Mỗi khoản mục nguồn vốn đều có các yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả,… Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng.
Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng qua các năm nhìn chung đều tăng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng có sự phát triển tốt, công tác huy động đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Huy động vốn là khâu quan trọng tạo nên vị thế vững chắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có được kết quả trên là do Chi nhánh luôn có chính sách thu hút vốn đúng đắn, kịp thời để huy động vốn ngày càng hiệu quả nên nguồn vốn hàng năm tăng liên tục. Vốn huy động của ngân hàng theo nguồn gồm: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Tiền gửi của tổ chức tín dụng, Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư.
Vốn huy động của Agribank Quận Cái Răng theo nguồn qua 3 năm 2011 – 2013 được thể hiện trong bảng 4.3:
28
Bảng 4.3: Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Cái Răng)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền gửi của Kho bạc nhà nước 13.051 4,14 20.355 5,57 23.832 4,96 7.304 55,97 3.477 17,08 2. Tiền gửi của tổ chức tín dụng 371 0,12 229 0,06 423 0,09 (142) (38,27) 194 84,72 3. Tiền gửi của tổ chức kinh tế 15.302 4,86 24.109 6,59 57.710 12,02 8.807 57,55 33.601 139,37 4. Tiền gửi dân cư 286.218 90,88 321.060 87,78 398.121 82,93 34.842 12,17 77.061 24,00 Tổng nguồn vốn 314.942 100,00 365.753 100,00 480.086 100,00 50.811 16,13 114.333 31,26
Vốn huy động bằng tiền gửi theo nguồn của Agribank Quận Cái Răng bao gồm: tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư.
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHTM Nhà nước góp phần quan trọng trong việc điều hành chính sách của Nhà nước nhằm kiểm soát lạm phát tăng cao và hạn chế lãng phí cho Ngân sách Nhà nước.
Qua bảng 4.3 Ta thấy tiền gửi của Kho bạc Nhà nước chỉ chiếm khoản 4% trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và tăng lên từ năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân là do Agribank Quận Cái Răng đã thay mặt Kho bạc Nhà nước thu thuế cũng như các loại phí từ các thành phần kinh tế và dân cư. Trong những năm qua với những chính sách của Nhà nước về việc hổ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn nên người dân trên địa bàn Quận đã mở rộng quy mô sản xuất cũng như việc hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao vì vậy việc thu thuế và các loại phí tăng lên, nhưng do Kho bạc Nhà nước chưa cần sử dụng nguồn vốn này nên đã gửi lại ngân hàng nhằm hạn chế lãng phí cho ngân sách Nhà nước nên lượng tiền gửi này tại ngân hàng tăng lên.
Tiền gửi của tổ chức tín dụng
Là khoản tiền gửi mà khi thừa vốn các tổ chức tín dụng gửi vào Ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí cũng nhưcân bằng nguồn vốn cho Ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và có chiều hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2012 giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với những chính sách hổ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ và lãi suất liên tục giảm nên người dân vay tiền nhiều hơn. Vì vậy lượng tiền nhàn rỗi tại các tổ chức tín dụng giảm đi nên lượng tiền gửi này tại ngân hàng giảm. Đến năm 2013 thì tiền gửi của tổ chức tín dụng tại ngân hàng tăng lên so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực biến động khá phức tạp nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên cả nước nói chung và của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng còn hạn chế vì vậy nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm nên nguồn vốn của các Ngân hàng trên địa bàn còn dư thừa nên đã gửi vào Ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí huy động. Bênh cạnh đó việc thanh toán giữ các ngân hàng cũng được đẩy mạnh nên lượng tiền gửi để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng ở các tổ chức tín dụng tăng lên.
Đây là khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và nó là nguồn vốn không ổn định nên Ngân hàng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn này.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Là khoản tiền gửi từ nhóm khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hửu hạn có quy mô vừa và nhỏ có trụ
30
sở đóng tại địa bàn Quận Cái Răng. Họ gửi tiền vào Ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng, tiền gửi các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các Ngân hàng thương mại do thời gian và các khoản thanh toán không giống nhau luôn có những khoản tiền vào và ra nên Ngân hàng luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn, như vậy ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện các tài khoản của khách hàng.
Nhìn chung tiền gửi này tăng trong giai đoạn 2011 - 2013. Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kiệp thời cho việc chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của người dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất, luôn chím tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện đầu tư.
Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động bằng tiền gửi của Ngân hàng và có xu hướng tăng lên rỏ rệt trong giai đoạn 2011 – 3013. Nguyên nhân là do trong những năm qua Thành phố Cần Thơ nói chung và Quận cái răng nói riêng được Nhà nước đầu tư rất lớn để tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm. Để thực hiện các công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tần của Thành phố thì trong giai đoạn 2011 - 2013 nhiều người dân nằm trong vùng dự án nhận được tiền bồi hoàn, giải tỏa. Nhưng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, nợ xấu tăng cao nên đa phần người dân mang tăm lý lo sợ họ muốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ phải chọn lựa một ngân hàng an toàn để đảm bảo cho khoản tiền gửi của mình. Agribank Quận Cái Răng là một Ngân hàng Thương mại của Nhà nước nên được người dân trong vùng ưu tiên gửi tiền vào vì vậy nên số tiền gửi này tăng lên.
Xét về cơ cấu vốn huy động theo nguồn thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2013. Nguyên nhân là do đối với tần lớp dân cư thì trong thời gian này họ tránh tham gia và hạn chế tham gia vào các hoạt động kinh tế, nên phần lớn họ gửi tiền là để thu về lợi nhuận từ lãi suất ngân hàng dù thấp nhưng vẫn an toàn và nhẹ nhàng hơn.
Bảng 4.4: Huy động vốn bằng tiền gửi theo nguồn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Tiền gửi KBNN 22.956 7,03 42.918 10,17 50.280 8,59 19.962 86,96 7.362 17,15 2. Tiền gửi TCTD 132 0,04 103 0,02 213 0,04 (29) (21,97) 110 106,80 3. Tiền gửi TCKT 14.752 4,52 16.621 3,94 89.914 15,36 1.869 12,67 73.293 440,97 4. Tiền gửi dân cư 288.482 88,40 362.485 85,87 444.937 76,01 74.003 25,65 82.452 22,75 Tổng nguồn vốn 326.322 100,00 422.127 100,00 585.344 100,00 95.805 29,36 163.217 38,67
32
Tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước
Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy tiền gửi của Kho bạc Nhà nước có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình kinh tế đã bình ổn trở lại, lạm phát đã được kiềm chế nên Nhà nước có những chính sách hổ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các Ngân hàng Thương mại, vì vậy lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại ngày càng nhiều hơn.
Tiền gửi của tổ chức tín dụng
Tiền gửi các tổ chức tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của người dân trong giai đoạn này tăng lên nên các tổ chức tín dụng cho vay nhiều hơn vì vậy lượng vốn nhàn rỗi giảm đi nên khoản tiền gửi này giảm. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì loại tiền gửi này tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng này nhiều trong khi đó việc cho vay lại gặp nhiều khó khăn nên lượng vốn còn tồn động. Vì vậy họ đã gửi vào ngân hàng để giảm bớt chi phí.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do Quận Cái Răng trong thời gian qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu công nhiệp và doanh nghiệp sản xuất mọc lên ngày càng nhiều vì vậy nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng cho nên lương vốn huy động từ các tổ chức kinh tế ngày càng nhiều. Bênh cạnh đó để góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng đã nâng cấp, cải tiến trình độ công nghệ, và triển khai các dịch vụ như: thẻ ngân hàng, dịch vụ thu ngân sách Nhà nước, chuyển, nhận tiền nhiều nơi Agri-pay, dịch vụ Mobile Banking, kết nối thanh toán với khách hàng, Internet Banking… Đây là những sản phẩm dịch vụ nhiều tiện ích, phù hợp với nhu cầu thanh toán của người dân trên địa bàn, nên lượng khách hàng tham gia nhiều hơn do đó số tiền gửi thanh toán này tăng.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi dân cư của Agribank có xu hướng tăng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế nước ta dần dần được hồi phục vì vậy việc hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trên cả nước nói chung và của người dân trên địa bàn Quận Cái Răng nói riêng ngày càng đạt hiệu quả, thu nhập của họ ngày càng tăng nên khoản tiền gửi tiết kiệm của họ ngày càng nhiều. Nắm bắt được nhu cầu tiết kiệm của người dân Agribank Quận Cái Răng đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm học đường… để góp phần giúp quý khách hàng tập chung vào mục tiêu tiết kiệm đảm bảo nguồn tích lũy tài chính vững chắc cho các kế hoạch và dự định trong tương lai. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều chính sách ưu đải về lãi suất, các chương trình khuyến mãy, rút thăm trúng thưởng vàng và xe… Điều này đã thu hút được lượng tiền nhàn
rỗi không nhỏ từ dân cư. Đồng thời, việc nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật,.. cũng giúp ngân hàng tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng nên thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.