ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BẮP

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 27)

L ời tri ân

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BẮP

1.3.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bắp

Thời gian sinh trưởng của cây bắp từ khi gieo đến khi chín trung bình từ 90 – 160 ngày. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Sự phát triển của cây bắp có thể chia ra làm hai giai đoạn:

+ Trong giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng), những mô khác nhau phát triển và phân hóa cho đến khi các cấu trúc hoa xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng gồm hai chu kỳ: Ở chu kỳ đầu những lá đầu tiên được hình thành và tiếp tục phát triển. Việc sản xuất chất khô ở chu kỳ này chậm, nó kết thúc khi mô tế bào bắt đầu phân hóa hình thành cơ quan sinh sản. Ở chu kỳ thứ 2, các lá và cơ quan sinh sản phát triển, chu kỳ kết thúc với sự xuất hiện của nhị cái.

+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Bắt đầu với việc thụ tinh của các hoa cái. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm là tăng trọng lượng lá và những phần hoa khác. Suốt pha thứ hai trọng lượng của hạt tăng nhanh (Tanaka và Tamaguchi, 1972).

Giai đoạn nảy mầm (Từ trồng đến 3 lá): giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong hạt. Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên do

vậy nước luôn có sẵn cho hạt hấp thu. Ở giai đoạn này bên trong hạt quá trình oxy hóa các chất dự trữ diễn ra mạnh qua quá trình sinh hóa phức tạp, những chất hữu cơ phức tạo sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hòa tan. Quá trình này xảy ra nhờ hoạt động của các loại men với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt độ và thoáng khí. Theo sau quá trình hút nước là sự nảy mầm và sinh trưởng cây con.

Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (Từ phân hóa hoa đến trỗ cờ):

đặc điểm ở giai đoạn này là cây bắp sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu tỏa rộng. Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hóa mạnh: từ bước 4 – 8 của bông cờ, bước 1 – 6 của bắp. Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Có thể nói đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái, cũng như quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá (là chu kỳ 2 của giai đoạn đầu).

Thời kỳ chín (Bao gồm từ thụ tinh đến chín): đây là pha hai trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực (Theo Janaka và Jamagadi, 1992). Trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn. Giai đoạn này kéo dài 35 – 40 ngày từ khi thụ phấn thụ tinh. Chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt và trải qua những quá trình biến đổi sinh lý.

1.3.2. Các thời kỳ phát triển của cây bắp

Theo Kuperman (1969) (trích dẫn của Dương Minh, 1999), quá trình phát triển của cây bắp chia thành nhiều thời kỳ, cụ thể như sau:

Thời kỳ hình thành cờ: được chia làm 9 thời kỳ

– Thời kỳ 1 – 3: tương tự thời kỳ 1 – 3 ở các giai đoạn phát triển cây bắp. Ở cuối giai đoạn 3, các gié phụ của cờ bắp đã bắt đầu phân hóa.

– Thời kỳ 4 (27 – 30NSKG): hình thành các gié hoa đực. Nếu thiếu nước và dinh dưỡng(nhất là lân), một số hoa trên cờ sẽ bị lép.

– Thời kỳ 5 (33 – 35NSKG): gié hoa phân hóa thành dạng hai hoa bên trong gồm bao phấn, các đỉnh và trấu.

– Thời kỳ 6 (38 – 45NSKG): hình thành các hạt phấn trong bao phấn.

– Thời kỳ 7 (45 – 50NSKG): các đốt của phát hoa đực đều phát triển mạnh, vươn dài ra. Thời kỳ này tương ứng giai đoạn phát triển tích cực của cây.

– Thời kỳ 8 (50 – 55NSKG): trổ cờ và cờ bắp mọc khỏi lá cờ. – Thời kỳ 9 (53 – 58NSKG): bắt đầu tung phấn.

Thời kỳ hình thành trái: được chia làm 12 thời kỳ

– Thời kỳ 1 – 3 (30 – 32 ngày): phân hóa cờ hình thành, nhưng đỉnh phân hóa mọc từ một chồi nách ở khoảng giữa thân.

– Thời kỳ 4 (36 – 39 ngày): hình thành các hàng cặp gié hoa các. Thời kỳ này nếu gặp điều kiện thuận tiện sẽ cho nhiều cặp gié/mỗi hàng, do đó dễ làm tăng số hột/hàng.

– Thời kỳ 5 (40 – 44 ngày): hình thành hoa trong mỗi gié hoa, hoa cũng có dạng lưỡng tính, nhưng sau đó các u bao phấn bị ức chế và thoái hóa. Một hoa trong mỗi gié cũng bị thoái hóa, chỉ có hoa kia phát triển.

– Thời kỳ 6 (45 – 48 ngày): hình thành các trấu, bầu noãn và nướm nhụy cái phát triển mạnh, mọc dài ra, túi phôi và tiểu noãn cũng phát triển. Nếu thiếu dinh dưỡng một số tiểu noãn bị lép.

– Thời kỳ 7 (49 – 52 ngày): trái phát triển mạnh, tiểu noãn trưởng thành. – Thời kỳ 8 (53 – 55 ngày): râu bắp phát triển mạnh và mọc dài ra. – Thời kỳ 9 (55 – 60 ngày): phun râu và thụ phấn.

– Thời kỳ 10 (60 – 66 ngày): thời kỳ này tạo hạt với giai đoạn tích trữ chậm. – Thời kỳ 11 (66 – 80 ngày): chín sữa và hạt bắp đạt kích thước tối đa. – Thời kỳ 12 (80 – 90 ngày): hạt chín sáp và khô chín hoàn toàn.

1.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI 1.4.1 Nhiệt độ 1.4.1 Nhiệt độ

Cây bắp có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng qua quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa ngày nay bắp có thể trồng trên nhiều vùng khí hậu khác nhau (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Phần lớn bắp được trồng ở những miền ấm hơn của những vùng có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới ẩm, và khó phát triển ở những vùng bán khô hạn (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Ở Bắc bán cầu, việc trồng bắp đạt tới cường độ cao nhất ở những vùng có đường đẳng nhiệt trong tháng 7 khoảng 210C đến 260C. Tương tự như vậy ở Nam bán cầu nhưng với mùa trồng ngược lại (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Cây bắp hầu như có thể trồng ở tất cả các vĩ tuyến, trừ những nơi quá lạnh hoặc mùa trồng quá ngắn. Ở Mỹ bắp được trồng hầu hết ở phía nam vĩ 450 Bắc. Trung tâm của vành đai bắp được đặt ở vùng khí hậu ôn đới có mùa hè ấm áp và không có mùa khô, ít nhất 8 tháng có nhiệt độ bình quân trên 100C, không băng giá. Hầu hết diện tích trồng bắp ở Châu Âu nằm ở vĩ tuyến0 500C với mùa trồng kéo dài 140 ngày, nhiệt độ tháng 7 trung bình khoảng 300C. Diện tích trồng bắp ở Balkan, Italy và nam nước

Pháp cũng có khí hậu nóng, không có mùa khô hoặc mùa hè khô (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

1.4.2 Nước

Nước là yếu tố môi trường quan trọng đối với đời sống của cây bắp, vì vậy nhu cầu nước đối với bắp là rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có bốc hơi và thoát nước cao, nhu cầu nước của cây bắp lại càng cao. Các nhà khoa học đã tính ra là một cây bắp có thể bốc thoát từ 2 - 4 lít nước/ngày. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển 1 ha bắp bốc thoát khoảng 1800 tấn nước tương đương với lượng nước mưa khoảng 175 mm (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây bắp qua từng thời kỳ sinh trưởng có khác nhau. Ở thời kỳ đầu bắp phát triển chậm, tích lũy ít chất xanh nên không cần nhiều nước. Ở thời kỳ 7 – 13 lá cây bắp cần từ 28 – 35 m3nước/ngày/ha. Thời kỳ xoắn nõn, trỗ cờ, phun râu cần 65 – 70 m3nước/ngày/ha (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

1.4.3 Ánh sáng

Chế độ ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự sống của thực vật. Bắp là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới thuộc nhóm cây ngày ngắn. Nghiên cứu phản ứng của cây bắp đối với độ dài ngày cho thấy cây bắp hình thành các kiểu hình thái khác nhau với độ dài ngày khác nhau (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

D.Azit chỉ ra rằng: Các giống bắp ở Châu Âu do kết quả chọn lọc đã hoàn thành được chu kỳ ánh sáng trong điều kiện ngày dài, loại trừ được yêu cầu ngày ngắn. Các công trình nghiên cứu về quang chu kỳ cho thấy cây ngày ngắn sinh trưởng nhanh trong điều kiện độ dài đêm 10 – 12 giờ. Rút ngắn số giờ ban đêm đến mức 8 – 9 giờ sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của chúng (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Nhiều nhà bác học đã thấy rằng: chất lượng ánh sáng ảnh hưởng rất lớn vào lúc bắt đầu thời kỳ hình thành lá (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

Bắp bắp được hình thành nhanh hơn dưới tác dụng của các tia bức xạ sóng ngắn. Ở phương Bắc bắp bắp phân hóa chậm hơn bông cờ, trong khi đó ở phương nam bắp bắp phân hóa nhanh có thể đuổi kịp sự phát triển của bông cờ (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).

1.4.4 Giống

Bắp nếp lai đơn F1 MX10 của Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam là giống cây trồng mới được phép đưa vào sản xuất kinh doanh. Đây là giống bắp nếp lai đơn đầu tiên do một công ty trong nước lai tạo được.

Đặc tính

Sinh trưởng mạnh, lá to, có khả năng chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá, rỉ sắt rất tốt, năng suất trái tươi còn vỏ đạt 18 – 19 tấn/ha, độ đồng đều trái và cây cao 190 – 210cm, thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 cao trên 95%, ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt, thơm đặc trưng, dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa.

Lượng giống và khoảng cách

Giống bắp nếp lai đơn F1 MX 10 có thời gian sinh trưởng ngắn 62 – 65 ngày. Mỗi ha cần 9 – 10 kg hạt giống, gieo 1 hạt/1 hốc, theo khoảng cách 70 x 25 cm, gieo thêm 10% số hạt trong bầu để trồng dặm, đảm bảo mật độ 57.000 cây/ha. Gieo hạt sâu 2 – 3cm, lắp hạt bằng tro trấu có trộn Regent để ngừa côn trùng cắn phá. Chú ý: Cần gieo hạt mật độ không quá dày để tránh cạnh tranh ánh sáng, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp và nên gieo hạt trong bầu khoảng 2 – 3% số cây để trồng dặm nhằm đảm bảo số cây và độ đồng đều trên ruộng.

Dinh dưỡng khoáng cho bắp

Bắp là cây phàm ăn, nếu muốn đạt năng suất cao phải trồng trên các loại đất giàu chất dinh dưỡng. Nếu đất trồng thiếu chất dinh dưỡng phải tiến hành bón phân bổ sung để cây phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Theo Dương Minh (1999), cây bắp cần rất nhiều đại dưỡng tố như N, P, K, Mg, Ca ít nguyên tố vi lượng như Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo… Đạm là nguyên tố ảnh hưởng quan trọng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp. Dạng phân đạm bón lót tốt nhất cho bắp là amon nitrat hay sunphat amon, urea cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình bay hơi. Các giống bắp ở ĐBSCL thường có hàm lượng N ở lá xanh chiếm khoảng 1.8 % trọng lượng khô (Dương Minh,1999).

Cây bắp cần nhiều K trong giai đoạn tăng trưởng tích cực, mỗi cây có thể hút 0.67g/cây. Phân tích lá cho thấy cây bắp thiếu K khi lá chỉ chứa 0.58 – 0.78% K, trung bình 0.74 – 5.8% (Dương Minh, 1999). Loại kali thường bón cho bắp là kaliclorua vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể bón kali sunphat thì có thể đáp ứng cả K và S (Nguyễn Như Hà, 2006).

Theo Nguyễn Như Hà (2006) các ảnh hưởng xấu của đất có pH thấp đối với cây bắp có lẽ chủ yếu là do Al3+ di động cao. Khi đất có pH 4.5 – 4.7 bón vôi cho đất có hiệu lực cao nếu lượng vôi đủ trung hòa 1/2 độ chua thủy phân của đất. Ở pH ≥ 5

không cần phải bón vôi, do ở pH trên, Al3+ di động đã bị cố định hết, không còn gây tác hại lớn cho bắp.

Dạng phân đạm bón lót tốt nhất cho bắp là amôn nitrat hay sunphat amôn, urê cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình chuyển hóa thành amôn nên cần trộn lẫn vào đất để tránh quá trình bay hơi. Dạng phân lân thường bón cho cây bắp là các loại super hòa tan hay amôn photphat.

Loại kali thường bón cho bắp là kaliclorua vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể bón kali sunphat thì có thể đáp ứng cả K và S (Nguyễn Như Hà, 2006).

Bảng 1.7 Lượng NPK bón cho từng giống bắp trên từng loại đất khác nhau(Nguyễn Xuân Trường, 2000) Đơn vị tính: Kg/ha. Loại đất Loại bắp Lượng bón (kg/ha) N P2O5 K2O Đất phù sa Bắp lai 160 – 200 60 – 90 60 – 80 Bắp thường 120 – 150 50 – 70 40 – 60 Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60

Đất xám, cát

Bắp lai 140 – 180 80 – 100 90 – 120 Bắp thường 120 – 140 60 – 90 80 – 100 Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60

Đất đỏ

vàng

Bắp lai 160 – 200 80 – 100 80 – 100 Bắp thường 120 – 150 60 – 80 40 – 60 Bắp rau (thu non) 100 – 120 40 – 60 40 – 60 Theo Trần Văn Hiến (2007) trên các loại đất, nếu có điều kiện cần bón 5 – 10 tấn phân hữu cơ/ha. Lượng N – P – K bón theo công thức 140 kg N – 60 kg P2O5 – 40 kgK2O tương đương với 330 kgUrê, 370 kgSuper lân, 80 kgKCl/ha. Có thể dùng phân hỗn hợp như 16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 0 với lượng 200 kg/ha để bón lót cho cây, kết hợp với 200 kg Urê để bón thúc.

Khi tính tỷ lệ các nguyên tố tỷ lệ N – P – K phù hợp cho bắp, thường dựa vào các chất dinh dưỡng có trong đất. Trong thực tế có thể dựa vào việc chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp để xác định nhu cầu phân bón.

Bảng 1.8 Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp (Dierol, 2001)

1.4.5 Phương pháp bón phân cho cây

Bón lót cho bắp

Chủ yếu là dùng các loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo 2 cách: rải đều hay bón theo hàng. Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm và hiệu quả thấp. Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lắp nhẹ một lớp đất bột trước khi rãi giống xuống. Bón theo cách này phân được bón tập trung gần gốc bắp nên nhanh chống phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm, nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng nhất là phân gây chua có thể gây xót hạt, thối mầm và chết (Nguyễn Như Hà, 2006).

Việc bón lót đạm và kali cho bắp có những ý kiến khác nhau: Vì xét về nhu cầu của cây ở giai đoạn đầu thì chưa cần nên có khuyến cáo là không cần bón lót đạm và kali. Nhưng do trồng bắp trong điều kiện đất cạn (khô), lượng phân bón nhiều, cây có thể chịu được nồng độ muối tan cao nên bón lót 1/3 tổng lượng N và K2O, để sớm thỏa mãn nhu cầu đạm, kali và thúc đẩy cây con sinh trưởng (Nguyễn Như Hà, 2006).

Loại dinh dưỡng

Bộ phận và thời gian lấy mẫu phân tích

Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô) Bắp lai Bắp địa phương Thiếu Đủ Thiếu Đủ N Lá đối diện và phía dưới bắp, vào thời kỳ phun râu <2.9 3 – 5 <2.5 3 – 4 P <0.25 0.3 – 0.6 <0.25 0.3 – 0.5 K <1.5 1.8 – 2.6 <1.3 1.7 – 3.0 Ca <0.3 0.3 – 1.0 <0.2 0.3 – 1.0 Mg <0.15 0.2 – 0.6 <0.15 0.2 – 0.5 S <0.15 0.2 – 0.3 <0.15 0.2 – 0.3

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)