Mục tiêu kinh doanh năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Thay đổi cơ cấu, nâng cao chất lƣợng nguồn vốn, giảm dần giá vốn bình quân đầu vào, tạo cơ sở để hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ mở rộng thị trƣờng, thị phần; thay đổi cơ cấu đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. Có cơ chế đặc biệt để xử lý những tồn tại, thiếu sót của chi nhánh có nợ xấu cao.

Tích cực chủ động phối hợp trong mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể của địa phƣơng, vừa để tranh thủ sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận, hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phƣơng vừa tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu Agribank.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH CẦN THƠ NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ thì nguồn vốn chủ yếu gồm hai thành phần đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển. Tuy nhiên, để hoạt động của ngân hàng có lợi nhuận cao, đồng thời giúp ngƣời dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của họ thì hoạt động huy động vốn rất là quan trọng. Đây cũng là nguồn vốn đƣợc ngân hàng sử dụng để kinh doanh với chi phí thấp hơn so với việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng cấp trên. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện ngày nay, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đã làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chiến lƣợc lãi suất phù hợp, tăng cƣờng công tác marketing thì mới có thể đáp ứng nhu cầu huy động vốn của mình. Từ những vấn đề trên, NHNo&PTNT chi nhánh Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức đa dạng nhƣ: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang, chứng chỉ tiền gửi,...để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

4.1.1 Khái quát nguồn vốn của NHNo&PTNT Cần Thơ

Nguồn vốn chính là một trong những yếu tố quyết định tới quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế, cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Cần Thơ qua ba năm đƣợc thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cần Thơ năm 2011, 2012 và 2013 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn huy động và vốn điều chuyển, tỷ trọng của hai loại nguồn vốn này luôn thay đổi qua ba năm. Cụ thể, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn dao động từ 51%-61% và luôn tăng qua ba năm. Ngƣợc lại, vốn điều chuyển lại có sự sụt giảm từ 49% năm 2011 xuống 39% năm 2013, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vốn điều chuyển vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, do công tác marketing chƣa đƣợc chi nhánh quan tâm đẩy mạnh, cùng với cơ chế điều hành lãi suất không nhanh và không kịp thời do công văn điều chỉnh lãi suất phải đƣợc chuyển từ hội sở nên thƣờng chậm. Để thấy rõ hơn, ta sẽ tìm hiểu về tình hình tăng trƣởng của nguồn vốn ngân hàng qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

VHĐ 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.453 35,57 779.212 26,74

VĐC 2.028.979 2.300.512 2.368.160 271.533 13,38 67.648 2,94

Tổng 4.178.255 5.214.241 6.061.101 1.035.986 24,79 846.860 16,24

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

Tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự tăng trƣởng qua ba năm, năm 2012 tăng 24,79%, sang năm 2013 tiếp tục tăng trƣởng 16,24%. Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn tăng là do cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều có sự tăng trƣởng nhƣng mức tăng của nguồn vốn huy động lớn hơn mức tăng của nguồn vốn điều

chuyển. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã hoàn thành tƣơng đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tăng trƣởng thấp vì còn sử dụng vốn điều chuyển khá cao, dẫn chứng là qua các năm vốn điều chuyển cũng có sự gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động của các ngân hàng cổ phần thƣờng cao hơn NHTM nhà nƣớc, điều này gây sức ép cạnh tranh khá lớn đối với chi nhánh. Bên cạnh đó, do công tác tiếp thị chƣa đƣợc quan tâm đẩy mạnh nên ngƣời dân chƣa biết nhiều đến các sản phẩm huy động của ngân hàng, vì thế đòi hỏi ngân hàng cần phát huy hơn nữa công tác huy động vốn để có thể cung cấp vốn kịp thời cho ngƣời dân trên địa bàn.

4.1.1.1 Vốn huy động

Huy động vốn là nghiệp vụ nền tảng cho những hoạt động kinh doanh khác, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Cần Thơ các ngân hàng thƣơng mại xuất hiện ngày càng nhiều và cạnh tranh gay gắt bằng việc đƣa ra các mức lãi suất và hình thức huy động hấp dẫn. Nhƣng là một trong những ngân hàng đƣợc thành lập trong khoảng thời gian dài trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với vị thế và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, mặc dù có nhiều khó khăn nhƣng chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Kết thúc năm 2012, vốn huy động của ngân hàng tăng 35,57% so với năm 2011. Huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn cũng nhƣ Agribank Cần Thơ trong năm 2012 đƣợc lãnh đạo các ngân hàng nhận định đều tăng từ mạnh đến rất mạnh. Do năm 2012 tình hình kinh tế, tài chính toàn cầu khó khăn đã tác động sâu sắc đến kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có hoạt động ngành ngân hàng nói riêng. Trƣớc tình hình đó, để ổn định mặt bằng lãi suất NHNN đã 6 lần thay đổi trần lãi suất, đến ngày 8/6/2012 trần lãi suất huy động là 9%/năm và cho phép các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên), qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng. Thêm vào đó, Agribank là một trong những ngân hàng đƣợc thành lập và tồn tại vững chắc trong thời gian dài, đã tạo đƣợc hình ảnh và mức độ tín nhiệm trong lòng khách hàng vì vậy mà nguồn vốn huy động của ngân hàng trong năm có sự tăng trƣởng so với năm 2011. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động của ngân hàng tiếp tục có sự

chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trƣờng vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển

Hầu hết tất cả các ngân hàng chi nhánh không riêng gì Agribank Cần Thơ nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng thì nguồn vốn này không đáp ứng đủ hết tất cả các nhu cầu của khách hàng. Do đó, nguồn vốn điều chuyển từ trụ sở chính giúp ngân hàng bù đắp thiếu hụt vốn trong công tác đầu tƣ tín dụng. Nguồn vốn này thƣờng có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy, chi nhánh Cần Thơ luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này. Nhìn chung vốn điều chuyển chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nguồn vốn ngân hàng. Năm 2013, nguồn vốn này tăng 2,94% so với năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn này lại nhỏ hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Qua đây ta thấy đƣợc, công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua tuy có sự tăng trƣởng nhƣng chƣa đạt kết quả tốt, vì vậy chi nhánh ngân hàng cần quan tâm đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị, để ngƣời dân biết nhiều đến các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng nhằm tăng nguồn vốn huy động, hạn chế sự tăng trƣởng của vốn điều chuyển, tiết kiệm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Tình hình nguồn vốn của chi nhánh vào 6 tháng đầu năm 2014 cũng có sự tăng trƣởng giống với xu hƣớng tăng trƣởng của nguồn vốn qua ba năm, là cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều có sự gia tăng, mức tăng của vốn huy động lớn hơn mức tăng của vốn điều chuyển, ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại Agribank Cần Thơ vào 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6T 2013 6T 2014 6T 2014/6T 2013

Số tiền %

Vốn huy động 3.287.497 4.030.587 743.090 22,60

Vốn điều chuyển 2.331.597 2.452.653 121.056 5,19

Tổng 5.619.094 6.483.240 864.146 15,38

4.1.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Cần Thơ

Với phƣơng châm đi vay để cho vay nên công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các ngân hàng nói chung và của Agribank Cần Thơ nói riêng. Vì vậy, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng hoạt động tín dụng, đáp ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhận thức đƣợc điều đó nên NHNo&PTNT Cần Thơ từ khi thành lập đã tập trung vào công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức huy động cũng nhƣ là đa dạng về thời hạn. Để biết đƣợc tỷ trọng của các loại tiền gửi trong vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua ra sao, ta tìm hiểu biểu đồ cơ cấu vốn huy động dƣới đây:

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

Hình 4.2 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Cần Thơ năm 2011, 2012 và 2013 Nhìn chung, qua ba năm tỷ trọng của các loại tiền gửi trong vốn huy động của ngân hàng là tƣơng đối ổn định, không có nhiều thay đổi. Trong vốn huy động, khoản mục tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tƣơng đối ổn định (gồm tiền gửi dƣới 12 tháng và trên 12 tháng) và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn huy động của ngân hàng, chiếm 88%. Năm 2012 có giảm nhƣng chỉ giảm ở mức khiêm tốn là 1%, sang năm 2013 có sự gia tăng trở lại. Cho thấy ngân hàng huy động hiệu quả nguồn vốn này, giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc cấp tín dụng cũng nhƣ đầu tƣ vào các hoạt động phi tín dụng khác. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động của ngân hàng, chiếm 12% và có xu hƣớng biến đổi giống nhƣ tiền gửi có kỳ hạn. Khách hàng của loại tiền gửi này là các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, các cá nhân có vốn nhàn rỗi để thuận tiện việc thanh toán trong kinh doanh, tiêu dùng và tránh rủi ro khi giữ tiền mặt

giúp ngân hàng chủ động trong việc đầu tƣ, tuy nhiên nguồn vốn này có chi phí rẻ hơn tiền gửi có kỳ hạn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng đƣợc hình thành từ những nguồn nào và sự biến động của từng nguồn nhƣ thế nào ta cùng đi vào phân tích tình hình vốn huy động của Agribank Cần Thơ qua bảng số liệu sau: Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012

và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi KKH 250.594 375.290 436.238 124.696 49,76 60.948 16,24 Tiền gửi CKH 1.898.682 2.538.439 3.256.703 639.757 33,69 718.264 28,30 + Dƣới 12 tháng 1.775.600 1.909.473 1.906.198 133.873 7,54 (3.275) (0,17) + Trên 12 tháng 123.082 628.966 1.350.505 505.884 411,01 721.539 114,72 Tổng 2.149.276 2.913.729 3.692.941 764.453 35,57 779.212 26,74

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

Nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự gia tăng qua ba năm. Năm 2012 tăng 35,57%, không ngừng lại ở mức tăng trƣởng này sang năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng lên 26,74% so với năm 2012, có đƣợc thành tựu khả quan nhƣ vậy là do ngân hàng có các hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng nhƣ tiền gửi lãi suất gia tăng theo lũy tiến của số dƣ, tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp hàng tháng, tiết kiệm học đƣờng, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, ngân hàng áp dụng các mức lãi suất linh hoạt với thị trƣờng, thủ tục nhanh. Bên cạnh đó, là sự phát triển của nền kinh tế tại thành phố Cần Thơ, đời sống ngƣời dân tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng không chỉ vì ngân hàng có mức lãi suất linh động, hấp dẫn hay vì những chƣơng trình khuyến mại, nếu vì những yếu tố đó thì có lẽ các ngân hàng thƣơng mại khác đã áp dụng, thậm chí khá hiệu quả. Điều mà họ quan tâm ở đây chính là uy tín, thái độ và phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên, những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi chủ yếu để thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng không vì mục đích sinh lợi nên lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động nhƣng nó vẫn tăng liên tục qua ba năm, tăng chênh lệch giữa năm 2011 và 2012 là tăng 49,76%. Nguyên nhân lƣợng tiền gửi này tăng là do lƣợng tiền gửi dùng để thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp, cá nhân tăng, sản phẩm thẻ ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi hơn. Mặc dù, trên địa bàn có nhiều ngân hàng cùng hoạt động nhƣng đối với ngƣời dân thì NHNo&PTNT Cần Thơ vẫn là một nơi mà họ tin cậy để gửi tiền, vì lịch sử hoạt động và phát triển lâu năm của ngân hàng, là ngân hàng thƣơng mại có vốn sở hữu nhà nƣớc, phong cách phục vụ lịch sự, thân thiện với khách hàng của ngân hàng nên đã tạo đƣợc uy tín đáng kể với ngƣời dân thành phố Cần Thơ.

Bƣớc sang năm 2013, tiền gửi không kỳ hạn của Agribank Cần Thơ tăng tăng 16,26%. Nguyên nhân là do kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống hiện đại hơn nên hình thức thanh toán qua ngân hàng đƣợc ngƣời dân sử dụng ngày càng nhiều hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn có sự tăng trƣởng qua ba năm (bảng 4.3). Năm 2012 tăng 33,69%, do cả tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng và trên 12 tháng đều tăng mạnh, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng 411,01%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tiền gửi tiết kiệm đƣợc xem là kênh đầu tƣ hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trƣờng vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý. Bên cạnh đó, do ngân hàng Á Châu gặp phải vấn đề khủng hoảng làm cho các doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền trên địa bàn mất lòng tin đối với ngân hàng Á Châu nên họ rút tiền, gửi vào Agribank Cần Thơ và các ngân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 39)