0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 94 -94 )

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định. Nếu đồng vốn đƣợc sử

Bảng 4.32: Vòng quay vốn tín dụng của năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Doanh số thu nợ Triệu đồng 6.170.175 7.176.038 7.839.937

Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 3.633.306 4.531.253 5.444.196

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,70 1,58 1,44

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo&PTNT Cần Thơ, 2011, 2012, 2013

Qua bảng 4.32 trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng qua ba năm có sự sụt giảm. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,58 vòng giảm 0,12 vòng, sang năm 2013 tiếp tục giảm còn 1,44 vòng. Điều này chƣa thể xác định là ngân hàng hoạt động không tốt mà là do mục tiêu của ngân hàng chuyển sang đẩy mạnh cho vay trung – dài hạn, cùng với tác động khó khăn của nền kinh tế, của thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong thời gian này nên ít nhiều đã ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó thì nhu cầu cho vay của ngân hàng ngày càng tăng nên làm tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng. Vì vậy đã làm cho thời gian quay vòng vốn của ngân hàng chậm lại. Ngân hàng cần nhanh chóng đề ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

4.3.5 Thu nhập lãi HĐTD trên tổng thu nhập

Để biết đƣợc thu nhập lãi hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng, đề tài đi phân tích bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.33: Thu nhập lãi HĐTD trên tổng thu nhập của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

Tổng thu nhập Triệu đồng 848.446 875.852 804.114

TN lãi HĐTD Triệu đồng 809.925 843.260 756.952

TN lãi HĐTD/Tổng thu nhập % 95,46 96,28 94,13

Nguồn: Theo tính toán của tác giả, 2014

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu đƣợc từ lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Từ đó cho thấy vai trò và vị trí của hoạt động tín dụng trong việc tạo ra lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Ta thấy chỉ tiêu này tăng trong năm 2012 và giảm khiêm tốn vào năm 2013. Năm 2011 chỉ tiêu này đạt 95,46% tức là cứ 100 đồng thu nhập thì có tới 95,46 đồng thu nhập lãi cho vay, sang năm 2012 là 96,28 đồng thu nhập từ lãi cho vay. Điều này chứng tỏ nguồn thu từ hoạt động

tín dụng chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, đến năm 2013 thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng giảm còn 94,13 đồng trong 100 đồng thu nhập của ngân hàng, mặc dù thu nhập lãi từ việc cho vay có giảm hơn so với những năm trƣớc đó, nhƣng vẫn còn cao. Do tình hình kinh tế năm 2013 chƣa hoàn toàn ổn định, các doanh nghiệp huy động tất cả các nguồn lực tài chính của mình vào sản xuất kinh doanh để hạn chế việc vay vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần đầu tƣ thêm nhiều lĩnh vực khác để cơ cấu nguồn thu đa dạng và hạn chế rủi ro xảy ra.

4.3.6 Thu nhập lãi HĐTD trên chi phí sử dụng vốn

Sau khi tìm hiểu về vai trò, vị trí của nguồn thu nhập lãi hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đề tài xin tiếp tục tìm hiểu về số tiền thu đƣợc so với chi phí mà ngân hàng bỏ ra để đầu tƣ vào hoạt động tín dụng.

Bảng 4.34: Thu nhập HĐTD trên chi phí sử dụng vốn của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013

TN lãi HĐTD Triệu đồng 809.925 843.260 756.952

CP sử dụng vốn Triệu đồng 639.920 638.740 571.120

TN lãi HĐTD/CP sử dụng vốn Lần 1,27 1,32 1,33

Nguồn: Theo tính toán của tác giả, 2014

Chỉ tiêu này cho ta thấy số tiền thu đƣợc so với chi phí bỏ ra trong hoạt động tín dụng, chỉ tiêu này càng cao có nghĩa lợi nhuận thu về từ hoạt động tín dụng càng nhiều hay chi phí bỏ ra từ hoạt động tín dụng càng thấp. Qua ba năm chỉ tiêu này luôn tăng, năm 2011 là 1,27 lần sang năm 2012 tăng lên 1,32 lần và năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục tăng, tăng lên 1,33 lần. Do ngân hàng tiến hành phân loại nhiều kỳ hạn cho vay, nhiều kỳ hạn huy động vốn và áp dụng các mức lãi suất phù hợp cho từng loại kỳ hạn, từng loại tiền, từng ngành nghề và từng dự án vay vốn. Dẫn đến thu nhập lãi tăng lên và chi phí lãi giảm xuống. Cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao. Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả tín dụng trong những năm tiếp theo.

Bảng 4.35: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012 và 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 2012 2013 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 3.633.306 4.531.253 5.444.196 TN lãi HĐTD Triệu đồng 809.925 843.260 756.952 CP sử dụng vốn Triệu đồng 639.920 638.740 571.120 TN lãi HĐTD/DNBQ Lần 0,22 0,19 0,14 CP sử dụng vốn/DNBQ Lần 0,18 0,14 0,10 Chênh lệch lãi Lần 0,05 0,05 0,03

Nguồn: Theo tính toán của tác giả, 2014

Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng trên dƣ nợ bình quân của ngân hàng qua ba năm có sự sụt giảm. Năm 2011 là 0,22 lần, tức là cứ 1 đồng đem cho vay thì ngân hàng sẽ thu về đƣợc thêm 0,22 đồng thu nhập từ lãi hoạt động tín dụng. Sang năm 2012 là 0,19 lần và năm 2013 là 0,14 lần. Nguyên nhân là do ngân hàng đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, muốn giảm rủi ro bằng việc kiểm soát nợ xấu cũng nhƣ là hạn chế cấp các khoản tín dụng không đủ tiêu chuẩn nên làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng giảm qua các năm, biểu hiện là nợ xấu năm 2013 của ngân hàng thấp nhất trong ba năm qua. Ngoài ra, do hiện nay tình hình kinh tế chƣa vƣợt qua khỏi khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, không có nhu cầu vay vốn ngân hàng dẫn đến việc cấp tín dụng của chi nhánh còn khó khăn.

Cùng với sự sụt giảm của thu nhập thì chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng giảm qua ba năm. Cụ thể, năm 2011 để có 1 đồng đầu tƣ vào hoạt động tín dụng thì ngân hàng sẽ đánh đổi 0,18 đồng chi phí. Sang năm 2012 và 2013 lần lƣợt là 0,14 lần và 0,10 lần. Do công tác huy động vốn của ngân hàng có bƣớc phát triển, vốn huy động ngày càng tăng nên ngân hàng hạn chế sử dụng vốn điều chuyển, qua đó giúp chi nhánh giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn.

Chính sự sụt giảm của cả hai chỉ tiêu thu nhập và chi phí sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng nên làm cho chênh lệch lãi của chi nhánh luôn có sụt giảm qua ba năm. Năm 2011 là 0,05 lần tức là cứ 1 đồng chi nhánh đầu tƣ vào hoạt động tín dụng thì lợi nhuận tăng thêm là 0,05 đồng. Sang năm 2012 con số này vẫn ở mức là 0,05 đồng và đến năm 2013 giảm còn 0,03 đồng. Qua đó ta thấy đƣợc rằng, để giảm rủi ro thì ngân hàng phải đánh đổi là lợi nhuận giảm, tuy nhiên hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba năm vẫn đạt đƣợc hiệu quả nhất định.

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua, đề tài xin đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nhƣ sau:

Nhận xét Giải pháp

* Ƣu điểm

- Công tác huy động vốn của ngân hàng khá tốt, nguồn vốn huy động luôn có sự gia tăng qua ba năm. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh.

* Giải pháp duy trì

- Ngân hàng nên tiếp tục duy trì khai thác nguồn vốn từ các cá nhân, hộ gia đình, nguồn vốn có kỳ hạn dài vì nguồn vốn này thƣờng ổn định và ít rủi ro. Đồng thời, tiếp tục triển khai nhiều hình thức huy động, đa dạng hóa sản phẩm. Chẳng hạn nhƣ tích lũy kiều hối, khi khách hàng nhận tiền kiều hối tại ngân hàng và có nhu cầu gửi lại nguồn kiều hối sẽ đƣợc ƣu đãi lớn hay tiền gửi tiết kiệm rút gốc từng phần theo đó khách hàng đƣợc linh hoạt rút một phần gốc không giới hạn số lần trong kỳ để đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất mà không phải tất toán tài khoản và khách hàng sẽ đƣợc hƣởng nguyên lãi suất ban đầu đối với phần vốn còn lại, hay các hình thức huy động hƣớng tới các khách hàng cá nhân có thu nhập định kỳ và ổn định trên tài khoản không kỳ hạn nhƣ gửi tiền tiết kiệm tự động. Bằng cách đó có thể thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền hơn, nhằm gia tăng nguồn vốn ổn định để ngân hàng chủ động trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.

Nhận xét Giải pháp doanh số thu nợ năm sau luôn

cao hơn năm trƣớc, quy mô dƣ nợ luôn có sự tăng trƣởng qua các năm. Ngân hàng cho vay mở rộng sang nhiều ngành nghề, thành phần kinh tế, chủ yếu là các ngành thế mạnh, ngành nghề đƣợc địa phƣơng khuyến khích phát triển. Chi nhánh cũng chú trọng nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn.

- Tỷ lệ nợ xấu thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp.

thƣơng mại – dịch vụ nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Ƣu tiên đầu tƣ tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thƣờng xuyên đƣa ra các chƣơng trình khuyến mại để tạo điều kiện cho khách hàng phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhƣ ngân hàng dành riêng 50 tỷ đồng với lãi suất ƣu đãi cho khách hàng vay vốn trên địa bàn thành phố Cần Thơ (với sự đồng ý của ngân hàng hội sở).

- Ngân hàng nên tiếp tục phát huy, đa dạng các hình thức cấp tín dụng cũng nhƣ là đa dạng về tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.

- Bên cạnh tài sản đảm bảo là các bất động sản ngân hàng nên xem xét kỹ các nguồn thu khác từ dự án vì việc xử lý tài sản đảm bảo hiện nay còn nhiều khó khăn.

- Tiến hành phân loại từng món vay và thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trƣờng, xây dụng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học, để xem dự án nào có thị trƣờng đầu tƣ nhiều rủi ro thì hạn chế cho vay.

- Phân chia địa bàn hợp lý cho cán bộ tín dụng để dễ kiểm soát, đánh giá cũng nhƣ thu nợ và xử lý nợ tồn đọng một cách chính xác và dễ dáng hơn nhƣ phân chia tỷ lệ số cán bộ tín dụng trên một xã, phƣờng hoặc có thể chia số

Nhận xét Giải pháp

* Nhƣợc điểm

- Nguồn vốn điều chuyển còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

cán bộ theo tỷ lệ dƣ nợ, nợ xấu trên từng địa bàn.

- Cán bộ tín dụng nên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra mà không thông báo trƣớc cho khách hàng. Nếu phát hiện đƣợc những vấn đề ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cũng nhƣ là sử dụng vốn sai mục đích thì cán bộ tín dụng báo cáo trực tiếp lên cho trƣởng phòng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Hoán đổi vị trí nhân viên tín dụng sẽ hạn chế đƣợc nợ xấu vì có thể tránh tình trạng cán bộ tín dụng bị vi phạm đạo đức khi làm hồ sơ thẩm định. Tuy nhiên, không phải một lần thay đổi hết phòng tín dụng mà giữ lại những cán bộ giỏi và những cán bộ chƣa đủ trình độ chuyên môn cũng nhƣ là đạo đức sẽ đƣợc chuyển đi để đào tạo ngƣời mới có năng lực hơn.

* Giải pháp khắc phục

- Tập trung nâng cao công tác marketing, treo băng gôn, pano, áp phích và phối hợp với các phòng thông tin, truyền thông, đài phát thanh của phƣờng, quận, thị trấn, các trƣờng đại học, để giới thiệu các sản phẩm huy động mới nhất hay các chƣơng trình khuyến mại, để họ nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất. Tặng quà dành cho các khách hàng lâu năm, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn vào các dịp lễ, tết cũng nhƣ là khách hàng lần đầu đến giao dịch nhằm

Nhận xét Giải pháp

- Cơ cấu cho vay theo thời hạn của ngân hàng chƣa có sự phân chia hợp lý, tín dụng ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ.

- Tăng cƣờng tuyên truyền quảng bá các sản phẩm, dịch vụ gắn với hoạt động an sinh xã hội nhằm nâng cao vị thế, uy tín và thƣơng hiệu Agribank nhƣ việc tài trợ cho các chƣơng trình trao học bổng khuyến học ở các trƣờng đại học, gây quỹ vì ngƣời nghèo, hay tài trợ cho các giải đua xe đạp, thi đấu thể thao trên địa bàn, nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền cũng nhƣ là giao dịch với ngân hàng.

- Khi khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác thì đến nhà của khách hàng đó để tìm hiểu nguyên nhân, cho khách hàng thấy đƣợc lòng chân thành, sự nhiệt tình nhằm khôi phục lại mối quan hệ với ngân hàng.

- Ngân hàng nên cân đối cơ cấu cho vay theo thời hạn chú trọng cho vay trung và dài hạn để tăng thu nhập. Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động tín dụng sang trung và dài hạn thì ngân hàng cần tăng huy động nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài, tránh tình trạng lấy tiền gửi ngắn hạn sang cho vay kỳ hạn dài.

- Thƣờng thì các khoản tín dụng trung và dài hạn có lãi suất rất cao nên để thu hút khách hàng ngân hàng cần đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mại cho những món vay có giá trị lớn và kỳ hạn dài. Hay các chƣơng trình khuyến mại cho những khách hàng lâu năm, khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn, khách hàng đến vay vốn lần đầu nhƣ phiếu ƣu đãi giảm phí chuyển tiền, miễn phí phát hành thẻ tín dụng, giảm phí bảo hiểm từ bảo hiểm của Agribank, qua đó nhằm khích lệ khách hàng trả nợ đúng

Nhận xét Giải pháp

- Hiện nay ngân hàng cho vay các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong dƣ nợ nên sẽ dễ phát sinh rủi ro.

hạn, tri ân, củng cố và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Ngân hàng nên điều chỉnh cơ cấu cho vay theo hƣớng mở rộng cho vay với đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất nhằm đa dạng cho vay với mọi thành kinh tế, hạn chế rủi ro. Ngoài ra, đầu tƣ tín dụng cho thành phần kinh tế này cũng mang lại nhiều hiệu quả đáng kể.

- Tuy nhiên, các món vay của các hộ sản xuất, cá nhân thƣờng là các món vay nhỏ, lẻ nên việc điều tra thông tin khách hàng một cách xác thực là điều rất khó khăn. Vì vậy, ngân hàng cần phải thƣờng xuyên phân tích khách hàng bằng cách cử cán bộ tín dụng đến tận nơi ở của khách hàng để tìm hiểu thông tin từ những ngƣời hàng xóm hay chính quyền địa phƣơng và để đảm bảo thông tin xác thực thì khi tìm hiểu ngân hàng nên tặng một món quà nhỏ nhƣ nón bảo hiểm, áo mƣa, áo thun hay cốc nhựa có in logo ngân hàng Agribank, vừa có thể điều tra thông tin khách hàng vừa tạo cơ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 94 -94 )

×