2.1.4.1 Tỷ số hiệu quả hoạt động
a) Vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu thuần được tạo ra. Công thức tính số vòng quay tổng tài sản như sau:
TK 911 TK 632 TK 511 K/c giá vốn hàng bán K/c chi phí khác K/c chi phí tài chính K/c chi phí thuế TNDN TK 421 K/c doanh thu thuần
K/c doanh thu từ hoạt động tài chính K/c thu nhập khác K/c lãi K/c lỗ TK 641, 642 K/c chi phí bán hàng và QLDN TK 515 TK 711 TK 635 TK 811 TK 821
Doanh thu thuần Số vòng quay
tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân
(2.1)
Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh số vòng quay tài sản của công ty đó với số vòng quay tài sản bình quân của ngành.
b) Vòng quay tài sản cốđịnh
Doanh thu thuần Số vòng quay tài
sản cố định =
Tài sản cố định bình quân (2.2)
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
TSCĐ bình quân trong công thức này là số dư đầu kỳ TSCĐ cộng với số dư cuối kỳ TSCĐ sau đó chia 2.
c) Vòng quay tài sản lưu động
Chỉ số này phản ánh trong một thời kỳ nhất định tài sản lưu động của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng tài sản lưu động bình quân trong năm tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần Vòng quay tài sản
lưu động = TS lưu động bình quân
(2.3)
Số vòng quay tài sản lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt và ngược lại.
d) Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao, cho thấy doanh nghiệp bán hàng chạy, hàng không bị ứđọng nhiều giảm được chi phí bảo quản, hao hụt. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì lượng dự trữ trong kho không nhiều. Nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Vì vậy, hàng tồn kho phải đủ lớn để đảm bảo nhu cầu khách hàng. Tổng giá vốn Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân (2.4) e) Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền
bình quân =
Doanh thu bình quân mỗi ngày
(2.5)
Các khoản phải thu bình quân là khoản phải thu đầu kỳ cộng với khoản phải thu cuối kỳ sau đó chia 2.
Doanh thu bình quân mỗi ngày là doanh thu hàng năm chia 360 ngày.
2.1.4.2 Tỷ số khả năng sinh lời
a) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( ROS)
Mức lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho doanh thu. Công thức tính như sau:
Lợi nhuận ròng Mức lợi nhuận trên
doanh thu( ROS) =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
b) Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ( ROA)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên
tài sản ( ROA) =
Tài sản bình quân
(2.7)
Chỉ tiêu này nói lên cứ 1 đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
c) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu( ROE) =
Vốn chủ sở hữu bình quân
(2.8)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.