CÁC KẾT QUẢ KHÁC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN SINH

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 35)

L ời tri ân

1.5CÁC KẾT QUẢ KHÁC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN SINH

Theo Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2008) thực hiện thí nghiệm khảo sát hiệu quả phân bón trong sử dụng phương pháp bón phân chuyên vùng cho cây bắp lai tại Trà Vinh không có sự khác biệt về năng suất giữa lô có bón phân lân và lô không bón lân, sự đáp ứng của bắp đối với phân lân và kali rất thấp. Năng suất lô bón thiếu lân (lô NK) và lô bón thiếu kali (lô NP) đạt cao (7.64 – 9.77 tấn/ha), tương đương với lô bón đầy đủ NPK (7.37 – 9.15 tấn/ha).

Theo Huỳnh Ngọc Đức (2010) việc bón lân trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao không làm gia tăng năng suất cây bắp rau trong điều kiện thí nghiệm ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới qua 2 vụ canh tác. Đồng thời để tạo được năng suất, bắp rau cần phải thu hút một lượng lân trung bình ở vụ 1 (Đông Xuân) là 58.78 kgP2O5/ha và vụ 2 (Hè Thu) là 44.88 kgP2O5/ha. Vì vậy, đê trả lại lượng lân do cây bắp rau thu hút có thể bón cách vụ một lượng lân 50 – 60 kgP2O5/ha ở vụ Đông Xuân và 50 – 60 kgP2O5/ha ở vụ hè thu.

Kết quả nghiên Vũ Văn Long Và Phạm Văn Cường (2010) khảo sát ảnh hưởng của phân lân đến hàm lượng lân và tổng hấp thu lân của cây bắp rau trên các vùng đất trồng rau chủ yếu ở Thốt Nốt – Cần Thơ (lượng lân dễ tiêu 13.1 – 120.3 mgP2O5/kg đất), Bình Tân – Vĩnh Long (lượng lân dễ 5.68 – 76.91 mgP2O5/kg đất), Chợ Mới – An Giang (lượng lân dễ tiêu 6.82 – 87.22 mgP2O5/kg đất), Châu Thành – Trà Vinh (lượng lân dễ 12.7 – 203.97 mgP2O5/kg đất) thực hiện trong nhà lưới Đại học Cần thơ cho thấy Đất Chợ Mới – An Giang, Thốt Nốt – Cần Thơ, Bình Tân – Vĩnh Long hàm lượng lân trong lá mang trái, lân trong thân và hàm lượng lân trong trái ở nghiệm thức có bón lân cao hơn nghiệm thức không bón lân nhưng không có sự khác biệt thống kê. Nhưng ở đất Châu Thành – Trà Vinh long hàm lượng lân trong lá mang trái, lân trong thân và hàm lượng lân trong trái ở nghiệm thức có bón lân cao hơn nghiệm thức không bón lân có sự khác biệt thống kê ở mức 5%, điều này chứng tỏ hàm lượng lân các loại đất ở tỉnh này có hàm lượng lân trong đất không đủ đáp ừng cho cây nên bón lân đã có tác dụng thu hút P trong lá, thân và trái.

Theo Trương Thị Cẩm Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2011) thì chiều cao cây ở giai đoạn 40NSKG các loại đất ở 4 tỉnh khảo sát là Thốt Nốt – Cần Thơ (lượng lân dễ tiêu 13.1 – 120.3 mgP2O5/kg đất), Chợ Mới – An Giang (lượng lân dễ tiêu 6.82 – 87.22 mgP2O5/kg đất), Bình Tân – Vĩnh Long (lượng lân dễ 5.68 – 76.91 mgP2O5/kg đất), Châu Thành – Trà Vinh (lượng lân dễ 12.7 – 203.97 mgP2O5/kg đất) thì chiều cao cây ở nghiệm thức có bón lân chênh lệch so với không bón lân nhưng chênh lệch không có ý nghĩ thống kê. Ở giai đoạn thu hoạch chiều cao cây ở nghiệm thức có bón lân có khuynh hướng cao hơn so với nghiệm thức không bón lân, ngoài trừ ở Chợ Mới – An Giang thì nghiệm thức không bón lân lớn hơn nghiệm thức có bón lân tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, đối với đất Châu Thanh – Trà Vinh có sa câu cát pha nên có khả năng cố định lân thấp, lân thường dễ hủ dụng cho cây nên việc bón lân không có tác dụng tăng chiều cao cây.

Đường kính thân ở giai đoạn 40NSKG giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân không có sự khác biệt về mặt thống kê ở hầu hết các loại đất, điều này cho thấy việc bón lân không ảnh hưởng đến đường kính cây trồng. Ngoài trừ, đất Bình Tân – Vĩnh Long đường kính thân ở nghiệm thức có bón lân cao hơn ở nghiệm thức không bón lân có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên, khi xét ở các điểm thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở đất Bình Tân – Vĩnh Long. Đường kính thân ở giai đoạn thu hoạch không có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức có bón lân và không bón lân ở các tỉnh Chợ Mới – An Giang, Thốt Nôt – Cần Thơ, Châu Thành – Trà Vinh. Tuy nhiên kết quả so sánh thống kê ở đất Bình Tân – Vĩnh Long có sự khác biệt về đường kính thân ở nghiệm thức có bón lân và không có bón lân. Nhưng khi xét ở các điểm thí nghiệm cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Năng suất trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ cho thấy bón lân không làm gia tăng năng suất trái có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ rằng trên các điểm thí nghiệm này lân trong đất có thể cung cấp đủ cho cây bắp nếp. Trên đất Chợ Mới – An Giang cho thấy không có sự khác biệt năng suất ở 2 nghiệm thức có bón lân và không có bón lân trên các điểm thí nghiệm, qua đó thấy hàm lượng lân ban đầu đã đủ cung cấp cho cấy bắp, riêng ở điểm (CM1) đất có hàm lượng lân dễ tiêu ở mức thấp nhất (6.82 mgP2O5/kg đất) so với các nghiệm thức còn lại nhưng vẫn không có sự khác biệt có thể là do lân trong đất có khả năng phóng thích cao, tăng khả năng đáp ứng lân cho cây trồng. Ở đất Bình Tân – Vĩnh Long không có sự khác biệt về năng suất ở nghiệm thức có bón lân và không bón lân điều này cho thấy việc bón lân không có hiệu quả tăng năng suất bắp. Đó có thể là do nông dân có thói quen sử dụng phân lân cao hơn nhu cầu của cây cần, nên đã tăng lượng lân dễ tiêu trong đất, làm giảm hiệu quả trên cây bắp. Trên đất Châu

Thanh – Trà Vinh thì cây bắp không có sự gia tăng năng suất ở cả nghiệm thức có bón lân và không có bón lân.

Theo Phan Hoàng Linh (2011) trên đất có hàm lượng lân thấp (6.82 mg P2O5/kg) việc bón lân không có tác dụng gia tăng đường kính thân. Nhưng khi bón lân thì làm tăng chều cao cây ở giai đoạn 40NSKG. Cụ thể ở giai đoạn 40NSKG thì nghiệm thức bón 90 kgP2O5/ha có chiều cao lớn hơn nghiệm thức 45 kgP2O5/ha với nghiệm thức không bón lân và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đồng thời làm gia tăng năng suất ở nghiệm thức bón 90 kgP2O5/ha (8.7 tấn/ha) so với nghiệm thức không bón lân (8 tần/ha) và bón 45 kgP2O5/ha(7.9 tấn/ha) và có sự khác biệt thống kê. Nên trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp cần bón lân ở liều lượng 90 kgP2O5/ha để tăng năng suất cây trồng.

Theo Vũ Hoàng Sinh, Mai Hàng Sang và Nguyễn Văn Phước (2012) thực hiện ở Chợ Mới – An Giang trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao 21.3 mg P2O5/kg thì nhìn chung không có sự khác biệt về chiều cao và đường kình ở các nghiệm thứ không bón lân, bón 45 kgP2O5/ha và bón 90 kgP2O5/ha. Về năng suất cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê ở cả ba nghiệm thức, tuy nhiên việc bón lân có khuynh hương làm gia tăng năng suất nên có thể bón lân ở mức 45 kgP2O5/ha để hoàn trả lại lượng lân cho đât.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012 (Trang 35)