L ời tri ân
1.4.5 Phương pháp bón phân cho cây
Bón lót cho bắp
Chủ yếu là dùng các loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo 2 cách: rải đều hay bón theo hàng. Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm và hiệu quả thấp. Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lắp nhẹ một lớp đất bột trước khi rãi giống xuống. Bón theo cách này phân được bón tập trung gần gốc bắp nên nhanh chống phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm, nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng nhất là phân gây chua có thể gây xót hạt, thối mầm và chết (Nguyễn Như Hà, 2006).
Việc bón lót đạm và kali cho bắp có những ý kiến khác nhau: Vì xét về nhu cầu của cây ở giai đoạn đầu thì chưa cần nên có khuyến cáo là không cần bón lót đạm và kali. Nhưng do trồng bắp trong điều kiện đất cạn (khô), lượng phân bón nhiều, cây có thể chịu được nồng độ muối tan cao nên bón lót 1/3 tổng lượng N và K2O, để sớm thỏa mãn nhu cầu đạm, kali và thúc đẩy cây con sinh trưởng (Nguyễn Như Hà, 2006).
Loại dinh dưỡng
Bộ phận và thời gian lấy mẫu phân tích
Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô) Bắp lai Bắp địa phương Thiếu Đủ Thiếu Đủ N Lá đối diện và phía dưới bắp, vào thời kỳ phun râu <2.9 3 – 5 <2.5 3 – 4 P <0.25 0.3 – 0.6 <0.25 0.3 – 0.5 K <1.5 1.8 – 2.6 <1.3 1.7 – 3.0 Ca <0.3 0.3 – 1.0 <0.2 0.3 – 1.0 Mg <0.15 0.2 – 0.6 <0.15 0.2 – 0.5 S <0.15 0.2 – 0.3 <0.15 0.2 – 0.3
Bón thúc cho bắp.
Bón thúc đợt 1, khi cây có 3 – 4 lá thật nhằm giúp cây phát triển bộ rễ, chuyển dinh dưỡng từ hạt sang dinh dưỡng từ đất được tốt, thường bón 1/3 đạm + 1/3 kali. Pha phân với nước tưới cho cây, nếu đất đủ ẩm có thể bón trực tiếp vào đất: rạch 2 bên cách gốc cây bắp 5 – 7cm, rải đều phân vào rạch rồi kết hợp vun đất nhẹ để lấp phân quanh gốc. Để giảm công bón phân khi đã có bón lót đạm và kali có thể không bón thúc lần 1 (Nguyễn Như Hà, 2006).
Bón thúc đợt 2 khi bắp có 7 – 9 lá thật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ đốt, nhằm giúp cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển thân lá, phân hóa cơ quan sinh sản và chống đổ. Thường dùng 1/3 đạm + 1/3 kali trộn đều phân bón vào rảnh sâu 5 – 7cm hai bên hàng và cách gốc 10 – 15cm, sau đó lấp đất vun vào gốc (Nguyễn Như Hà, 2006)
Bón thúc đợt 3 lúc cây xoắn nõn (10 – 15 ngày trước khi trổ) tác dụng tốt cho quá trình phân hóa bắp và trổ cờ, tạo điều kiện cho thân lá phát triển tối đa, giữ bộ lá xanh lâu để quang hợp nuôi trái. Dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón vào gốc như đợt 2 và kéo đất vun gốc lại (Nguyễn Như Hà, 2006).
Khi sử dụng các loại phân NPK, ngoài bón lót phần lớn lân khi trồng, lân còn có thể bón làm nhiều đợt cùng các loại phân vô cơ khác bằng các loại lân hòa tan trong nước theo yêu cầu của cây. Đối với đạm cần chia ra nhiều lần bón trong đó chú trọng đợt bón trước lúc trổ cờ. Kali chia ra bón nhiều lần nhưng tập trung nhiều vào giai đoạn trước phun râu (Nguyễn Như Hà, 2006).