Nâng cao công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng (Trang 59)

Theo xu hướng phát triển hiện nay, để cạnh tranh lâu dày với các ngân hàng trong nước và cả nước ngoài thì vấn đề hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cũng rất cần chú trọng. Đây cũng là mục tiêu chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng.

Xem xét thay đổi các thiết bị lỗi thời, thay vào đó là các thiết bị hiện đại nhất đẩy mạnh tốc độ làm việc của nhân viên, tối thiểu hóa thời gian cho ngân hàng và khách hàng để tăng số lượng giao dịch nhiều hơn.

Đầu tư các thiết bị hiện đại cùng với Internet cung cấp các giao dịch tại nhà cho khách hàng.

Mỗi nhân viên ngân hàng phải thường xuyên học hỏi thực hành mới, được kiểm tra quá trình sử dụng công nghệ hiện đại, thường xuyên tự tiềm hiểu công nghệ mới.

Máy móc phục vụ cho dịch vụ thanh toán phải thường xuyên kiểm tra sửa đổi kiệp thời.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua những phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Cái Răng cho thấy hoạt động huy động vốn trong thời gian qua luôn đạt hiệu quả, nguồn vốn huy động năm sau luôn lớn hơn năm trước trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn vốn huy động có kỳ hạn và chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh với các tổ chức tín dụng khác nhìn chung có nhiều ưu thế hơn vì đây là một Ngân hàng Thương mại Nhà nước nên được sự tin tưởng của người dân nhiều hơn. Tuy hoạt động huy động vốn mỗi năm đìu tăng nhưng Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng được thành lập và cạnh tranh gay gắt, chi phí lãi vẫn còn cao, bộ phận tiếp thị còn nhiều hạn chế, vị trí địa lý không được thuận lợi…. Do đó Ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp tích cực để khắc phục những khó khăn hiện tại và thúc đẩy ngân hàng ngày càng phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội sở. Từ đó, ngân hàng phải chịu một khoản chi phí cao cho việc sử dụng loại vốn này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng nguồn vốn này có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 đìu này cho thấy ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện công tác huy động vốn của mình giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động cho vay.

Tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt trong giai đoạn 2011- 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là có kỳ hạn nhưng kỳ hạn không dài. Điều này làm cho ngân hàng mất đi cơ hội đầu tư sinh lời trong dài hạn.

Việc đánh giá công tác huy động vốn cho thấy ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng nên tập trung hơn nữa vào việc cân đối giữa vốn huy động được với cho vay đầu tư của ngân hàng. Đồng thời cũng quan tâm tới việc hợp lý giữa kỳ hạn cho vay với kỳ hạn huy động được để tránh rủi ro.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần có một chính sách tiền tệ ổn định điều hành một cách linh hoạt, kiệp thời, chính sách lãi suất phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường.

Cần tăng cường vai trò điều hành thông qua các kênh lãi suất cơ bản, lãi suất chiếc khấu, lãi suất tái cấp vốn thông qua các thông tư, nghị quyết phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ.

52

Ngân hàng Nhà nước cần tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau. Tăng cường các hoạt động thanh tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận trong kinh doanh và các hiện tượng vượt rào lãi suất.

Giữ vững ổn định thị trường vàng, tỷ giá hối đoái, hạn chế lạm phát ở con số thấp nhất nhằm nâng cao đồng VNĐ. Luôn hướng mọi người tích lũy và gửi tiền vào ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần quan tâm hơn nửa đến chính sách tỷ giá nhằm ổn định tỷ giá tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mạy thu hút lượng tiền gửi bằng ngoại tệ.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở

Cho phép Chi nhánh chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất huy động để phù hợp với tình hình lãi suất của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, đảm bảo tính cạnh tranh hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo các nghiệp vụ chuyên sâu, củng cố và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chi nhánh, ứng dụng thực tế sâu cho các khóa huấn luyện, đào tạo. Nên có những chính sách khen thưởng đối với các chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt để phát huy tinh thần trách nhiệm.

Mở rộng thêm mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh đặc biệt ở nơi có nhiều tiềm năng phát triển, ở những khu vực vùng xâu, vùng xa để khai thác tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Chi nhánh thông qua việc hỗ trợ kinh phí, công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, cần có khoản lãi suất ưu đãi cho các Chi nhánh trong việc điều chuyển vốn từ Hội sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2007. Bài giãng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giãng Tiền tệ - Ngân hàng,

Trường Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt, 2007. Quản Trị Ngân Hàng Thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Lê Quỳnh, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTM cổ phần Phương Đông chi nhánh tây đô, Đại học cần Thơ.

5. Các báo cáo tài chính và bản cân đối chi tiết của NHNo & PTNT Quận Cái Răng từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận cái răng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)