Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với lối sống, đạo đức; văn hóa,

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 40)

hóa, nghệ thuật

Ảnh hưởng đối với lối sống, đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là lề thói, (moralis nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). “Luân lý” thƣờng xem nhƣ đồng nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hylạp là Ethicos nghĩa là lề lối, tập tục và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa ngƣời và ngƣời trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày.

Khái niệm đạo đức xuất hiện đầu tiên trong kinh văn đời nhà Chu. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý.

Ngày nay, đạo đức định nghĩa nhƣ sau: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niệm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội.

Trang 38

Đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Vì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, nên đạo đức không thể tồn tại một cách biệt lập mà nó có quan hệ chặt chẽ với các hình thái ý thức xã hội khác của kiến trúc thƣợng tầng nhƣ chính trị, pháp luật, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo. Tôn giáo và đạo đức đều là những hình thái ý thức xã hội. Tôn giáo và đạo đức đều hƣớng con ngƣời tới những lí tƣởng sống thiện, nhân đạo, tránh cái ác, đề cập đến những vấn đề hạnh phúc, số phận con ngƣời…Những nhu cầu đạo đức của con ngƣời ít nhiều đƣợc phản ánh trong các giáo lý của tôn giáo nói chung và tƣ tƣởng Phật giáo Nam tông nói riêng.

Đã nhiều thế kỷ trôi qua ngƣời Khmer ở Nam Bộ không biết đến tôn giáo nào khác ngoài Phật giáo Nam tông. Trải qua biến thiên của lịch sử, Phật giáo Nam tông đã trở thành đặc trƣng văn hóa truyền thống với nền tảng giáo lý vững chắc, với những luân lý đạo đức Phật giáo luôn hƣớng con ngƣời đến những giá trị cao cả: “chân – thiện – mỹ”. Những bài học về “vô thƣờng”, “vô ngã”, “từ bi hỉ xả”, “an lạc”, “niết bàn”,…đã thấm nhuần trong tâm thức mỗi ngƣời dân Khmer Nam Bộ, những triết lý sống của tôn giáo này có sự tác động rất lớn đến lối sống, đạo đức của ngƣời Khmer. Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo Nam tông đã trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa tinh thần của đại đa số ngƣời dân Khmer.

Đồng bào Khmer Nam Bộ theo đạo Phật vì đạo Phật có đặc điểm phù hợp với đạo đức, tâm lý, nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Khmer. Đạo Phật theo đạo đức luận, lấy nhân quả làm phép tắc chủ yếu xuyên suốt trong kinh sách để giáo dục con ngƣời, lấy nhân nghĩa làm nền tảng đạo đức, lấy tình thƣơng xóa bỏ hận thù, lấy cuộc sống giản dị chân chính, đoàn kết, bình đẳng, bác ái làm lẽ sống, lấy tinh thần dân chủ công bằng, không phân biệt đẳng cấp – khác biệt hẳn với đạo Bà-la-môn trƣớc đó – làm chuẩn mực trong sinh hoạt cuộc sống, lấy con đƣờng trung dung làm cơ sở hành động. Phƣơng châm của đạo Phật là lấy hiện tại làm cơ sở cho tƣơng lai. Những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con ngƣời, ảnh hƣởng tích cực đến tín đồ Phật tử. Điều này thể hiện tính độc lập tƣơng đối của các hình thái ý thức xã hội, chúng luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên nét đặc thù trong lối sống, đạo đức cho dân tộc này.

Trang 39

Chịu ảnh hƣởng nhiều bởi triết lý của Phật giáo Nam tông, ngƣời Khmer sống rất hiền hòa, giàu lòng nhân ái ngƣời trong phum sóc rất đoàn kết, gắn bó với nhau. Sự đoàn kết ấy thể hiện qua cách cƣ xử hàng ngày nhƣ sống có nghĩa có tình, luôn sẵn lòng giúp nhau trong những cơn hoạn nạn, cùng nhau chung tay gánh vác để xây cất, tu sửa ngôi chùa, không đùn đẩy trách nhiệm cho một cá nhân nào. Tùy theo từng gia cảnh, ai có tiền nhiều thì đóng góp nhiều, ai có ít thì góp ít, không phân biệt giữa những ngƣời trong phum sóc của mình. Bởi lẽ, với ngƣời Khmer việc cúng dƣờng, làm phƣớc là điều rất thiêng liêng cao cả, nhiều gia đình giàu có sẵn sàng bỏ tiền của để làm phƣớc cho chùa và cho những ngƣời nghèo khổ trong phum sóc của mình và những nơi lân cận với quan niệm tích phƣớc cho con cháu của mình. Có lẽ, tƣ tƣởng về “từ bi, bác ái” trong triết lý nhà Phật đã từ lâu ăn sâu vào máu thịt của họ.

Thấm nhuận tƣ tƣởng Phật giáo khuyến con ngƣời sống hƣớng thiện trên tinh thần phải biết nhẫn nại, tự tin vào sức mình gieo nhân nào gặp quả ấy nên mỗi ngƣời dân Khmer luôn ý thức phải làm điều thiện để tạo nhân lành cho đời sau. Kinh Tƣơng ứng đã viết.

“Đã gieo giống nào, Sẽ gặp quả nấy,

Hành thiện sẽ thấu gặp quả lành, Hành ác sẽ gặp quả dữ,

Hãy gieo giống tốt,

Ta sẽ hƣởng quả lành”. [Nàrada: Đức Phật và Phật pháp, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí minh xuất bản năm 1989, tr. 362]

Khi Đức Phật nhập Niết bàn, có di giáo lại cho đệ tử rằng: các Đức nhƣ lai chỉ là ngƣời chỉ đƣờng, các ngƣơi phải tinh tấn lên để giải thoát. Tinh thần ấy đƣợc kết tinh qua câu luận “Hãy tự mình thắp đuốc mà đi”. Ngƣời dân thƣờng chế ngự đƣợc nhiều điều thắng không kêu, thua không nản, loại bỏ đƣợc tham, sân, si giữ đƣợc sự an bình trong quan hệ với ngƣời xung quanh, đùm bọc lẫn nhau không vụ lợi không chờ sự đền đáp. Tính nhân ái đƣợc thể hiện trong quan hệ tình làng nghĩa xóm khi “Tắt lửa tối đèn”, giữ gìn đƣợc truyền thống đạo đức tốt đẹp.

Trang 40

Với tƣ tƣởng “từ bi”, “cứu khổ” các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ đã dang rộng vòng tay sẵn lòng đón tiếp những ngƣời lang thang cơ nhỡ, những trẻ mồ côi không nơi nƣơng tựa, nhà chùa cho chỗ ở, các sƣ chia sẻ phần cơm và các trẻ đƣợc học chữ, đƣợc giáo dục theo nếp sống trong chùa. Những ngƣời già neo đơn hay những kẻ trƣớc đây đã lầm đƣờng lạc lối muốn phục thiện trở về với đời quy y cửa Phật đƣợc chùa giúp đỡ có chỗ ăn, chỗ ở tùy sức làm công quản trong chùa làm đƣợc việc gì thì làm, không làm đƣợc thì các vị sƣ thay nhau chia sẻ phần cơm do tín đồ bố thí để nuôi ngƣời già qua quãng đời còn lại.

Vì thế, với ngƣời Khmer, đời sống của họ không thể thiếu đƣợc Phật giáo Nam tông, ngôi chùa đƣợc ngƣời dân đƣợc đồng bào coi nhƣ ngôi nhà thứ hai của mình những ngôi chùa ấy trở thành nơi nghỉ ngơi, nơi chia sẻ bớt những khó khăn của họ lúc thiếu thốn, ốm đau, căng thẳng của cuộc sống đời thƣờng. Hằng năm vào kì nghỉ hè hầu nhƣ tất cả các chùa Khmer ở Nam Bộ đều mở lớp dạy chữ Khmer cho trẻ em trong phum, sóc với tinh thần tự nguyện cùng với việc dạy chữ, trang bị chìa khóa vạn năng cho con em phật tử, nhà sƣ còn tập trung dạy đạo lý, tri thức làm ngƣời – giúp cho dân sóc – phật tử có đƣợc “cái tâm làm ngƣời, đúng đạo” để vững bƣớc trong con đƣờng ăn ở nơi trần thế.

Việc làm nhân đạo của nhà chùa là hoàn toàn tự nguyện, thực hiện giáo lý từ bi, phổ độ chúng sinh của Đức Phật, bởi vậy ngƣời đƣợc nhà chùa giúp đỡ nƣơng nhờ cửa Phật thấy đƣợc an ủi và thấy cần phải cố gắng không ai có tƣ tƣởng ỉ lại. Tín đồ theo chùa đƣợc giúp ngƣời khó khăn cũng thấy vui vẻ, bởi đã góp phần đƣợc thêm chút tâm phúc vào việc giúp ngƣời.

Với tuyệt đại đa số ngƣời con trai Khmer đều đƣợc tu ở chùa. Mục đích cuối cùng của ngƣời Khmer không phải là tu để trở thành Phật mà tu để làm ngƣời có nhân cách, có phẩm chất và đạo đức tốt sở dĩ thực hiện đƣợc điều đó, vì hoàn cảnh sống, môi trƣờng sống, học tập trong Chùa đã làm cho những ngƣời đi “tu – học” cảm thụ đƣợc vấn đề“cái đẹp, cái chân lý” của Phật pháp và từ ngƣời trực tiếp giáo dục - sự gƣơng mẫu, khiến họ tiến bƣớc xa hơn là tự giáo dục ở chính bản thân mình - nét đẹp tƣơng quan với giáo dục hiện đại đó là quá trình giáo dục và tự giáo dục.

Trang 41

Quan niệm này chảy dọc theo suốt lịch sử của tập tục; tu - giáo dục cho thanh niên có đủ tƣ cách đạo đức, kiến thức nhất định về cuộc sống, lòng thƣơng ngƣời thƣơng dân tộc, biết kiên nhẫn và vƣợt lên hoàn cảnh, không phạm phải những điều sai lầm, tội lỗi. Từ yêu cầu cấp thiết đó, việc xây dựng một hệ thống bài học, nội dung giáo dục vừa đảm bảo đƣợc nhu cầu xã hội vừa mang đậm ý nghĩa tôn giáo là hết sức quan trọng và cần thiết. Với đặc trƣng giáo lý Phật giáo Nam Tông, sự thông thái của các nhà Sƣ, đã hoàn thành một “bài học vỡ lòng” hợp “đạo, đời”, mà ngƣời thanh niên nào mới nhập tu cũng phải thuộc lòng, thực hiện trƣớc thực tế hàng ngày. “Bài học vỡ lòng” thể hiện qua mƣời giới điều căn bản: 1. Không sát sinh, 2. Không trộm cắp, 3. Không tà dâm, 4. Không nói dối, 5. Không uống rƣợu, 6. Không ăn ngoài bữa, 7. Không xem múa hát, 8. Không dùng đồ trang sức, 9.Không chiếm ghế cao và giƣờng êm, 10. Không đụng đến vàng bạc.

Qua tập tục đi tu ngƣời thanh niên Khmer ít nhiều đã chịu sự ảnh hƣởng những giáo lý của nhà Phật, khi trở về với cuộc sống đời thƣờng họ đã mang theo những giá trị nhân văn và nhân đạo trong nhà chùa vào trong đời sống hàng ngày, ngay khi lập gia đình, họ chịu ảnh hƣởng tác động rất lớn hệ tƣ tƣởng triết học Phật giáo tới gia đình của mình, dần dần hình thành nên lối sống đặc thù của dân tộc Khmer, sự hòa trộn giữa hai yếu tố “đạo” và “đời” đã tạo nên cách sống riêng biệt của ngƣời Khmer.

Ngày xƣa ngƣời Khmer họ sinh sống theo từng xóm riêng, không xen kẽ, lẫn lộn với các dân tộc khác kể cả với ngƣời Kinh. Ngƣời Khmer ngày nay không sinh sống riêng lẻ mà hòa quyện cùng với ngƣời Kinh, ngƣời Hoa…đoàn kết cùng các dân tộc anh em cùng nhau sinh sống hòa thuận, cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm mọi khi đất nƣớc bị xâm lăng. Một số ngƣời Khmer giàu có còn xây cất nhà ở ngay tại các vùng thành thị, hoạt động kinh doanh hay làm các ngành nghề truyền thống cùng với ngƣời Kinh và ngƣời Hoa. Không chỉ hòa hợp trong ngôn ngữ mà ngay cả trong những sinh hoạt văn hóa ngƣời Khmer và ngƣời Kinh cũng có sự gắn bó khá chặt chẽ, hầu hết các lễ hội của ngƣời Khmer tổ chức tại gia đình hay chùa đều có tổ chức hát ca, nhảy múa với những điệu nhảy nhƣ Vram-vông, Sa- ra-vanh… không thể không thu hút những ai tham dự các lễ hội này nên vào các

Trang 42

ngày lễ hội thanh niên nam nữ ngƣời Kinh cũng có mặt để cùng tham gia rất vui vẻ và nhộn nhịp, thấm đƣợm tình anh em.

Bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực giáo lý Phật giáo Nam tông, tƣ tƣởng thoát tục đã ảnh hƣởng không nhỏ đến lối lống, đạo đức của ngƣời Khmer. Tâm lý trông chờ, thụ động còn khá phổ biến. Do vậy, ngƣời Khmer ít chịu khó học hỏi, thƣờng chấp nhận vào số phận nên hầu hết gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trình độ nhận thức về quốc gia dân tộc còn nhiều hạn chế nên rất dễ bị kẻ thù lợi dụng kích động những vấn đề đồng tôn, đồng tộc với nƣớc Campuchia để gây rối an ninh trật tự.

Nhìn chung, lối sống và đạo đức của ngƣời Khmer ở Nam Bộ dù chịu sự ảnh hƣởng khá lớn của Phật giáo Nam tông, song ngày nay, do nhu cầu giao lƣu văn hóa với các dân tộc khác xung quanh nên đã ít nhiều có phần biến đổi, đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó Đạo đức mà Phật giáo Nam tông ảnh hƣởng đến nay vẫn phát huy đƣợc mặt tích cực của nó nhƣ việc đi tu của thanh niên cốt là để báu hiếu cho cha mẹ, học những kiến thức về văn hóa, xã hội về những kinh nghiệm sống… để khi xuất chùa trở thành những công dân có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội; việc các gia đình tổ chức làm phƣớc để bố thí tiền bạc, gạo thóc cho ngƣời nghèo thể hiện đƣợc tính nhân văn, nhân đạo theo đúng tinh thần Phật Pháp là cứu khổ, cứu nạn cho bá tánh đồng bào.

Trải qua hàng ngàn năm bén rễ và phát triển tại cộng đồng dân tộc Khmer ở Nam Bộ, Phật giáo Nam tông với những quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan đã trở thành nguồn gốc tƣ tƣởng, tác động vào việc hình thành nên đặc trƣng văn hóa của cộng đồng. Những bài học về nhân quả báo ứng, về vô ngã vị tha, về yêu thƣơng muôn loài, về nuôi nấng và phát khởi tâm thiện lành, về giữ gìn trái giới và báo hiếu,…đã trở thành phƣơng châm sống đồng bào nơi đây. Cuộc sống dù vất vả còn khó khăn về vật chất, nhƣng con ngƣời vẫn đối sự với nhau bằng sự chân thành, thuần phác. Những tệ nạn xã hội, đặc biệt là những xung đột gia đình, dòng tộc hầu nhƣ hiếm khi gặp thấy trong đồng bào ngƣời Khmer. Những giá trị nhân bản và đạo đức xã hội mà đồng bào Khmer Nam Bộ có đƣợc đến ngày hôm nay, phần lớn có ảnh hƣởng từ các giá trị tích cực của giáo lý Phật giáo Nam tông.

Trang 43

Ảnh hƣởng của Phật giáo Nam tông đối với Kiến trúc điêu khắc: Mặc dầu cuộc sống vật chất có túng thiếu, nhƣng ở ngƣời Khmer, ngôi chùa bao giờ cũng phải là một tổ hợp kiến trúc khang trang lộng lẫy nhất. Đóng góp dựng chùa, nuôi chùa coi nhƣ khoán ƣớc bảo đảm hạnh phúc nhất cho cuộc cho cuộc đời hiện tại và vĩnh hằng mai sau. Bởi thế, ngƣời Khmer không tiếc công tiếc của cho xây dựng chùa. Tất cả vật liệu quý, gỗ gạch ngói xi măng sắt thép và tài nghệ khéo léo đều dành cho chùa. Đến mỗi phum sóc ngƣời Khmer, ta dễ dàng nhận thấy, sự tƣơng phản giữa những ngôi nhà nền đất đơn sơ lợp lá của các gia đình với ngôi chùa nguy nga đồ sộ phong quang. [8, tr.233]

Nhìn chung, mỗi ngôi chùa ngƣời Khmer trong vùng Nam Bộ đều có một giá trị cao về giá trị mỹ thuật Phật Giáo. Một ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa. Một ngôi chùa Khmer thƣờng đƣợc kiến lập trên một khu đất khá rộng rãi trong mỗi địa phƣơng. Có nhiều khu vực chục rộng đến hàng chục mẫu tây. Với cảnh quan đó, chung quanh một ngôi chùa thƣờng trồng nhiều loại cây to nhƣ thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản miền Nam. Mỗi ngôi chùa Khmer thƣờng bao gồm nhiều khu vực kiến trúc nhƣ: khu chính điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêu hƣơng và những tháp thờ. Trƣớc chùa thƣờng là cổng (tam quan) trang trí hoa văn theo kiểu kiến trúc đền tháp Campuchia. Vì là nơi cúng bái, hành lễ và cầu đảo, cho nên chính điện giữa vị trí trung tâm của ngôi chùa. Những nền chùa Khmer thƣờng đƣợc xây cất hơn mặt đất thƣờng là một mét; phần để gia tăng vẻ tôn nghiêm; phần để tránh mùa lũ lụt.

Hiện nay ngôi chùa Phật giáo Nam tông là niệm tự hào của mỗi phum sóc

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)