Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm
3.2.2. Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân sự *Sự cần thiết của biện pháp
*Sự cần thiết của biện pháp
Con người là nhân tố quan trọng nhất của một tổ chức. Con người quyết định thành bại cảu bất kỳ công việc gì nói chung và trong kinh doanh cũng vây. Đó là cách họ sử dụng các yếu tố, nguyên vật liệu, điều khiển máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Vai trò của nhân tố con người là rất quan trọng. Hiện tại thì chất lượng nhân lực của SUMIDENSO tương đối ổn so với mức chung của Việt Nam. Nhưng năng suất lao động còn thua kém rất nhiều do với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, kinh tế toàn cầu luôn mang lại cho công ty nhiều thách thức. Trông một tương lai gần giá rẻ của nhân công không còn là một lợi thế. Để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh công ty buộc mình phải đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra phải chú trọng đào tạo , bồi dưỡng cho các cán bộ, học thêm kiến thức, khắc phục điểm yếu quản lý kém của nhân lực Việt Nam. Tình hình kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa cũng cần phải có những nhân viên có kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh quốc tế, để có thể cạnh tranh ở một thế giới toàn cầu. Xác định được vai trò quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nhân sự, em cho vào những giải pháp mà công ty cần phải thực hiện ngay và có kế hoạch thực hiện dài hạn để giữ và phát triển được vị thế của công ty trong tương lai
*Nội dung biện pháp
Vấn đề đào tạo nhân lực cần đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi loại nhân viên, kể cả cán bộ quản lý cấp điều hành của công ty. Trên cơ sở tiêu chuẩn này mà phân loại cán bộ hiện có cũng như tuyển chọn, tiếp nhận cán bộ mới, đảm bảo cơ cấu của mỗi loại nhân viên cũng như từng cấp quản lý điều hành doanh nghiệp sao cho hợp lý, khoa học. Đối với từng loại cán bộ có kế hoạch đào tạo riêng. Đối với từng loại cán bộ mà xây dựng các kế hoạch đào tạo khác nhau như đào tạo ngắn hạn, dài hạn, gửi đi học hay đào tạo tại xưởng .
*Cách thức thực hiện
- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý: Hàng năm cần có kế hoạch chi phí cho việc bồi dượng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, kinh nghiệm quản lý hiện đại cho các cán bộ quản lý. Đây là cách đầu tư lâu dài, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo ra sự năng động trong kinh doanh, thích nghi với sự biến động của thị trường tránh rủi ro trong kinh doanh và nắm được kinh doanh có lợi, đồng thời tiếp thu các công nghệ sản xuất hiện đại do nước ngoài cung cấp, phân tích đánh giá tổng hợp tình hình đưa ra các thông tin quan trọng giúp cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
-Đào tạo mới cán bộ khoa hoc kỹ thuật với các kỹ sư công nghệ và kỹ sư thực hành có khả năng làm và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ mới.
-Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh ở công ty. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, nhân viên kinh doanh đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ không đủ năng lực,không đủ tiêu chuẩn,vi phạm luật pháp và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
-Công ty cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ nhân viên nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề, kinh nghiệm, có năng lực kinh doanh, đặc biệt là cáccán bộ quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình và yêu cầu hội nhập thương mại khu vực và thương mại thế giới.
-Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu để có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thành thạo vi tính, am hiểu thị trường và luật pháp buôn bán quốc tế
- Đối vớiđọi ngũ lao động: thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho người lao động, nâng cao trình độ tay nghềcho họ. Hàng năm, công ty nên tổ chức các cuộc thi tay nghề để cổ động, khuyến khích công nhân sản xuất, phát huy sáng kiến. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng, phổ biến các chỉ tiêu về định mức sản suất với từng công nhân, giác ngộ cho họ về quyền lợi của lao động gắn liền với lợi ích của Công ty. Có biện pháp khen thưởng thích đáng đối với công nhân có tay nghề cao và vượt định mức, có chế độ trách nhiệm rõ ràng đối với sản phẩm hỏng, đồng thời cùng với công nhân tìm ra nguyên nhân sản phẩm hỏng, giúp họ sửa chữa. Có như vậy mới cho phép khích lệ sự say mê của công nhân với công việc, tăng năng suất lao động, giảm hao phí lao động cũng như định mức nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Về đào tạo không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong Công ty cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tư tưởng văn hoá cho cán bộ công nhân viên, tạo dựng bầu không khí đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Công ty vì mục tiêu chiến lược chung.
* Điều kiện thực hiện
- Có chương trình đào tạo, cập nhật thông tin về kiến thức quản lý, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật trên Thế giới.
- Có kế hoạch đào tạo phù hợp để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty.
người.
*Hiệu quả của biện pháp
- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức quản lý hiện đại, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty.
- Công nhân sử dụng tinh thông máy móc thiết bị, hiểu biết các yếu tố cấu thành sản phẩm, nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục từ kiến thứ được học và kinh nghiệm thực tế.
- Nhờ vào việc xây dựng Công ty thành một khối thống nhất, xây dựng nếp sống văn minh, tạo một nền văn hoá riêng biệt cho Công ty sẽ tạo tiền đề cho Công ty phát triển một cách bền vững, lâu dài, đồng thời cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng quý báu giúp Công ty chiến thắng trong cạnh tranh