Nội tệ
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi bằng nội tệ của ngân hàng có dấu hiệu tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do ngân hàng hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng đồng nội tệ nên có những chính sách thu hút đồng nội tệ, vì vậy tiền gửi bằng đồng nội tệ ngày càng tăng lên. Ngoài ra với nhiều hình thức huy động đồng nội tệ như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán v.v. trong khi đó đồng ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm nên không thu hút được nhiều khách hàng gửi vào ngân hàng.
Ngoại tệ
Tiền gửi ngọai tệ của Ngân hàng cũng có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta dần dần được hồi phục tỷ giá VND/USD ngày càng ổn định và có dấu hiệu tăng lên nên người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng khi họ có ngoại tệ nhàn rỗi họ chọn hình thức gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất và trên lệch tỷ giá vì vậy loại tiền gửi này ngày càng tăng.
4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG CÁI RĂNG
Việc phân tích kết quả huy động vốn của Ngân hàng, để thấy rõ thêm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Quận Cái Răng, ta xem xét các chỉ số sau đây:
Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2011 2012 2013
Vốn huy động Triệu đồng 320.613 388.121 504.437
Vốn điều chuyển Triệu đồng 60.945 31.873 9.171
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 381.558 419.994 513.608
Dư nợ Triệu đồng 363.087 400.535 446.260
Chi phí huy động vốn Triệu đồng 43.418 44.360 37.704 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Triệu đồng 15.302 24.109 57.710 Tiền gửi của dân cư Triệu đồng 286.218 321.060 398.121
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 84,03 92,41 98,21
Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 15,97 7,59 1,79
Dư nợ/Vốn huy động Lần 1,13 1,03 0,88
Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động % 89,27 82,72 78,92
Tiền gửi của TCKT/Vốn huy động % 4,77 6,21 11,44
Chi phí huy động vốn/VHĐ % 13,54 11,43 7,47
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn qua 3 năm 2011 – 2013
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu dựa vào vốn huy động, vì vậy vốn huy động phải chiếm tỷ trọng khoảng 70 – 80% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì mới tốt.
Qua bảng 4.11 ta thấy vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn chiếm trên 80% trên tổng nguồn vốn. Với tỷ lệ cao như vậy cho thấy được hoạt động huy động vốn của Chi nhánh rất được chú trọng và đạt hiệu quả. Bênh cạnh đó cũng thấy rỏ được năng lực của Cán bộ ngân hàng trong công tác tư vấn tuyên truyền để đạt được kết quả tốt.
Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn qua 3 năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở như thế nào. Tỷ trọng này càng thấp thì càng thể hiện được vị thế, tính độc lập cao của Chi nhánh. Tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng vốn huy động của NHNo&PTNT Quận Cái Răng trong giai đoạn 2011 – 2013 điều nhỏ hơn 20% và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ được khả năng độc lập của Ngân hàng với Hội sở, Ngân hàng có thể linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của mình, có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng, tạo được nền tảng vững chắc trên thương trường với nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ. Đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động thực sự là tiền đề cho sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng vì khi sử dụng vốn điều chuyển ngân hàng phải chịu lãi suất điều hòa vốn khá cao.
44
Dư nợ/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng như hiệu quả sử dụng vốn đối với một đồng vốn huy động, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Cụ thể là nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn không tốt, không phục vụ đủ nhu cầu cho vay và đầu tư, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì chứng tỏa ngân hàng sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả.
Qua bảng 4.9 ta thấy trong 2 năm 2011 và 2012 việc huy động vốn của ngân hàng thấp hơn so với nhu cầu vốn vay của khách hàng nên chỉ số này lớn hơn 1 cụ thể năm 2011 là 1,13 lần có nghĩa là tỷ lệ tham gia vốn huy động bằng tiền gửi vào dư nợ, cứ 1,13 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động. Năm 2012 cứ 1,03 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường nên Ngân hàng Hội sở đã điều chuyển vốn để Ngân hàng chi nhánh hoạt động. Đến năm 2013 tình hình huy động vốn tốt hơn nhiều so với 2 năm trước nên chỉ số này dưới 1 cụ thể là 0,88 lần. Điều này lại ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận cho ngân hàng, bởi ngân hàng chưa tận dụng tối đa hết nguồn vốn huy động của mình để cho vay bênh cạnh đó phải bỏ ra chi phí cho việc huy động. Vì vậy bênh cạnh việc tăng cường khả năng huy động vốn thì tăng cường hoạt động tín dụng là một việc làm cấp thiết để giúp nguồn vốn không bị ứ động
Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013
Tiền gửi của dân cư là loại tiền gửi chính của ngân hàng vì thế qua 3 năm lượng tiền gửi này ngày càng tăng là một dấu hiệu đáng mừng. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư trên nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm trên 75% qua 3 năm điều này cho thấy công tác huy động tiền gửi của dân cư tương đối tốt. Nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm một phần là do tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao hơn. Mặt khác là do sự cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp thu hút khách hàng hơn nửa để tăng lượng tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế/Vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013
Ngân hàng được xem là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp và trong công tác thanh toán của ngân hàng. Việc thanh toán qua ngân hàng góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và giảm chi phí. Do đó các doanh nghiệp chủ động gửi lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng để thực hiện công tác trên hiệu quả hơn và để hưởng được lợi nhuận từ lãi suất trong thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với Ngân hàng, vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì vậy Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh của mình. Trong 3 năm 2011- 2013 chỉ số này có xu hướng tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng ngày càng tốt hơn trong công tác huy động vốn đối với loại tiền gửi này. Tuy vậy nó vẫn chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Do đó, để huy động tốt
nguồn vốn này, Agribank Quận Cái Răng cần có những chính sách thích hợp để khai thác tốt hơn nguồn vốn có chi phí thấp này.
Chi phí vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2011 – 2013
Tỷ trọng chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tương đối thấp và có xu hướng giảm rõ rệt trong 3 năm qua. Điều này là khá tốt giúp cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Tỷ trọng này giảm.là do ngân hàng có những chính sách huy động vốn hợp lý nên nguồn vốn huy động ngày càng tăng, bênh cạnh đó việc giảm lãi suất huy động vốn của ngân hàng theo chính sách hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, lãi suất giảm nên dẫn đến chi phí dùng để chi trả lãi cũng giảm theo.
Bảng 4.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Agribank Quận Cái Răng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 2013 2014
Vốn huy động Triệu đồng 358.154 435.463 587.811
Vốn điều chuyển Triệu đồng 58.250 31.011 794
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 416.404 466.474 588.605
Dư nợ Triệu đồng 388.678 431.313 437.298
Chi phí huy động vốn Triệu đồng 25.828 17.019 17.531 Tiền gửi của tổ chức kinh tế Triệu đồng 14.752 16.621 89.914 Tiền gửi của dân cư Triệu đồng 288.482 362.485 444.937 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn % 86,01 93,35 99,87 Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn % 13,99 6,65 0,13
Dư nợ/Vốn huy động Lần 1,09 0,99 0,74
Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động % 80,55 83,24 75,69 Tiền gửi của TCKT/Vốn huy động % 4,12 3,82 15,30
Chi phí huy động vốn/VHĐ % 7,21 3,91 2,98
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua các năm.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 của ngân hàng là khá cao chiếm trên 85% trong tổng cơ cấu nguồn vốn và có chiều hướng tăng lên. Điều này cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động và thường xuyên điều chỉnh mức lãi suất huy động cho phù hợp với từng thời điểm, đồng thời giữ vững uy tính của mình
46
đối với khách hàng củ và tiếp cận lượng khách hàng mới từ mọi thành phần kinh tế.
Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng 4.12 ta thấy tỷ trọng vốn điều chuyển thấp hơn 15% trên tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm rất mạnh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014. Cho thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng qua các năm, chất lượng ngày càng được khẳng định nên góp phần giảm tỷ trọng vốn điều chuyển của Hội sở.
Dư nợ/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Chỉ số dư nợ trên vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1,09, cứ 1,17 đồng dư nợ thì chỉ có 1 đồng vốn huy động. Nguồn vốn huy động còn thấp hơn so với dư nợ, con số này tuy lớn hơn 1 nhưng không nhiều, chứng tỏ được sự cố gắng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng rất cao. Đến 6 tháng đầu năm 2013 là 0,99 gần bằng một cho thấy ngân hàng đã cân đối được nguồn vốn huy động và dư nợ. 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉ số này chỉ còn 0,74, điều này cho thấy Ngân hàng còn ứ động vốn nhiều cần tăng cường hơn nửa hoạt động cho vay để giảm bớt lượng tiền nhàn rỗi.
Tiền gửi của dân cư/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của dân cư trên vốn huy động của ngân hàng có chiều hướng giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014 nhưng tỷ lệ của nó rất cao hơn 75%. Nguyên nhân đạt được là do chính sách của ngân hàng phù hợp trong công tác huy động vốn cũng như có nhiều biện pháp thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đạt được kết quả khá đồng bộ, nguồn vốn nhàn rỗi được Ngân hàng khai thác khá tốt.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế/Vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Các tổ chức kinh tế mở tiền gửi thanh toán nhằm giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng, chi trả thuận tiện và ít tốn kém hơn. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế trên vốn huy động giảm điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng đối với loại tiền gửi này còn hạn chế. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng vẫn chưa đa dạng nên lượng tiền gửi thanh toán trong giai đoạn này giảm vì vậy làm cho chỉ số này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì tỷ số này tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ số này tăng cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng đã được cải thiện. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với ngân hàng .Việc giữ vững và nâng cao hơn nửa tỷ trọng này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng.
Chi phí vốn huy động/Tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng 4.12 ta thấy chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng có tỷ trọng rất thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy chi phí mà ngân hàng bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí của ngân hàng là rất thấp góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
48
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG 5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng vẫn sử dụng vốn điều chuyển để phục vụ các hoạt động tại Chi nhánh. Nguồn vốn điều chuyển mặc dù giảm mạnh qua các năm tuy nhiên nó vẫn còn là một yếu tố làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần phải tăng cường vốn huy động bằng tiền gửi để chủ động hơn cho công tác hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Việc phát hành giấy tờ có giá còn hạn chế, nguồn vốn huy động này còn tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi nhằm tăng lượng vốn này đảm bảo cho nhu cầu vốn tín dụng của ngân hàng.
Sản phẩm huy động vốn của Agribank so với các ngân hàng thương mại khác vẫn chưa phong phú, đa dạng, kém linh hoạt.
Các sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ cao như: SMS banking, Internetbanking, v.v. Đối với Quận Cái Răng vẫn chưa phát huy được hết ưu điểm của nó, do người dân trên địa bàn chủ yếu là nông dân nên trình độ học vấn còn hạn chế, chưa thật sự chủ động các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Một số Chi nhánh vẫn còn thiếu chủ động trong công tác nguồn vốn, phong cách giao dịch của một bộ phận cán bộ chưa thật sự đổi mới, công tác tiếp thị huy động vốn còn nhiều hạn chế và thiếu chuyên nghiệp, nhiều cán bộ chưa hiểu hết các sản phẩm dịch vụ nên việc tiếp thị còn hạn chế.
Việc huy động đối với tiền gửi trung hạn, dày hạn và tiền gửi ngoại tệ còn thấp. Ngoài ra thói quen tích trữ vàng của người dân từ xưa đến nay đã tạo sự khó khăn cho công cuộc huy động vốn của ngân hàng.
Agribank Quận Cái Răng không có vị trí địa lý thuận lợi nên khó khăn cho việc đi lại và giao dịch của khách hàng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK QUẬN CÁI RĂNG.