ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT BẮP

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 46)

L ời tri ân

3.3ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT BẮP

Kết quả về năng suất bắp được trình bày ở Hình 3.4 cho thấy năng suất bắp nguyên vỏ cao nhất ở nghiệm thức 45kgP2O5/ha (11.44 tấn/ha), thấp hơn là nghiệm thức bón 90kgP2O5/ha (11.20 tấn/ha) và nghiệm thức không bón lân (11.13 tấn/ha) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này cho thấy bón lân có khuynh hướng làm gia tăng năng suất tuy nhiên sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê. Điều này, cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trường Lưu (2012) và Nguyễn Văn Phước (2012) thực hiện trên đất có lượng lân hữu dụng là 15.13mgP2O5/kg và 21.3mgP2O5/kg. Điều này cho thấy lượng lân lưu tồn trong đất ở vụ 4 vẫn đủ cung cấp cho cây. Tuy nhiên, sau mỗi vụ canh tác cây bắp sẽ hấp thu một lượng lân từ đất tỉ lệ thuận với năng suất trái thu được.

Kết quả của Huỳnh Như (2013) thì tổng hấp thu lân trên cây cao nhất là ở nghiệm thức không bón lân (56.92 kg/ha), kế đến là nghiệm thức 90kgP2O5 (55.42 kg/ha) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 45kgP2O5 (54.96 kg/ha). Kết quả này cho thấy trong điều kiện không bón lân đất vẫn có khả năng cung cấp lượng lân cho cây trồng là 57 kg/ha tương đương với lượng lân cây hấp thu trong điều kiện bón 90kgP2O5 là 55.42 kg/ha và bón 45kgP2O5 là 54.96 kg/ha. Do đó để duy trì lượng lân trong cây có thể đề nghị bon lựng lân thấp nhất theo thí nghiệm là 45 kgP2O5/ha.

Theo Huỳnh Ngọc Đức (2010) cho rằng “để tạo được năng suất bắp rau phải hút thu một lượng lân trung bình ở vụ 1 (Đông xuân) là 58,78 kg P2O5/ha. Do đó, lượng lân được đề nghị để bón trả lại cho đất ở vụ 1 là 50 – 60 kg P2O5/ha. Tương tự, lượng lân hút thu trung bình của vụ thí nghiệm 2 (Hè Thu) là 44.88 và lượng lân đề nghị bón lại tương ứng là 40 – 50kgP2O5/ha”. Như vậy, từ việc năng suất có xu hướng tăng ở nghiệm thức có bón lân thì cần khuyến cáo nông dân vẫn bón lân nhưng với liều lượng thấp khoảng 40 – 50 kgP2O5/ha để duy trì được năng suất bắp và giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả kinh tế.

ns ns ns 0 2 4 6 8 10 12 14

0P2O5 45P2O5 90P2O5

N ă n g s u t (t n /h a )

Hình 3.4 Năng suất bắp nguyên vỏ (tấn/ha) (ns: không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%).

Tóm lại: trên diện tích bắp trồng thí nghiệm ngoài đồng thì năng suất trái tươi nguyên vỏ có xu hướng tăng ở nghiệm thức có bón lân nhưng năng suất khác biệt không có ý nghĩa thống kê, do hàm lượng lân lưu tồn trong đất vẫn đủ cung cấp cho cây ở vụ 4.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 46)