L ời tri ân
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm của đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2012 tại nhà nông dân Nguyễn Văn Khiễm, xã Mỹ An – huyện Chợ Mới – tỉnh An Giang. Các mẫu thí nghiệm được phân tích tại bộ môn Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống thí nghiệm: giống bắp nếp lai F1MX10 là giống bắp lai sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt, độ đồng đều bắp, tỷ lệ bắp loại 1 đạt trên 95 %, dạng bắp hơi nù, hạt trắng sữa, mềm, dẻo, ngọt, thơm đặc trưng. Phù hợp cho việc ăn tươi, làm các nguyên liệu chế biến đồ đóng hộp. Năng suất bắp tươi còn vỏ cao do công ty Cổ Phần giống cây trồng miền nam phân phối độc quyền.
Các loại phân bón cho thí nghiệm: phân Ure (46% N), Super lân (16% P2O5), DAP (46% P2O5 và 18% N), KCl (60% K2O), NPK ( 20%N, 20% P2O5,15%K2O).
Các loại thuốc hóa học cho thí nghiệm: Regent, Basudin 10 H.
Đất đai: đất tại điểm thí nghiệm thuộc loại đất phù sa ít được bồi có tầng Molic (Molic – Fluvic – Gleysols), sa cấu thịt pha. Theo kết quả phân tích hàm lượng lân dễ tiêu ở tầng đất mặt từ 0 – 20 cm thì hàm lượng lân dễ tiêu trung bình (15.13 mg P2O5/kg) theo phương pháp phân tích lân Bray 1).
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm trồng bắp được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên có 3 nghiệm thức với 4 lần lặp lại và 3 liều lượng phân lân. Gồm có 12 lô, diện tích của mỗi lô là 42m2 với chiều dài là 8.4m và chiều rộng là 5m, tổng diện tích cho toàn thí nghiệm 504m2. Các nghiệm thức bao gồm:
NT1: 0 kg P2O5/ha NT2: 45 kg P2O5 /ha NT3: 90 kg P2O5/ha
Phân N, K được sử dụng cho tất cả các nghiệm thức ở mức bón 160 kg N và 90 kg K2O.
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vụ xuân hè năm 2012. Chuồng Bò Nhà Ông: Nguyễn Văn Khiễm Lối đi 90 90 45 45 0 90 0 45 0 90 0 45 Rep1 Rep2 Rep3 Rep4
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị đất: đất sau khi thu hoạch vụ bắp đợt trước xong được dọn sạch cỏ và xới đất. Sau khi xới và phơi đất, tiến hành lên liếp. Liếp được lên cao để tránh ngập úng.
Gieo hạt: hạt giống được ngâm với nước ấm trong 2 giờ sau đó rửa lại bằng nước sạch, đem hạt đi ủ trong thời gian 24 giờ cho hạt nảy mầm và tiến hành gieo hạt. Gieo hạt ở độ sâu khoảng 1.5 – 2 cm và lấp hạt lại bằng tro trấu. Khoảng cách giữa hai cây là 26 cm, và khoảng cách giữa hai hàng là 70 cm, mật độ trung bình trồng khoảng 53642 cây/ha. Sau khi gieo hạt xong thì tiến hành rải thuốc Basudin 10 H để phòng trừ kiến, dế và các loại con trùng khác gây hại cho cây con.
Trồng dặm: sau 5 – 7 ngày sau khi gieo hạt thì tiến hành trồng dặm những cây không lên hoặc những cây yếu. Các cây bắp được dùng để trồng dặm, đã được gieo trồng bầu cùng lúc với các hạt được gieo ở ngoài đồng.
Bón phân: bón vào buổi sáng sớm và bón cho từng nghiệm thức riêng biệt. Lần 1 (10NSKG): 30% lượng đạm – 45% lượng lân – 40% lượng kali Lần 2 (25NSKG): 40% lượng đạm – 45% lượng lân – 20% lượng kali Lần 3 (35NSKG): 30% lượng đạm – 10% lượng lân – 40% lượng kali
Tưới nước: khi trời nắng thì một ngày tưới 2 lần sáng và chiều, cho đến khi cây bắp 35 ngày. Sau đó thì lượng tưới giảm lại 3 – 5 ngày một lần cho đến khi thu hoạch. Tưới cho đất đủ ẩm, nhất là giai đoạn bắp sắp trổ cờ cho trái. Khi trời mưa thì phải thoát nước kịp thời tránh ngập úng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của bắp.
Làm cỏ và vun gốc: sau khoảng 15 NSKG thì tiến hành làm cỏ lần 1, giai đoạn này bắp còn nhỏ nên làm cỏ bằng tay và kết hợp với vun gốc, để tránh làm đứt rễ và để bắp sinh trưởng và phát triển tốt. Đến 30 NSKG thì làm cỏ lần 2 kết hợp vun gốc để cho cây chống đổ ngã và phát triển tốt, cho đến khi cây bắp phát triển tốt nghỉ làm cỏ. Do đó vấn đề cỏ dại cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất của bắp.
Phòng trừ sâu bệnh: giai đoạn cây 40 ngày thì bắt đầu có sâu đục thân nên có bỏ Regent vào họng bắp.
Tỉa trái: khi trái thứ hai xuất hiện thì dùng dao để cắt bỏ trái thứ hai chỉ để lại một trái trên mỗi cây để cho trái lớn và đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những cây có trái đầu tiên bị hư thì ta giữ trái thứ hai và cắt bỏ những trái còn lại.
Thu hoạch: khoảng 65 NSKG tiến hành thu hoạch trái tươi.
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
Chỉ tiêu về nông học
Chiều cao cây: đo khoảng cách từ gốc cây đến lá dài nhất (sau khi vuốt thẳng), trong quá trình thí nghiệm chỉ tiêu chiều cao đo 4 lần: 10, 20, 30, 40 ngày sau khi gieo. Mỗi nghiệm thức đánh dấu 5 cây và dùng thước dây để đo chiều cao 5 cây đã đánh dấu.
Đường kính thân: đo khoảng giữa của thân bắp (từ mặt đất đến lá đã phát triển hoàn toàn), dùng thước kẹp đo phần rộng nhất.
Đổ ngã: theo dõi tỷ lệ cây bị đổ ngã trên các lô thí nghiệm. Cây chết: ghi nhận cây chết trên mỗi lô.
Ngày thu hoạch được tính từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch trái.
Về năng suất
Năng suất trái xác định trong điều kiện còn nguyên vỏ trên 4 hàng x 15 cây, với diện tích bình quân là 9.6 m2. Từ đó tính ra năng suất tấn/ha.
2.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm excel và sử dụng phần mềm minitab 15 để so sánh các trung bình nghiệm thức và phép thử TurKey. Các đồ thị để vẽ bằng phần mềm excel, các thanh sai số trên đồ thị biểu diễn độ lệch chuẩn.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN