người đang yêu và muốn yêu. Người con trai này muốn làm quen với cô gái thì anh ta phải thăm dò bằng hành động hỏi thăm:

Gặp giữa ruộng giữa đồng Hỏi thăm thục nữ loan phòng chờ ai?

[tr.469] Có khi lời của chàng trai lại hỏi cô gái thật tình tứ,ý nhị.

Em gặp em đây sao không hỏi không chào Hay là em có nơi nào hơn anh?

Một chàng trai khác có hành động hỏi cụ thể, táo bạo hơn nhưng vẫn không làm mất lòng cô gái.

Lưới thưa bủa lấy cá rô đồng

Buông lời hỏi bạn có chồng hay chưa?

[tr.425]

Tình yêu biểu hiện ở nhiều sắc thái, nhiều cung bậc khác nhau: khi yêu say đắm, khi giận hờn, khi không hiểu nhau. Tất cả được thể hiện qua hành động hỏi của nhân vật trữ tình (17 lần).

Khi người con trai muốn biết cô gái có tình cảm với mình không thì anh ấy sẽ hỏi một cách thẳng thắn:

Sương sa trời đất mờ mờ

Thương hay không em nói thiệt kẻo em chờ uổng công.

[tr. 357]

Rồi cả những tình yêu đã được khẳng định qua thời gian tưởng như bền vững thế nhưng một trong hai người có sự thay đổi thì người kia cũng phải hỏi:

Rượu ngon chắt để bàn thờ

Ba bốn năm không lạt sao bây giờ lạt đi?

[tr.141] b. Tìm hiểu lai lịch đối phương

Khi gặp nhau thường thường đầu tiên người ta hay hỏi về gia thế của nhau, có thể là hỏi về cha mẹ, có thể hỏi về người chồng, vợ, con cái hoặc hỏi về tình hình gia đình. Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những câu hỏi này tuy số lượng hỏi ít (14 lần).Nếu như ở hành động hỏi để dò xét tình cảm đối phương, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự biểu hiên gián tiếp thì ở hành đông hỏi để tìm hiểu lai lịch đối phương rất hiếm khi bắt gặp lối nói vòng vo:

Gặp anh trước hỏi sau chào Năm nay anh có nơi nào hay chưa?

[tr.234]

Ở lời ca dao này, bên cạnh việc chào xã giao, cô gái đã mạnh dạn hỏi thẳng. Như chúng tôi đã nói, lối giao tiếp của người Việt nói chung rất tế nhị, khiến họ có thói quen giao tiếp “Chào đi liền với hỏi”:

Gặp anh đây bụng mừng phơi phới Cẳng bước tới miệng nọ liền chào

Anh ở làng chi tổng chi, nói cho em biết để em vào làm quen.

[tr. 366]

Miệng đọc cổ chương, tay nương bàn toán Anh hỏi thăm nàng quê quán ở đâu? [tr.429]

Sự xuất hiện của hành động hỏi để tìm hiểu lai lịch đối phương của các chàng trai, cô gái Tây Nam Bộ chứng tỏ họ có một sự quan tâm sâu sắc với nhau. Qua hành động hỏi, mối quan hệ giữa họ xích lại gần nhau hơn.

c.Hỏi thử trí thông minh

Hành động hỏi này xuất hiện khi nam - nữ hát đối đáp. Thường thường hai bên hỏi về chữ nghĩa, những câu đồ vật để xem tài trí lẫn nhau.Có thể nói đây là hoạt động hỏi xuất hiện nhiều nhất (66 lần).

Thấy anh ăn học có thi Em đây xin hỏi con chi không đầu?

[368]

Cây chi trên rừng không lá Con cá chi dưới biển không xương

Trai nam nhi đối đặng, thiếp kết tào khang với chàng

[tr. 369]

Có thể nhận thấy hệ thống tri thức của cuộc sống thường nhật được chủ thể trữ tình đem ra đối hỏi trong ca dao thường gắn với nông thôn, với người lao động họ chưa được tiếp xúc nhiều với khoa học, sách vở. Việc thông thạo những giá trị thuộc lĩnh vực kinh nghiệm nhân gian ấy là điều kiện để họ tồn tại với cuộc sống.

Như vậy nảy sinh từ nhu cầu chính đáng của cộng đồng, những hiểu biết, nhưng kinh nghiệm của đời sống đã đi vào ca dao thử trí thông minh.

Đố hỏi có khi còn là hỏi về tri thức trong sách vở:

Biết anh hay chữ em hỏi thử đôi lời Chữ gì chôn dưới đất

Chữ gì cất trên thang Chữ gì mang không nổi Chữ gì thổi không bay

Trai như anh đối đặng, em đổi dời theo ngang

[tr. 399]

Ở ca dao hỏi đố thông minh, nhân vật trữ tình cũng hướng đến lịch sử các anh hùng ngày xưa:

- Ai mà dựng cờ trên núi Ai mà bán muối chợ Đông Ai mà dâng áo cho chồng

Anh mà đối đặng, má hồng em ưng. - Trình Giảo Kim dựng cờ trên núi Hà Nguyệt Cô bán muối chợ Đông Liễu Kim Huê dâng áo cho chồng Anh đây đối đặng mà hồng tính sao?

[tr.347]

Ở đây, ta bắt gặp một dạng hành động hỏi rất đặc trưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long. Đó là dạng hỏi về sự tồn tại không thể xác định của sự vật, sự việc, cố tình gây khó khăn cho đối phương:

Thấy anh ăn học bên Tây

Em đây xin hỏi mặt trời xoay phía nào?

[tr.379]

- Nghe tiếng anh ăn học ở Sài Gòn Đố anh đếm được cây gòn mấy bông?

- Em về đếm cá dưới sông Để anh ở lại đếm bông cây gòn.

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w