MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 42)

L ời tri ân

3.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG

Kết quả trình bày ở Hình 3.1 cho thấy chiều cao ở giai đoạn từ 10 đến 20 NSKG thì tốc độ phát triển trung bình 3.93 (cm/ngày), còn ở giai đoạn 20 đến 30 NSKG thì cây phát triển mạnh hơn với tốc độ trung bình là 6.89 (cm/ngày) giai đoạn này cây được vun thêm gốc đồng thời bón thúc nên phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên càng về sau thì tốc độ sinh trưởng của cây càng giảm giai đoạn 30 đến 40 NSKG cây phát triển chậm lại với tốc độ trung bình 6.01 (cm/ngày), vì đây là giai đoạn mà cây bắp bắt đầu trổ cờ, phun râu nên càng về sau thì tốc độ sinh trưởng của cây càng giảm và đến giai đoạn thu hoạch chiều cao cây tăng rất chậm và gần như không tăng do cây trồng tập trung vào quá trình tích lũy dinh dưỡng để cung cấp cho trái. Theo Nguyễn Như Thanh

(2012) thực hiện trong nhà lưới trên đất Châu Thành – Trà Vinh có lượng lân dễ tiêu từ 12.70 – 17.19 mgP2O5/kg đất thì tốc độ sinh trưởng của cây bắp tăng nhanh trong giai đoạn từ 20 – 40 NSKG, nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 40 – 60 NSKG.

0 50 100 150 200 250 10 20 30 40

Ngày sau khi gieo (ngày)

C h i u c a o c â y ( c m ) 0P2O5 45P2O5 90P2O5

Hình 3.1 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn phát triển ở điểm thí nghiệm (các giá trị số

trên đồ thị là tốc độ phát triển trung bình hằng ngày của cây bắp qua các giai đoạn).

Trong đó thì tốc độc sinh trưởng trung bình của các cây ở nghiệm thức không bón lân trong giai đoạn từ 10 – 20 ngày là 4.00 cm/ngày, từ 20 – 30 ngày là 6.86 cm/ngày, từ 30 – 40 ngày là 6.05 cm/ngày. Ở nghiệm thức bón 45 kgP2O5/ha thì tốc đọ sinh trưởng trung bình của cây bắp ở giai đoạn 10 – 20 ngày là 3.88 cm/ngày, 20 – 30 ngày là 6.94 cm/ngày, 30 – 40 là 6.01 cm/ngày. Ở nghiệm thức bón 90 kgP2O5/ha giai đoạn từ 10 – 20 ngày thì tốc độ sinh trưởng trung bình của cây bắp là 3.91 cm/ngày, 20 – 30 ngày là 6.89 cm/ngày, 30 – 40 ngày 6.00 cm/ngày. Nhìn cung thì tốc độc sinh trưởng ở từng nghiệm thức đều tăng nhanh ở giai đoạn từ 20 – 30 ngày và có khuynh hướng giảm ở giai đoạn từ 40 ngày về sao vì lúc này cây bắt đầu tập chung tích lũy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trái sao này.

3.93 cm/ngày

6.89 cm/ngày

3.2.2 Chiều cao cây

Giai đoạn 10NSKG chiều cao cây đạt cao nhất là nghiệm thức bón 90kg P2O5/ha, kế đến là nghiệm thức bón 45kgP2O5/ha, cuối cùng là nghiệm thức không bón lân, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa.

Giai đoạn 20NSKG chiều cao cây đạt cao nhất ở nghiệm thức không bón lân (61.47 cm), thấp hơn là nghiệm thức 90kgP2O5/ha (61.37 cm) và 45kgP2O5/ha (60.95 cm). Tuy nhiên tương tự như ở giai đoạn 10NSKG sự khác biệt này không ý nghĩa.

Giai đoạn 30NSKG chiều cao cây cao nhất là nghiệm thức bón 45kgP2O5/ha (130.35 cm), kế đến là có bón 90kgP2O5/ha (130.225 cm) và nghiệm thức không bón lân (130.1 cm). Sự khác biệt này cũng không mang ý nghĩa.

Giai đoạn 40NSKG chiều cao cây cao nhất là nghiệm thức bón lân (190.55 cm), tiếp đến là nghiệm thức bón 45kgP2O5/ha (190.45 cm) và nghiệm thức 90 kg P2O5/ha (190.25 cm). Sự khác biệt này không có ý nghĩa. Thí nghiệm của Phạm Văn Phước (2011) thực hiện trong nhà lưới Đại học Cần Thơ trên mẫu đất ở Chợ Mới – An Giang (có lượng lân dễ tiêu từ 6.82mgP2O5/kg – 87.22mgP2O5/kg) thì sự phát triển của chiều cao cây ở các giai đoạn giữa các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê. ns ns ns ns 0 50 100 150 200 250 10 20 30 40

Ngày sau khi gieo (ngày)

C h i u c a o c â y ( c m ) 0P2O5 45P2O5 90P2O5

Hình 3.2 Chiều cao cây qua các giai đoạn phát triển ở vụ 4 ( ns là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%).

Qua hình 3.2 ta có thể thấy chiều cao giữa các nghiệm thức ở cấc giai đoạn phát triển của cây bắp không có sự khác biệt.

3.2.3 Đường kính thân cây

Giai đoạn 10NSKG đường kính cây đạt cao nhất là ở nghiệm thức bón 90kgP2O5/ha tiếp đến là nghiệm thức không bón lân, và cuối cùng là nghiệm thức bón 45 kgP2O5/ha. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa.

Ở giai đoạn 20 NSKG đường kính thân cây lớn nhất là ở nghiệm thức có bón với lượng lân 90kgP2O5/ha (1.62 cm), kế đến là nghiệm thức 45kgP2O5/ha (1.58 cm) cuối cùng nghiệm thức không bón (1.55 cm). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa ba nghiệm thức này thì không có ý nghĩa.

Giai đoạn 30 NSKG đường kính thân cây lớn nhất là nghiệm thức bón lân với lượng 45kgP2O5/ha (2.38 cm), kế đến là nghiệm thức 90kgP2O5/ha (2.36 cm) và không bón lân (2.35 cm). Sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa. Thí nghiệm của Nguyễn Trường Lưu (2012) thì giai đoạn 20 – 30 NSKG sự khác biệt về đường kính thân giữa nghiệm thức không bón với nghiệm thức có bón lân cũng không mang ý nghĩa thống kê.

Giai đoạn 40NSKG trong giai đoạn này đường kính thân tăng không đáng kể, cao nhất là nghiệm thức với lượng lân 90kgP2O5/ha ( 2.49 cm) tiếp theo là hai nghiệm thức 45 kg P2O5/ha (2.48cm) và không bón lân (2.48cm). Sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa. Thí nghiệm Trần Minh Tân và Đoàn Vũ Nam (2012), thì đường kính thân ở giai đoạn này cũng không có khác biệt về mặt thống kê giữa nghiệm thức không bón lân với nghiệm thức có bón lân.

ns ns ns ns 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 10 20 30 40

Ngày sau khi gieo (ngày)

Đ ư n g k ín h t h â n ( c m ) 0P2O5 45P2O5 90P2O5

Hình 3.3 So sánh đường kính thân cây (cm) qua các giai đoạn phát triển (ns: không có sự khác biệt thống kê ở mức 5% trong từng giai đoạn sinh trưởng giữa các lượng bón phân khác nhau).

Tóm lại: sự gia tăng chiều cao và đường kính thân ở các nghiệm thức có bón lân và không bón lân đều không có khác về mặt thống kê. Như vậy trong điều kiện thí nghiệm đất có hàm dễ tiêu ở mức trung bình thì phân lân không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT BẮP

Kết quả về năng suất bắp được trình bày ở Hình 3.4 cho thấy năng suất bắp nguyên vỏ cao nhất ở nghiệm thức 45kgP2O5/ha (11.44 tấn/ha), thấp hơn là nghiệm thức bón 90kgP2O5/ha (11.20 tấn/ha) và nghiệm thức không bón lân (11.13 tấn/ha) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này cho thấy bón lân có khuynh hướng làm gia tăng năng suất tuy nhiên sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê. Điều này, cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trường Lưu (2012) và Nguyễn Văn Phước (2012) thực hiện trên đất có lượng lân hữu dụng là 15.13mgP2O5/kg và 21.3mgP2O5/kg. Điều này cho thấy lượng lân lưu tồn trong đất ở vụ 4 vẫn đủ cung cấp cho cây. Tuy nhiên, sau mỗi vụ canh tác cây bắp sẽ hấp thu một lượng lân từ đất tỉ lệ thuận với năng suất trái thu được.

Kết quả của Huỳnh Như (2013) thì tổng hấp thu lân trên cây cao nhất là ở nghiệm thức không bón lân (56.92 kg/ha), kế đến là nghiệm thức 90kgP2O5 (55.42 kg/ha) và thấp nhất ở nghiệm thức bón 45kgP2O5 (54.96 kg/ha). Kết quả này cho thấy trong điều kiện không bón lân đất vẫn có khả năng cung cấp lượng lân cho cây trồng là 57 kg/ha tương đương với lượng lân cây hấp thu trong điều kiện bón 90kgP2O5 là 55.42 kg/ha và bón 45kgP2O5 là 54.96 kg/ha. Do đó để duy trì lượng lân trong cây có thể đề nghị bon lựng lân thấp nhất theo thí nghiệm là 45 kgP2O5/ha.

Theo Huỳnh Ngọc Đức (2010) cho rằng “để tạo được năng suất bắp rau phải hút thu một lượng lân trung bình ở vụ 1 (Đông xuân) là 58,78 kg P2O5/ha. Do đó, lượng lân được đề nghị để bón trả lại cho đất ở vụ 1 là 50 – 60 kg P2O5/ha. Tương tự, lượng lân hút thu trung bình của vụ thí nghiệm 2 (Hè Thu) là 44.88 và lượng lân đề nghị bón lại tương ứng là 40 – 50kgP2O5/ha”. Như vậy, từ việc năng suất có xu hướng tăng ở nghiệm thức có bón lân thì cần khuyến cáo nông dân vẫn bón lân nhưng với liều lượng thấp khoảng 40 – 50 kgP2O5/ha để duy trì được năng suất bắp và giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả kinh tế.

ns ns ns 0 2 4 6 8 10 12 14

0P2O5 45P2O5 90P2O5

N ă n g s u t (t n /h a )

Hình 3.4 Năng suất bắp nguyên vỏ (tấn/ha) (ns: không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%).

Tóm lại: trên diện tích bắp trồng thí nghiệm ngoài đồng thì năng suất trái tươi nguyên vỏ có xu hướng tăng ở nghiệm thức có bón lân nhưng năng suất khác biệt không có ý nghĩa thống kê, do hàm lượng lân lưu tồn trong đất vẫn đủ cung cấp cho cây ở vụ 4.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả trồng thí nghiệm trồng ngoài đồng trên nên đất có lượng lân dễ tiêu trung bình trong vụ xuân hè năm 2012 có thể kết luận như sau:

– Bón lân không làm gia tăng rõ rệt chiều cao cây, đường kính thân trên hầu hết các nghiệm thức và trong các giai đoạn phát triển của cây.

– Việc bón lân có khuynh hướng làm gia tăng năng suất bắp so với nghiệm thức không bón lân trên đất thí nghiệm, tuy nhiên không có khác biêt.

4.2 KIẾN NGHỊ

Việc bón phân lân chưa có tác dụng gia tăng năng suất đến vụ thứ tư nhưng năng suất có khuynh hướng tăng ở các nghiệm thức có bón lân nên cần khuyến cáo nông dân giảm lượng phân bón có thể bón phân ở mức độ thấp 45kgP2O5/ha/ha để duy trì năng suất và tránh lãng phí phân lân.

TÀI LIU THAM KHO

1. BÙI ĐÌNH DINH, VÕ MINH KHA và LÊ VĂN TIỀM, 1993. Phân lân chậm tan – 1 loại phân có hiệu quả trên đất chua. Tạp chí khoa học đất 3/1993

2. CHÂU THỊ NHIÊN, 2009. Đánh giá sự đáp ứng đối với chất lân của cây bắp rau ở Thốt Nốt – Cần Thơ và Chợ Mới – An Giang trong điều kiện nhà lưới. Luận văn đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. Trang 25 – 40

3. CORRELL D.L, (1985). The role of phosphorus in the eutrification of receiving water: A review. J. Environ. Qual. 27: 261–266.

4. DƯƠNG MINH, 1999. Đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng khoáng. Giáo trình cây bắp. Đại học Cần Thơ. Trang 9 –32.

5. ĐỖ ÁNH, 2003. Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Trang 30 – 72.

6. ĐỖ ÁNH VÀ BÙI ĐÌNH NHIÊN, 1992. Đất – Phân bón và cây trồng. Tạp cí khoa học đất 2/1992. Trang 35 – 44.

7. ĐỖ THỊ THANH REN, BắP NGỌC HƯNG, VÕ THỊ GƯƠNG và NGUYỄN MỸ HOA, 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Đại học Cần Thơ. Trang 33 – 44

8. ĐỖ THỊ THANH REN, 2003. Giáo trình quan hệ đất & cây trồng. Đại học Cần Thơ. Trang 22 – 26.

9. ĐỖ THỊ THANH REN, 1999. Bài giảng phì nhiêu đất và phân bón. Đại học Cần Thơ. Trang 70 – 83.

10. LÊ VĂN CĂN, 1978. Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 14 – 25.

11. MAI VĂN QUYỀN, 2000. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

12. LƯ MINH TẤN, 1982. Khảo sát thành phần lân và sự đáp ứng của lúa trên các mức độ lân dễ tiêu trong đất phù sa gley, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Luận văn cao học. Trường Đại học Cần Thơ.

13. MAI THỊ PHƯƠNG ANH, 1999. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp ớt, bắp rau, măng tây, sulơ xanh, cải bao. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 31 – 63. 14. MAI VĂN QUYỀN, 2000. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

15. MATHAN, K.K. and A. AMBERGER, 1977. Influence of iron on the uptake of phosphorus by maize. Plant and soil 46. P: 413 – 122.

16. BắP THỊ ĐÀO và VŨ HỮU YÊM, 2005. Đất và phân bón. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

17. NGUYỄN CHÍ THUỘC, TRỊNH ĐÌNH TOÁN, VŨ HỮU QUÝ và NGUYỄN THỊ HOÀNG PHƯƠNG, 1994. Giáo trình trồng trọt. Trang 120 – 124.

18. NGUYỄN THỊ THU LANG và NGUYỄN NGỌC KHUÊ, 2009. Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trên đất trồng rau màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp Bray 1, Mehlich 2 và Olsen. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. Trang 34 – 42.

19. VŨ VĂN LONG và PHẠM VĂN CƯỜNG, 2010. Khỏa sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng hấp thu lân của cây bắp rau trên cấc vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt – Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long, Chợ Mới – An Giang, Châu Thành – Trà Vinh.

20. HUỲNH NGỌC ĐỨC, 2010. Khảo sát sự đáp ứng của cây bắp rau (Zea mays L.) đối với phân lân trên đất rau màu tại xã Mỹ An,huyện Chợ Mới.

21. PHAN HOÀNG LINH, 2011. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất giống bắp nếp lai (Zea mays L.) vụ hè thu 2011 huyện chợ mới, tỉnh an giang” luân văn tốt nghiệp đại học cần thơ chuyên ngành khoa học đất.

22. TRƯƠNG THỊ CẨM HẰNG, NGHUYỄN THỊ TUYẾT TRINH, 2011. Khảo sát sự đáp ửng của cây bắp nếp đối với phân lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở đồng bằng sông cửu long trong điều kiện nhà lưới trọng vụ 4.

23. Bordoli. J. and A. P. Mallarino, 1998. Deep and shallow banding of phosphorus and potassium as alternatives to broadcast fertilization for no – till corn. Agron. J. 90:27 – 33.

24. Cahill S., Johson A., Osmond D., and David Hardy, 2008. Response of corn and cotton to starter Phosphorus on soil testing very high in phosphorus. Agronomy Journal 100: 537 – 542.

25. Wortmanm, C.S., S.A. Xerida, and M. Mamo, 2006. No – till row crop response to starter fer fertilizer in eastern Nebraska: II. Rainfed grain sorghum. Agron. J.98:187 – 193.

26. NGUYỄN TRƯỜNG LƯU, 2012. Hiệu quả của phân lân trên cây bắp nếp lai (Zea

Mays L.) trên đất trồng rau màu tại Xã Mỹ An Huyện Chợ Mới Tỉnh An Giang ở vụ 3. 27. NGUYỄN VĂN PHƯỚC, 2012. Hiệu quả của phân lân đến năng suất giống bắp nếp lai F1MX10 (Zea mays L.) Ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ 3 năm 2011 – 2012.

28. VŨ HOÀNG SINH và NGUYỄN HOÀNG SANG, 2012. Hiệu quả của phân lân đến năng suất giống bắp nếp lai F1MX10 (Zea mays L.)Ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

29. TRẦN MINH TÂN và ĐOÀN VŨ NAM, 2012. Hiệu quả của phân lân trên năng suất bắp nếp (Zea mays) qua hai vụ 1 và 2 ở Xã Mỹ An – Huyện Chợ Mới – Tỉnh An Giang.

30. BắP HỮU TÌNH, 1997. Giáo trình Cây bắp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 31. NGUYỄN NHƯ HÀ, 2006. Giáo trình Thổ Nhưỡng Nông Hóa, Nhà xuất bản Hà Nội.

32. PHẠM VĂN PHƯỚC, 2011. Khảo sát sự đáp ứng của cây bắp nếp (Zea mays L) đối với phân lân trên đất trồng rau màu chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới trong vụ 5.

33. Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011

PH CHƯƠNG

Bảng 1: Chiều cao cây giai đoạn 10 NSKG, 3 nghiệm thức (NT) với 4 lần lặp lại

Lặp lại NT không lân(cm) NT bón 45 kg(cm) NT bón 90 kg(cm) 1 20.4 22.7 22.6 2 21.8 21.6 22.2 3 21.5 22.5 22.9 4 22.1 22 21.3 TB 21.45 22.2 22.25

Bảng 2: Chiều cao cây giai đoạn 20 NSKG, 3 nghiệm thức(NT) với 4 lần lặp lại

Lặp lại NT không lân(cm) NT bón 45 kg(cm) NT bón 90 kg(cm) 1 62.2 61.8 62.3 2 61.4 60.6 60.9 3 60.6 60.9 61.2 4 61.7 60.5 61.1 TB 61.475 60.95 61.375

Bảng 3: Chiều cao cây giai đoạn 30 NSKG, 3 nghiệm thức (NT) với 4 lần lặp lại

Lặp lại NT không lân(cm) NT bón 45 kg(cm) NT bón 90 kg(cm) 1 131.5 131.8 131.1 2 129.8 130.1 129.8 3 129.5 129.7 130.1 4 129.6 129.8 129.9 TB 130.1 130.35 130.225

Bảng 4: Chiều cao cây giai đoạn 40 NSKG, 3 nghiệm thức (NT) với 4 lần lặp lại Lặp lại NT không lân (cm) NT bón 45 kg (cm) NT bón 90 kg (cm) 1 191.3 191.5 191.1 2 190.2 190 190.5 3 190.4 190.2 190.2 4 190.3 190.1 190.3 TB 190.55 190.45 190.525

Bảng 5: Đường kính thân cây giai đoạn 10 NSKG, 3 nghiệm thức (NT) với 4 lần lặp lại

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)