Thời gian ban ngày

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2.1 Thời gian ban ngày

Thời gian ban ngày xuất hiện trong lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long với đầy đủ cả buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều:

Thời gian Tần số xuất hiện

Sáng 3

Trưa 4

Chiều 26

Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, buổi sáng có tần số xuất hiện thấp (3 lần) với các từ ngữ: hừng đông, rạng, sáng, …

Lao xao gà gáy rạng ngời Vai vắt cái cày tay dắt con trâu.

[tr.322]

Nếu như buổi sáng là thời gian bắt đầu một ngày, bắt đầu của một công việc thì buổi trưa là thời gian nghỉ ngơi hoặc chuẩn bị nghỉ ngơi để tiếp tục một buổi mới làm việc. Buổi trưa là thời gian có lẽ không hợp với công việc thổ lộ tâm sự hoặc tỏ tình, nhưng trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có một số lời thoại xuất hiện vào thời gian này, tuy là rất ít (chỉ có 3 từ ngữ chỉ thời gian ban trưa). Thời gian buổi ban trưa được sử dụng bằng các từ ngữ : đứng bóng ban trưa, trưa.

Thương không thương cũng nghĩ chút tình, Cũng người vợ cũ của mình thuở xưa

Gặp mình đây đứng bóng ban trưa

Trách trời mau tối, em phân chưa hết lời.

[tr. 463]

Đường trưa qua một cánh đồng Em đi mua rượu cho chồng em đây

Chồng em mang tiếng mang tai

Tiếng tai em chịu, hơn ai không chồng. [tr.394] Hay có khi đó là lời khuyên (1 lần)

Mặt trời đã mọc đằng đông Em ơi thức dậy, ra đồng kẻo trưa

Thế gian kẻ cấy, người bừa

Riêng em ngủ sớm, dậy trưa sau đành.

[tr.323]

Mặc dù tần số xuất hiện thời gian buổi trưa là ít nhưng nó đã góp phần làm nên sự phong phú cho thời gian ban ngày trong lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Có thể nói thời gian ban ngày đáng chú ý nhất, xuất hiện nhiều nhất trong lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long là thời điểm buổi chiều (26 lần). Chiều đến, không gian bắt đầu chìm ngập trong bóng tối, hoàng hôn thì con người đỡ buồn

nhất. Chiều tối, con người khó có thể kìm được lòng mình khi nghĩ về cha mẹ, nghĩ về người yêu đang cách xa. Qua khảo sát, chúng tôi thấy thời gian buổi chiều là thời gian của các nhân vật trữ tình nói đến nỗi buồn chứ hoàn toàn không thấy những lời tỏ tình hoặc những lời thể hiện tâm trạng vui sướng. Các từ ngữ diễn tả buổi chiều có: chiều chiều, chiều, chiều nay…

Từ ngữ diễn tả buổi chiều Tần số xuất hiện

Chiều chiều 11

Chiều 7

Chiều nay 8

“Chiều chiều”

Từ “ Chiều chiều ” có tác dụng diễn tả quá trình của sự việc, hiện vật, hiện tượng kéo dài. Nó không phải là một buổi mà thời gian đó trở thành chu kỳ lặp đi lặp lại. Rõ ràng, thời gian ở đây không còn là một đại lượng chính xác nữa. “ Chiều

chiều ” với tư cách là một trạng ngữ chỉ thời gian luôn đứng đầu câu và có tần số

xuất hiện nhiều nhất qua lời nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long (11 lần).

Các chàng trai, cô gái thường cảm thấy cô đơn khi xa cách người thương. Còn những cô gái lấy chồng xa quê thì cảm thấy bơ vơ, trống trải nơi đất khách quê người. Vì vậy, qua lời thoại của nhân vật trữ tình trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long mỗi khi chiều tối, thường mang theo nỗi buồn da diết.

Chiều chiều ra ngó ngoài trời Thấy chim về tổ, bời bời ruột đau.

[tr.365]

Chiều chiều ra cửa ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.

[tr.363] Hay có khi nó là sự đợi chờ:

Chiều chiều ra đứng cổng làng

Nghe trống bãi tràng, em chạy đón anh.

Chiều chiều con nước lên cao

Thuyền anh cặp bến, cắm sào thăm em.

[tr.364] “Chiều ” (7 lần)

Từ “ Chiều ” trạng ngữ chỉ thời gian nhưng có thể đứng ở các vị trí khác nhau không nhất thiết phải đứng đầu câu như từ: “ Chiều chiều ”:

Tay nắm tay cho chắc, Mặt giáp mặt cho tường

Để chiều nay trễ, đôi đường cách xa.

[tr.437]

Hò ít câu, có chi đâu mà sợ ?

Chiều lên bờ, trả duyên nợ lại cho em.

[tr.408] “Chiều nay ”

Từ “ Chiều nay ” cũng là trạng ngữ chỉ thời gian nhưng lại xác định thời gian rõ hơn từ “ chiều chiều ” và “ chiều ” . “ Chiều nay ” đó là buổi chiều và ngày là hôm nay. Từ “ chiều nay ” giống từ “ chiều chiều ” là luôn đứng ở vị trí đầu câu:

Chiều nay anh phải hồi hương Xin bậu ở lại đừng thương nơi nào.

[tr.394]

Chiều nay cắt cổ gà vàng

Đừng cho nó gáy hai đàng biệt li.

[tr.364]

Qua khảo sát lời thoại của nhân vật trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long, chúng tôi thấy rằng thời gian ban ngày là thời gian của hiện tại. Trần Thị An đã có nhận xét rất đúng rằng “ Tính chất công thức ước lệ là đặc trưng nổi bậc trong việc

tác giả dân gian miêu tả thời gian ”.

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w