Tỏ tình

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 56)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2.2 Tỏ tình

Con người được tạo hóa ban cho một ân huệ tuyệt vời đó là tình yêu. Tình yêu thật thiêng liêng đẹp đẽ, và có lẽ giờ phút thiêng liêng đẹp đẽ ấy và có lẽ giờ phút thiêng liêng nhất là lần gặp gỡ đầu tiên với lời tỏ tình đầu tiên. Những chàng trai – cô gái Tây Nam Bộ cũng đã thể hiện những giờ phút đẹp đẽ thiêng liêng ấy vào những lời ca dao trữ tình của mình. Họ hỏi nhau, chào nhau, mời nhau và kể cho nhau nghe cũng vì mục đích đẹp ấy: tỏ tình.

Bông trang trước cửa ba bữa bông trang tàn, Ngày thời chuyện vãn ,tối mơ màng thấy em

[tr.349]

Lời tỏ tình chiếm một số lượng tương đối lớn trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số 1022 lời thoại thì có 46 lời tỏ tình. Người Tây Nam Bộ tỏ tình bằng nhiều cách và cách nào cũng rất chân thành mà lại dễ làm mềm lòng đối

tượng. Trong số các lời tỏ tình thì các chàng trai Tây Nam Bộ thường tỏ tình bằng những câu hỏi trực tiếp rất thật thà, rất chân thành:

Gió đưa thuyền gỗ qua sông Hỏi ai bên ấy có chồng hay chưa?

[tr.337]

Hỏi người con gái mà hỏi “Có chồng hay chưa?” Những lời tỏ tình này lại không phải trần trụi lỗ mảng mà rất chân thành của một người vốn chất phác, vốn không ưa màu mè.

Trong khi đó lại có những chàng trai khác hẳn. Trong lòng đã có chút tình ý hoặc trong lòng đã yêu nhau thì những chuyện như mượn quạt, mượn nón... để tỏ tình là chuyện đã thành ra “kinh nghiệm phổ biến” rồi, cho nên chàng trai này:

Quạt này là quạt tri âm

Để giành che miệng nói thầm cùng nhau

[tr.344]

Bên cạnh những ý tình trang nhã như vậy cũng có khi chàng trai Tây Nam Bộ:

Tôi đi lên cũng gặp chị Tôi đi xuống cũng gặp chị Thiên hạ đồn mộng đồn mỵ Đôi tôi với chị là hai vợ chồng.

[tr.375]

Anh ta nói “thiên hạ đồn” nhưng chính là anh ta đồn chứ ai, rõ là anh đang giả vờ nhưng cũng rất đáng yêu.

Trong tình yêu bao giờ người con trai cũng tỏ tình trước, nhưng ở Tây Nam Bộ có khi người con gái lại tỏ tình. Hẳn là một sự mạnh bạo. Mạnh bạo mà lại rất khiêm nhường tế nhị:

Gió len cho héo lá lan,

Cho thiếp gặp chàng duyên nợ đẹp đôi.

[tr.403]

Một lời mời, một lời chủ động làm quen bắt chuyện để thể hiện tình tứ thật là lịch sự đáng trân trọng.

Có thể nói cách tỏ tình của người Tây Nam Bộ thật đa dạng, có cả những lời tỏ tình trực tiếp của những người thật thà chất phác, có cả những lời tỏ tình kín đáo tế nhị bóng gió. Có những lời tỏ tình thật nghiêm túc. Ở đây không chỉ có những lời tỏ tình của các chàng trai mà còn có những lời tỏ tình của các cô gái.

Một phần của tài liệu Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w