Giải pháp về chính trị

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 67)

Những giải pháp trên muốn thực hiện đƣợc nhất định phải gắn với với đổi mới và từng bức hoàn thiện hệ thống chính trị nhất là hệ thống chính trị cơ sở ở những vùng có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thực trạng những ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer cho thấy bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực còn có những ảnh hƣởng tiêu cực, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng đến an ninh trật tự của các tỉnh. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng ta nên chú ý mấy vấn đề sau:

Thứ nhất, tiến hành rà soát thực trạng hệ thống chính trị cơ sở trong các tỉnh vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, đánh giá những mặt đƣợc, chƣa đƣợc để xây dựng các kế hoạch từng bƣớc hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, xúi giục đồng bào gây rối trật tự, chống đối lại Đảng, Nhà nƣớc ta.

Do nhiều nguyên nhân lịch sử để lại mà trong đồng bào Khmer Nam Bộ (kể cả trong một số không nhỏ cán bộ ở cơ sở) vẫn chƣa có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về quốc gia dân tộc. Đây là rào cản vô hình nhƣng có sức mạnh tác động, chi phối không nhỏ đến vấn đề đoàn kết dân tộc trong cộng đồng ngƣời Khmer ở Nam Bộ. Từ đó cảm nhận về sự mất mát do những thay đổi quan hệ tộc ngƣời trong lịch sử vẫn còn ảnh hƣởng trong một bộ phận đồng bào Khmer. Chủ nghĩa thực dân trƣớc đây và các thế lực thù địch hiện nay luôn lợi dụng vấn đề lịch sử, vấn đề lãnh thổ để

Trang 65

kích động hận thù, chia rẽ dân tộc. Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer Nam Bộ vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém, có lúc việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa phƣơng còn để xảy ra sai phạm… tất cả những điều đó tạo ra sự mặc cảm, thiếu lòng tin của một bộ phận đồng bào Khmer đối với chính sách dân tộc của Đảng, hơn nữa, còn là một nguy cơ tiềm ẩn đe doạ đến sự ổn định chính trị - xã hội ở Tây Nam Bộ.

Do vậy, muốn phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở những vùng có đông đồng dân tộc Khmer thì các cấp uỷ đảng, chính quyền ở những nơi này phải chỉ đạo các cơ quan chức năng lên kế hoạch tiến hành rà soát lại và nắm bắt tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, xem còn những gì vƣớng mắc, khó khăn thiếu xót từ đó đề xuất những giải pháp để tháo gỡ; kiện toàn hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhƣ: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cụ chiến binh… Thông qua hoạt động của các tổ chức này, nắm bắt và giới thiệu những thanh niên ƣu tú giới thiệu cho Đảng và lên kế hoạch đƣa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị.

Thứ hai, Các cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở phải thực sự gần gũi, gắn bó với nhân dân, để lắng nghe những ý kiến nhân dân nơi mình cƣ trú. Cùng dân bàn bạc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thực hiện tốt “bốn cùng” và “ba trực tiếp” với dân, đó là: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với dân” và “trực tiếp đến nhà dân, trực tiếp nghe dân nói và nói cho dân nghe; trực tiếp làm cho dân tin và hƣớng dẫn dân cùng làm”. Chúng ta phải xây dựng đƣợc đội ngũ những ngƣời làm chính trị là ngƣời dân tộc Khmer, những ngƣời này phải là những ngƣời thực sự có uy tín trong cộng đồng, có phẩm chất đạo đức và chính trị tốt, nhiệt tình cách mạng vì chính bộ phận này mới có nhiều điều kiện tiếp xúc trực tiếp với quần chúng để lắng nghe những tâm tƣ, nguyện vọng của họ từ đó giúp cho các cấp ủy Đảng có những cơ sở vững chắc từ trong thực tiễn để xây dựng các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế và an ninh chính trị trong vùng đồng bào dân tộc. Đội ngũ này có thể là những thanh niên ƣu tú ở các địa phƣơng, là đoàn thanh niên, hội viên hội phụ nữ hay sƣ, sãi ở các chùa… làm sao để có đƣợc một đội ngũ cốt cán đông về số lƣợng, vững vàng về chính trị,

Trang 66

đủ khả năng giúp Đảng, chính quyền và các cơ quan an ninh nắm chắc mọi tình hình diễn biến trong các phum, sóc để kịp thời xử lý và ngăn chặn âm mƣu phá hoại của các thế lực thù địch.

Thứ ba, tăng cƣờng giáo dục, nâng cao giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào dân tộc Khmer cũng nhƣ Kinh, làm cho mọi ngƣời quán triệt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, tăng cƣờng đoàn kết dân tộc, hăng hái góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đi đôi với việc phổ biến tình hình thời sự trong nƣớc và thế giới, tuyên truyền quyền lợi và nghĩa vụ công dân, cần tổ chức đấu tranh chống những âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề lịch sử, vấn đề dân tộc và tôn giáo và những sai sót của cán bộ hòng xuyên tạc, gây chia rẽ, kích động hằn thù dân tộc, gieo rắc hoang mang trong nhân dân, phá hoại việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 12-CT/TW ngày 16/4/2002 của Bộ chính trị (khóa XI) về tăng cƣờng đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nam Bộ.

Thứ tƣ, tổ chức giúp đỡ đồng bào Khmer Nam Bộ có nguyện vọng qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia thắm viếng bà con và ngƣời thân quen đúng pháp luật của Nhà nƣớc và quy chế qua lại đƣờng biên giới giữa hai bên, vừa thuận tiện vừa bảo vệ đƣợc an ninh quốc gia và an ninh các nƣớc láng giềng.

Khác với các dân tộc khác, ngƣời Khmer ở Nam Bộ nói chung có những nét đặc thù riêng, họ có chung ngôn ngữ, họ hàng, có cùng đƣờng biên giới với Campuchia nên việc qua lại biên giới để thăm giếng họ hàng, làm ăn… rất thƣờng hay xảy ra nên chúng ta phải có biện pháp quản lý chặt ngƣời Khmer qua lại biên giới, tránh trƣờng hợp kẻ xấu lợi dụng việc qua lại biên giới để lôi kéo quần chúng tham gia các tổ chức chính trị phản động rồi trở về lôi kéo bà con gây rối an ninh trật tự trong nƣớc.

Trang 67

PHẦN KẾT LUẬN

Phật giáo Nam tông là một trong những tông phái Phật giáo có nguồn gốc từ Phật giáo Nam tông ở Ấn Độ. Hệ phái này đƣợc du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XIII sau Công nguyên bằng con đƣờng hàng hải quốc tế. Vùng đất này xƣa kia thuộc vƣơng triều Phù Nam, sau đó là Chân Lạp. Khi Phật giáo Nam tông đến đây đƣợc ngƣời Khmer đón nhận một cách nồng nhiệt và nhanh chóng đã chiếm lĩnh đƣợc vị trí trong đời sống tinh thần của ngƣời Khmer. Qua quá trình chọn lọc, ngƣời Khmer đã chọn Phật giáo Nam tông làm tôn giáo cho mình gần nhƣ chiếm vị trí độc tôn và đã kính trọng tôn thờ hàng trăm năm nay. Hàng trăm năm ngƣời Khmer tiếp nhận Phật giáo Nam tông cũng ngần ấy thời gian tôn giáo này đã ăn sâu vào trong tâm hồn của ngƣời Khmer đã có sức ảnh hƣởng gần nhƣ đến mọi mặt đời sống tinh thần của dân tộc này.

Thật vậy, Phật giáo Nam tông đã ảnh hƣởng đến mọi mặt đời sống sinh hoạt của ngƣời Khmer Nam Bộ từ phong tục tập quán, đạo đức, lối sống cho đến văn hóa, nghệ thuật, nếp sống, nếp nghĩ…Tìm hiểu và nghiên cứu về “sự ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer Nam Bộ”, chúng ta càng thấy rõ điều này.

Trải qua hàng ngàn năm bén rễ và phát triển tại cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ. Phật giáo Nam tông với những quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan đã trở thành nguồn góc tƣ tƣởng, tác động vào việc hình thành nên đặc trƣng văn hóa của cộng đồng. Những bài học về nhân quả báo ứng, về vô ngã vị tha. Về yêu thƣơng muôn loài, về nuôi nấng và phát khởi tâm thiện lành, về giữ gìn trai giới và báo hiếu,…đã trở thành phƣơng châm sống đồng bào nơi đây, cuộc sống dù còn vất vả về vật chất, nhƣng con ngƣời vẫn đối xử với nhau hết lòng bằng sự chân thành, thuần phác, những tệ nạn xã hội, đặc biệt là những xung đột gia đình, dòng tộc hầu nhƣ hiếm khi gặp thấy trong đồng bào dân tộc Khmer, những giá trị nhân bản và đạo đức xã hội mà đồng bào Khmer Nam Bộ có đƣợc đến ngày hôm nay, phần lớn có ảnh hƣởng từ các giá trị tích cực của giáo lý Phật giáo.

Những ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đã mang lại cho ngƣời Khmer một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú, những phong tục, tập quán, những nghi lễ đan xen giữa Phật giáo và các lễ hội truyền thống đã trở thành nét văn hóa truyền thống

Trang 68

đặc sắc của ngƣời Khmer, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của gia đình các dân tộc Việt Nam.

Nhƣ vậy Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò và ảnh hƣởng to lớn đến ngƣời Khmer Nam Bộ chi phối toàn bộ các mặt xã hội, từ đời sống vật chất đến tinh thần đƣợc thể hiện qua những lễ hội truyền thống mang đậm nét đặc trƣng của Phật giáo Nam tông hòa nhập với nền văn hóa bản địa, tạo nên bản sắc riêng biệt, bên cạnh đó ngôi chùa Khmer Nam Bộ thể hiện rõ vị trí trung tâm văn hóa-xã hội có vai trò quan trọng trong cộng đồng, phum, sóc. Chính vì thế chùa Khmer Nam Bộ và sƣ sãi là đối tƣợng, là điểm vận động để thực hiện chủ trƣơng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, trong đó có phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực của Phật giáo Nam tông đối với đời sống tinh thần của ngƣời Khmer thì cũng còn có những ảnh hƣởng mang tính tiêu cực, không còn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội nên cần thiết phải loại bỏ những tập tục mang tính bảo thủ, lạc hậu để góp phần xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hƣớng con ngƣời đến cái chân, thiện, mỹ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tận dụng và phát tán những yếu tố tích cực vào sâu rộng trong tín đồ làm sao làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày một nâng cao, hòa nhập cùng những vận hội mới của dân tộc và thời đại, tất cả vì mục tiêu chung là “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội ”.

Trang 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phan An (2003), “Phật giáo trong đời sống của ngƣời Khmer Nam bộ”, Nghiên cứu Tôn giáo, (5).

[2] Trần Quốc Vƣơng (chủ biên),“Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc Gia.

[3] Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ: Số liệu về tôn giáo, dân tộc trên địa bàn Tây Nam Bộ ngày 9/2/2011.

[4] Doãn Chính (2010) , “Lịch sử tƣ tƣởng triết học Ấn Độ cổ đại”. Nxb Chính trị Quốc gia.

[5] Nguyễn Mạnh Cƣờng (2003), “Ảnh hƣởng của Phật giáo Theravada trong tang ma của ngƣời Khmer”, Nghiên cứu Tôn giáo, (5).

[6] Nguyễn Mạnh Cƣờng, “Phật giáo khmer Nam Bộ”, Nxb Tôn giáo. [7] Đoàn Trung Còn (2001), “Lịch sử nhà Phật”, Nxb tôn giáo Hà Nội.

[8] Nguyễn Đăng Duy (1998), “Văn hóa tâm linh Nam bộ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[9] Nguyễn Khắc Thuần, “Tiến trình văn hóa Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XIX”, Nxb Giáo dục.

[10] Đỗ Quang Hƣng (2007), “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia.

[11] Nguyễn Mạnh Cƣờng, Nguyễn Minh Ngọc (2005), “Tôn giáo tín ngƣỡng của các cƣ dân đồng Bằng Sông Cửu Long”, Nxb Phƣơng Đông.

[12] Sơn Nam (2006), “Nam Bộ xƣa và nay”, Nxb trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh. [13] Đinh Ngọc Quyên, Nguyễn Đại Thắng, “Giáo trình lịch sử triết học”, Nxb Đại Học Cần Thơ.

[14] Lê Phú Thi (2010), “Lý luận và lịch sử tôn giáo”, Nxb Đại Học Cần Thơ. [15] Phan Thị Phƣơng Hạnh (chủ biên),“Văn hóa khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nxb Chính Trị Quốc Gia.

[16] Đặng Nghiêm Vạn (2003) , “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính Trị Quốc Gia.

[17] Hoàng Tâm Xuyên (1999), “Mƣời tôn giáo lớn nhất thế giới”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 70

[18] Tỳ khƣu Hộ Tông (2006), “Nhật hành của ngƣời tại gia tu Phật”, Nxb tôn giáo, Hà Nội.

[19] Lý luận chính trị (2001), Hồ Trọng Hoài, “Tôn giáo ở Việt Nam trƣớc những biến đổi của thời đại” Tạp chí nghiên cứu của học viện Chính Trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[20] Tạp chí triết học (2011), Nguyễn Trọng Tuấn, “Quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện triết học.

Trang 71

PHỤ LỤC

Chính điện nơi thờ Phật Thích Ca

Trang 72

Kiến trúc cổng chùa Muriransay

Trang 73

Thần bốn mặt Mahaprum

Trang 74 Lễ Dâng Y

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)