Giải bày tâm trạng

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 58)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.3 Giải bày tâm trạng

Trong cuộc sống, khi hạnh phúc sung sướng cũng như khi khổ đau bất hạnh, con người luôn có nhu cầu được chia sẻ tâm sự. Đặc biệt trong tình yêu. Một lĩnh vực tình cảm phức tạp với nhiều cung bậc nhiều trạng thái thì giải bày tâm trạng là một nhu cầu tất yếu. Ca dao đồng bằng sông Cửu Long là tiếng lòng của người Tây Nam Bộ, và một trong những tiếng lòng tiêu biểu nhất chiếm đa số nhất là: giải bày tâm trạng.Một hành động hỏi, một hành động mời, một hành động kể đều để đi đến cái đích là giải bày tâm trạng. Khảo sát 1022 lời ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi thấy nhân vật trữ tình giải bày nhiều tâm trạng cụ thể là:

a. Tâm trạng vui sướng hạnh phúc.

Hạnh phúc nào bằng khi ta yêu và được yêu. Mối tình nào cũng trải qua thời gian hạnh phúc dù thời gian đó dài hay ngắn. Người Tây Nam Bộ đã bày tỏ hạnh phúc đó trong những lời ca dao. Trong tình yêu nói chung cũng như trong cuộc sống vợ chồng nói riêng có nhiều cái đem lại hạnh phúc cho con người. Trước hết, họ hạnh phúc bởi vì hai người tâm đầu ý hợp:

Duyên em kết với nợ anh

Thức như bông hoa nở trên nhành gặp mưa. [tr.334]

Và hạnh phúc khi đã vượt qua mọi gian nan thử thách để có ngày vợ chồng má kề tay gối:

Vui vầy duyên đà bén duyên Má kề tay gối

Thỏa tình dạ nọ bớt phiền

Chẳng còn điên đảo truân chuyên những ngày. [tr.306]

Rồi những khi những người đang yêu phải xa nhau, phải chờ đợi cuối cùng được gặp nhau thì chẳng có hạnh phúc nào bằng:

Rày đây mai đó thật khó định chừng Được gặp em trong dạ anh mừng biết bao!

Họ hạnh phúc vui sướng và được nói ra niềm hạnh phúc sung sướng ấy lại càng hạnh phúc hơn. Chính vì vậy, người dân Tây Nam Bộ đã giải bày cả lòng mình, đã gửi gắm niềm hạnh phúc sung sướng ấy vào những câu ca dao trữ tình tha thiết.

b. Tâm trạng nhớ mong chờ đợi vì xa cách.

Yêu nhau rồi phải xa nhau thì nhớ nhung trông đợi. Đó là quy luật muôn đời của tình yêu. Đối với tình yêu, khi ở bên nhau thì thời gian dài dằng dặc, một ngày bằng cả một năm. Những chàng trai cô gái Tây Nam Bộ đang yêu cũng gửi gắm tâm trạng đó vào những câu ca dao. Để thực hiện tâm trạng nhớ mong thì ca dao Tây Nam Bộ đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau như: thương, nhớ, đợi, trông, sầu,... và sau các động từ này lại luôn được gắn với những từ ngữ diễn tả mức độ cao, sâu sắc.

Nỗi nhớ, sự trông chờ có nhiều mức độ khác nhau:

Đợi ai ra ngẩn vào ngơ

Trông ai luống những lòng tơ rối muồi.

[tr.383]

Anh đau ba năm, anh không ốm Anh đói sáu tháng, cnh không mòn, Vắng em một bữa, da còn bọc xương

[332]

Tâm trạng nhớ nhung trông đợi là tâm trạng chung của những người đang yêu nhưng trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long, người ta giải bày tâm trạng đó một cách cụ thể bằng những sắc màu, mức độ khác nhau: khi thì em nhớ, khi thì nhớ, khi thì nhìn kỷ vật mà nhớ, khi thì nhìn cảnh rồi nhớ, khi thì ngồi nhớ, khi thì đi ra đi vào, khi thì nhớ rồi sinh ra đau ốm... Người Tây Nam Bộ đã yêu thì thật sâu nặng. Tâm trạng nhớ mong chính là một minh chứng cho điều này.

c. Tâm trạng buồn đau thất vọng.

Trong tình yêu, có những lúc hạnh phúc sung sướng nhưng cũng có lúc lại buồn đau cay đắng. Buồn đau cay đắng vì tình yêu bị đỗ vỡ. Không hiểu trong ca

dao nói chung và ca dao đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cái buồn, cái đau lại được thể hiện nhiều đến thế. Tâm trạng cô đơn thất vọng chua xót là một tâm trạng được nhiều người Tây Nam Bộ giải bày rất nhiều. Khi thể hiện tâm trạng này thì ca dao đồng bằng sông Cửu Long đã dùng nhiều từ ngữ ở những cấp độ và sắc thái khác nhau: buồn, đau, sầu, thảm, thương, xót xa, khóc, trầm mình... và nguyên nhân gây nên sự buồn đau chua xót này cũng được nói đến với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trước hết, tình yêu không thành là vì bản thân người trong cuộc. Có khi là vì sự bạc tình của người cô gái làm cho chàng trai phải đau khổ, thất vọng:

Xuống sông ôm đá trầm mình Sao em lại ở bạc tình bỏ anh.

[407]

Cũng có khi không nói rõ vì em hay vì anh nhưng chắc chắn là vì một trong hai người hoặc vì bản thân cả 2 để gây nên nỗi đau buồn:

Đêm nằm lưng chẳng bén giường Cũng vì một nỗi người thương trao lời.

[398]

Một nguyên nhân khá phổ biến làm cho tình yêu lứa đôi tan vỡ là do cha mẹ. Trong xã hội phong kiến phần lớn nhân duyên con cái do cha mẹ định đoạt, họ chỉ biết sắp đặt chứ không đếm xỉa đến tình yêu của con cái. Chính việc làm này đã gây nên bao nỗi thương, buồn khổ cho bao lứa đôi:

Đêm khuya nghe tiếng vịt kêu chiều Xót xa trong dạ chín chiều thấm châu.

[tr.373]

Có những nguyên nhân rất éo le như khi cô gái đã có chồng nhưng lại đem lòng yêu một chàng trai khác. Điều đó cũng dẫn đến sự đau khổ thất vọng chua xót cho cô gái:

Nhìn chàng nước mắt rưng rưng Xuống lên không đặng vì chưa có chồng.

Có thể nói muôn nghìn tâm trạng khác nhau gắn với những con người có những hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả ở họ đều có chung một điểm là: Nỗi buồn đau thất vọng chua xót vì tình yêu không thành. Mỗi lời ca của họ cất lên điều thấm đẫm tâm trạng này. Mặc dù trong xã hội phong kiến những lời oán trách, những câu hỏi nhức nhói vẫn là những dấu hỏi. Lơ lửng trong suốt hàng trăm năm nhưng những lời ca mang đầy nỗi đau nỗi chua xót ấy đã làm cho hậu thế phải suy nghĩ và phải có trách nhiệm vì tình yêu của mình để làm cho tình yêu là niềm hạnh phúc sung sướng chứ không còn buồn đau.

2.3. Tiểu kết chương 2:

Các hành động ngôn ngữ của nhân vật được gắn liền với hoàn cảnh không gian và thời gian nhất định.Các hành động ấy đều nhằm tới những mục đích của người thể hiện. Trong đó, chúng tôi thấy những hành động có mục đích liên quan tới việc thể hiện tình cảm của nhân vật chiếm số lượng nhiều nhất.

CHƯƠNG III

ĐẶC TRƯNG CỦA CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w