Những không gian gặp gỡ riêng tư khác

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.1.4 Những không gian gặp gỡ riêng tư khác

Trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long, ngoài các không gian trên thì còn bắt gặp một số không gian khác là không gian của những nơi gặp gỡ riêng tư: trong nhà, ngoài ngõ, trong vườn hoặc là ở một gốc đa, một cái miếu hay là ở trên đường…

Những không gian này không xuất hiện thành hệ thống như ba loại không gian trên mà lẻ tẻ, nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua. Bởi vì, những nơi đó đã trở thành kỷ niệm nơi chứng kiến tình cảm vui buồn của con người Tây Nam Bộ để từ đó mà hàng loạt câu ca dao được cất lên.

Qua thống kê chúng tôi chia ra mấy loại không gian gặp gỡ riêng tư như sau: - Không gian cụ thể

Khái niệm “ cụ thể ” mà chúng tôi dùng ở đây có nghĩa là ở một nơi xác định, được chỉ đích danh như trong nhà, ngoài ngõ hay trên đường ..

+ Ở ngôi đình – miếu: Những lúc hệ trọng thiêng liêng như thề bồi đính ước thì người Tây Nam Bộ lại tìm đến những ngôi miếu – Có lẽ, đây là nơi tĩnh mịch nhất, có không khí trang nghiêm nhất phù hợp cho tâm trạng này:

Tò vò đóng ở sau đình

Em ơi đứng lại cho anh nhìn kẻo quên. [tr.465]

Hồi hôm tôi có lại đình,

Ông thần ổng biểu hai đứa mình kết đôi.

[tr.410]

Tôi với mình thề trước miếu Ông Sống nằm một chiếc,thác chung một hòm.

[tr.466] Hay :

Trời mưa trơn trợt bờ đình Lỡ lời hò hẹn,tôi phải dầm mình ra đi.

+ Ở gốc đa: Hình ảnh cây đa đầu làng luôn gắn bó với thôn quê Việt Nam. Cây đa là nơi những đôi lứa yêu nhau thường hẹn hò tình tự:

Cây đa trốc gốc, cái miếu chổng khu Gặp em đây anh giỡn lu bù

Chừng nào chồng cũ em hay được, thì anh ở tù cũng thương.

[tr.385] - Không gian phiếm chỉ

Trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long ta còn thấy một loại không gian xuất hiện tương đối nhiều, nó không phải là một địa danh cụ thể hay một nơi cụ thể như trong vườn, ngoài ngõ, … mà nó được chỉ ra bằng đại từ chỉ định: “Đây”. Một

số động từ chỉ hoạt động của nhân vật trữ tình được kết hợp với “Đó” với “Đây” để thể hiện loại không gian này: Đến đây, gặp đây, ở đây, …

“Đây” là không cụ thể một nơi nào cả, có thể là trên một dòng sông, một bến nước hay ở tại một gốc đa, sân đình, hoặc giữa đường, giữa chợ, …“Đây ” có thể là nơi mà người Tây Nam Bộ thường tụ tập nhau để làm việc rồi gặp gỡ và cũng có thể là nơi chỉ ra sự tình cờ mà họ đi qua gặp nhau. “Đây” là tất cả những nơi để người Đồng Bằng Sông Cửu Long bày tỏ tâm sự của mình:

Anh đừng môi miếng,miếng môi, Ở đây nói vậy chứ có đôi ở nhà.

[tr.337]

Ngoài ba không gian nói Nhắc đến Tây Nam Bộ ta không thể nào quên nhắc đến.

Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, ta bắt gặp khá nhiều dạng không gian. Điều này cũng để nói lên rằng: Mọi nơi trên mảnh đất miền Tây Nam Bộ từ con sông, ngọn núi đến cây đa, cái chợ, hay trên một làng, xã, … đều là nơi để gợi hứng cho con người Tây Nam Bộ thổ lộ tình cảm của mình, để họ làm nên một kho tàng ca dao vô cùng phong phú, đa dạng. Đó là một thứ tài sản tinh thần hết sức quí giá của người Tây Nam Bộ được đúc kết chắt lọc hàng trăm năm nay.

Trong số các không gian đó thì nổi lên hai loại không gian là không gian sông nước và không gian các địa danh.

Không gian trong ca dao nói chung và trong ca dao Tây Nam Bộ nói riêng là không gian trần thế đời thường, bình dị. Điều này khác với không gian trong thần thoại. Không gian trong thần thoại thì “mang tính nguyên sơ hoang dã và hư ảo” [5; tr.94]

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w