Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay, không kể đến món vay đó thu đƣợc hay chƣa trong một thời gian nhất định. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì nguồn vốn mà ngân hàng có đƣợc, ngân hàng dùng để cho vay lại nền kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trên địa bàn, vì thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế của ĐBSCL nên các doanh nghiệp cũng nhƣ là ngƣời dân có nhu cầu về vốn rất lớn. Do đó, việc cung cấp vốn để quá trình sản xuất, tiêu dùng của họ diễn ra liên tục là nghiệp vụ kinh doanh chính của NHNo&PTNT Cần Thơ, góp phần giúp họ cải thiện, nâng cao đời sống vật chất đƣa nền kinh tế của thành phố ngày càng phát triển. Tình hình cho vay của ngân hàng có thể đánh giá từ nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: cho vay theo thời hạn, cho vay theo ngành kinh tế và cho vay theo thành phần kinh tế.

4.2.1.1 Theo thời hạn

Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng đƣợc chia thành hai loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Trong đó, cho vay ngắn hạn thƣờng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Trong những năm qua chi nhánh NHNo&PTNT Cần Thơ luôn cố gắng đa dạng hóa hình thức cho vay phù hợp với điều kiện, phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ và nguồn vốn của chi nhánh. Để biết đƣợc, thời hạn cho vay ngắn hay cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của chi nhánh, ta tìm hiểu biểu đồ sau:

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

năm 2011, sang năm 2012 giảm xuống còn 89% nhƣng đến 2013 thì tỷ trọng này có sự gia tăng trở lại, tăng lên 91%. Điều này cho thấy, ngân hàng đang cho vay với mục tiêu tăng trƣởng tín dụng an toàn, vì các khoản cho vay ngắn hạn thƣờng mang lại rủi ro thấp hơn các khoản cho vay trung - dài hạn, tránh đƣợc rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và quay vòng vốn nhanh. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay trung – dài hạn thƣờng thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay qua ba năm, dao động từ 8%-11%, tăng trong năm 2012 và giảm vào năm 2013.

Để biết chính xác hơn về tình hình cho vay theo thời hạn của chi nhánh ngân hàng qua ba năm, ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 6.411.255 7.291.290 7.874.553 880.035 13,73 583.263 8,00 Trung dài hạn 548.633 890.929 785.090 342.296 62,39 (105.839) (11,88) DSCV 6.959.888 8.182.219 8.659.643 1.222.331 17,56 477.424 5,83

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013 Ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, nhằm mục đích tài trợ vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và có sự tăng trƣởng qua ba năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 13,73%. Nguyên nhân của doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh trong năm 2012 có thể giải thích nhƣ sau: chi phí đầu vào đối với sản xuất và giá tiêu dùng tăng do nền kinh tế trong nƣớc ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế của Mỹ (nền kinh tế Mỹ bị suy thoái, thị trƣờng tài chính, thị trƣờng nhà cửa bất ổn) làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, để có thể xoay sở các doanh

nghiệp chọn giải pháp vay vốn tạm thời để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu tiếp tục sản xuất theo kế hoạch. Đồng thời, do lạm phát nên đồng tiền của nƣớc ta mất giá so với các đồng tiền nƣớc khác, giá trị của đồng tiền không cao nên ngƣời ta có khuynh hƣớng vay nhiều hơn để bù đắp thiếu hụt. Kết thúc năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng 8,00%. Do tâm lý của các hộ sản xuất, hộ nông dân là không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp hơn và trong thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả, thêm vào đó do ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro và quay vòng vốn nhanh vì thời gian cho vay càng dài thì rủi ro càng cao.

Trung và dài hạn

Bên cạnh cho vay ngắn hạn ngân hàng còn đầu tƣ cho vay trung và dài hạn. Thời hạn cho vay trung và dài hạn từ trên 12 tháng trở lên, với mục đích thƣờng là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình, mua sắm thiết bị cho phân xƣởng hay phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên, chăn nuôi đại gia súc, các dự án đầu tƣ. Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài, có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Do đó, tỷ trọng của loại hình cho vay này thấp trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung, cho vay trung và dài hạn năm 2012 có sự gia tăng và sụt giảm vào 2013. Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 có sự gia tăng mạnh, tăng 62,39%. Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng mở rộng cho vay trung và dài hạn, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ nên các doanh nghiệp cũng có nhu cầu vay dài hạn nhằm mở rộng đầu tƣ, mua sắm thêm máy móc,..phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Năm 2013 giảm 11,88% so với năm 2012. Do tình hình kinh tế còn khó khăn, hàng hóa ế ẩm không bán đƣợc, tồn kho cao và với số vốn vay ngân hàng từ năm 2012 còn tồn đọng lại, nên các doanh nghiệp không muốn phải gia tăng thêm chi phí, hạn chế tiếp cận với nguồn vốn vay, đặc biệt là vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn vay ngắn hạn sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp lại càng tăng. Thêm vào đó, để hạn chế rủi ro nguy cơ các doanh nghiệp không trả đƣợc nợ khi đến hạn nên chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn, để tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất nhƣ đã phân tích ở trên ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn.

yếu, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng có hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, kém hiệu quả, điều kiện cho vay khắt khe hơn. Điều đó đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của Agribank Cần Thơ vào 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

6T 2013 6T 2014 6T 2014/6T 2013

Số tiền %

Ngắn hạn 3.967.204 4.013.317 46.113 1,16

Trung và dài hạn 422.276 325.384 (96.892) (22,95)

Doanh số cho vay 4.389.480 4.338.701 (50.779) (1,16)

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2014 Ngắn hạn

Mặc dù, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của ngân hàng có sự sụt giảm nhƣng doanh số cho vay ngắn hạn lại có sự tăng trƣởng, tăng 1,16%. Điều này cho thấy, trƣớc tình hình khó khăn của nền kinh tế việc cho vay các doanh nghiệp cũng nhƣ là các dự án đầu tƣ là có nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro, mà đối tƣợng vay ngắn hạn chủ yếu lại là các hộ sản xuất, hộ nông dân, cá nhân có nhu cầu tiêu dùng trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, tâm lý của khách hàng là không muốn thiếu nợ trong thời gian dài.

Trung và dài hạn

Doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 22,95%. Mặc dù, những tháng đầu năm 2014 lãi suất cho vay giảm đáng kể, nhƣng tăng trƣởng tín dụng hầu nhƣ vẫn “giậm chân tại chỗ”, thậm chí còn giảm. Do thời gian qua sức đề kháng của các doanh nghiệp suy yếu, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, tuy lãi suất cho vay đã hạ nhƣng điều kiện cho vay của chi nhánh không hạ thậm chí còn khắt khe hơn, vì bản thân chi nhánh cũng sợ gặp phải rủi ro nên chủ động phòng ngừa, chủ yếu cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung – dài hạn đến mức tối đa.

4.2.1.2 Theo ngành kinh tế

Thành phố Cần Thơ có vị trí chiến lƣợc trung tâm, là cửa ngõ, là cầu nối của ĐBSCL vì thế các ngành nghề kinh doanh rất đa dạng, ngoài nghề nông nghiệp, thủy sản còn có các ngành thƣơng mại, du lịch, kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu,...chi nhánh ngân hàng lại đƣợc đặt tại trung tâm của thành phố nên có nhiều doanh nghiệp, nhiều khu công nghiệp hoạt động nên ngoài cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng còn cho vay trong nhiều lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, cho vay tiêu dùng và đều chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao trong doanh số cho vay của ngân hàng. Và để biết đƣợc cụ thể tỷ trọng doanh số cho vay đối với các ngành nghề kinh tế này của ngân hàng trong thời gian qua ra sao, ta sẽ tìm hiểu biểu đồ cơ cấu cho vay sau:

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.4 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế 2011, 2012 và 2013 NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ đầu tƣ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các ngành kinh tế. Mặc dù, ngân hàng mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi ngành nghề kinh tế nhƣng cho vay nông nghiệp, nông thôn vẫn là những khoản tín dụng chủ lực của ngân hàng. Qua biểu đồ 4.4 ta thấy, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tuy không phải cao nhất nhƣng không có nhiều biến động qua các năm, dao động từ 18%-20%. Điều này cũng là tất yếu vì ngành nông nghiệp là những khách hàng truyền thống có địa bàn và quy mô hoạt động khá lớn và đây là thế mạnh, phù hợp với định hƣớng kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, do chi nhánh ngân hàng đặt tại trung tâm thành phố, nơi có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, nhiều điểm du lịch hấp dẫn,

đặc biệt là tỷ trọng cho vay trong các ngành khác (gồm cho vay hoạt động tiêu dùng, thẻ) của chi nhánh luôn có sự tăng trƣởng mạnh qua các năm, từ 0% tăng lên 14% vào năm 2013, điều này cho thấy với tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay thì việc cho vay các ngành công, thƣơng nghiệp là rất khó và mang nhiều rủi ro nên chi nhánh đang chuyển hƣớng sang cho vay trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Và để hiểu rõ hơn tình hình tăng trƣởng doanh số cho vay đối với các ngành nghề kinh tế của chi nhánh ngân hàng trong thời gian qua nhƣ thế nào, bảng số liệu sau đây sẽ cho ta thấy:

Bảng 4.7: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % NN - LN - TS 1.326.691 1.595.846 1.521.892 269.155 20,29 (73.954) (4,63) TM - DV 3.746.469 3.213.301 4.262.861 (533.168) (14,23) 1.049.560 32,66 CN - XD 1.886.328 2.434.876 1.640.835 548.548 29,08 (794.041) (32,61) Ngành khác 400 938.196 1.234.055 937.796 234.449,00 295.859 31,53 DSCV 6.959.888 8.182.219 8.659.643 1.222.331 17,56 477.424 5,83

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013 Ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

Do đây là lĩnh vực cho vay truyền thống của ngân hàng, phù hợp với định hƣớng chung của NHNo&PTNT Việt Nam là tăng dần tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản bởi ngành này vẫn còn giá trị gia tăng tốt hơn so với các ngành khác. Trong lĩnh vực này, NHNo&PTNT Cần Thơ đầu tƣ cho vay gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vƣờn, mua sắm công cụ, vật tƣ nông nghiệp, con giống, cây giống, phân bón. Nhìn chung, doanh số cho vay ngành nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản trong thời gian qua biến động không ổn định, doanh số cho vay tăng rồi lại giảm. Cụ thể, kết thúc năm 2012 doanh số cho vay ngành này của ngân hàng tăng 20,29% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012, thị trƣờng nông sản bị tác động mạnh bởi khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu, sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới, khiến giá nhiều loại nông sản liên tục giảm, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ gạo, cà phê, song với sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, sự chủ động cung cấp

nguồn vốn của Agribank và các NHTM khác nên hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, Cần Thơ đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng nông sản chất lƣợng cao với mô hình đa canh bền vững, ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất, bảo quản, phát triển mạnh công nghệ sinh học lai tạo giống cây trồng, vật nuôi. Chính vì vậy, mà nhu cầu vay vốn có xu hƣớng tăng, dẫn đến doanh số cho vay ngành nông nghiệp, chủ yếu là lúa gạo và các loại cây trồng lâu năm của Agribank Cần Thơ cũng nhƣ các ngân hàng khác trên địa bàn đều có sự gia tăng. Sang năm 2013 thì doanh số cho vay ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 4,63%. Nguyên nhân là do ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, và nuôi cá tra phải đối mặt với nhiều khó khăn về khí hậu, thiên tai, dịch bệnh làm cho đàn gia súc giảm, giá thịt giảm, chi phí đầu vào lại tăng cao, khó khăn chồng chất khó khăn khiến các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản càng khó tiếp cận vốn vay.

Ngành thương mại, dịch vụ

Đây là khoản tín dụng đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, vận tải kho bãi, thông tin truyền thông, y tế, giáo dục,...doanh số cho vay ngành thƣơng mại, dịch vụ cũng có sự biến động qua các năm. Khép lại năm 2012, trong bối cảnh suy giảm kinh tế trong nƣớc và thế giới kéo dài nên ảnh hƣởng đến việc kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phá sản, lạm phát tăng cao nhƣng tiền lƣơng lại không tăng, thu nhập của ngƣời lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh tế giảm sút nhiều, làm cho các tiểu thƣơng, thƣơng nhân ở chợ kinh doanh ế ẩm, không những không có lời mà còn bị lỗ vốn nên họ hạn chế vay tiền của ngân hàng, vì vậy doanh số cho vay ngành thƣơng nghiệp, dịch vụ của ngân hàng năm 2012 giảm 14,23% so với năm 2011. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2013 nền kinh tế có sự phục hồi trở lại, lạm phát giảm, sức mua của ngƣời tiêu dùng tƣơng đối tăng nên việc kinh doanh của các tiểu thƣơng ở chợ, các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn có nhu cầu mở rộng việc kinh doanh nên họ tìm đến vay vốn ở ngân hàng, thêm vào đó sự phát triển nhanh cả về thành phần tham gia và chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng. Với việc tổ chức các phƣơng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 48)