Là một trong những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo là một hiện tƣợng rất nhạy cảm và cũng rất phức tạp. Ngay từ khi ra đời, tôn giáo đã có ảnh hƣởng không nhỏ đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần, nhiều khi nó còn chi phối cả tiến trình phát triển của lịch sử. Nhận thức và giải quyết đúng đắn, khoa học về sự tồn tại và phát triển của tôn giáo, về mối quan hệ tôn giáo và các lĩnh vực tinh thần khác trong giai đoạn hiện nay sẽ có tác dụng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ góp phần ổn định tình hình trật tự, an ninh xã hội.
Để làm tốt công tác dân tộc tôn giáo nói chung, công tác tôn giáo và dân tộc trong cộng đồng ngƣời Khmer nói riêng, trƣớc hết cần phải thống nhất về nhận thức, có thông suốt về vấn đề này mới có thể giải quyết tốt các vấn đề khác trên cơ sở khách quan và khoa học, sao cho vừa thể hiện sự mềm dẽo khi giải quyết các vấn đề tế nhị này.
Khi nói đến ngƣời Khmer Nam bộ thì không thể không nhắc đến Phật giáo Nam tông, bởi lẽ, ngƣời Khmer đến với Phật giáo Nam tông không đơn thuần chỉ là sự ngƣỡng mộ Phật pháp mà còn rất nhiều những yếu tố khác. Phật giáo Nam tông đã chi phối gần nhƣ toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của cả cộng đồng dân tộc
Trang 53
Khmer nơi đây. Đã từng tiếp xúc với nhiều tôn giáo, nhƣng cuối cùng ngƣời Khmer đã chấp nhận Phật giáo Nam tông là tôn giáo để họ đi theo và tôn thờ suốt hàng trăm năm nay. Chính sự gắn bó này đã làm cho ngƣời Khmer và Phật giáo Nam tông hòa quyện vào nhau nhƣ một chỉnh thể thống nhất. Cho nên, khi thực hiện các chính sách về tôn giáo, dân tộc cần phải chú ý đến khía cạnh này.
Trong thời đại, các vấn đề về tộc ngƣời, tôn giáo là những vấn đề vừa phức tạp lại rất nhạy cảm. Mọi sự can thiệp bên ngoài đều bị sự phản kháng quyết liệt đôi khi dẫn đến những hậu quả khó lƣợng. Vấn đề Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay cũng không nằm ngoài trục vận động đó.
Để giải quyết tốt về vấn đề dân tộc và tôn giáo trƣớc tiên chúng ta cần phải có sự nhận thức đúng đắn về bản chất của mối quan hệ giữa Phật giáo Nam tông với dân tộc Khmer trong cộng đồng ngƣời Khmer ở Nam Bộ nói chung. Đã hàng trăm năm nay trải qua bao thăng trầm lịch sử với những chính sách của bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ-ngụy đã đƣa ra những âm mƣu đồng hóa dân tộc, tôn giáo hòng xóa bỏ Phật giáo Nam tông và văn hóa của ngƣời Khmer Nam Bộ, nhƣng hầu nhƣ các chính sách vừa mới ban hành thì đã gặp phải phản ứng quyết liệt của các vị sƣ, sãi, dân tộc Khmer, họ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tôn giáo và dân tộc của mình đều này chứng tỏ Phật giáo Nam tông giữ một vị trí rất quan trọng đối với dân tộc Khmer Nam Bộ .
Những ngôi chùa Khmer ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long…với quy mô và lối kiến trúc độc đáo đã phần nào chứng minh đƣợc sự thăng hóa của hệ phái tôn giáo này trong lòng ngƣời dân Khmer sinh sống tại đây. Hằng ngày, ngƣời dân Khmer dâng cơm cho nhà chùa, hình ảnh các vị sƣ, sãi đi khất thực trong cộng đồng phum, sóc đã trở thành nếp sống của đồng bào. Có thể khẳng định rằng Phật giáo Nam tông và ngƣời Khmer ở Nam Bộ là một bộ phận khăng khích không thể tách rời nhau đƣợc, đây là sự hài hòa trong một chỉnh thể, thiếu một trong hai sẽ làm cho nó không còn là nó nữa, những sắc thái dân tộc và tôn giáo sẽ không còn đúng diện mạo của nó. Sẽ trở thành thô thiện nếu ai vô tình hoặc cố ý tách Phật giáo Nam tông với dân tộc Khmer, điều này cũng có nghĩa là ngƣời Khmer không thể sống thiếu đi Phật giáo Nam tông, tôn giáo mà đã hàng trăm năm nay ngƣời Khmer đã tôn thờ
Trang 54
đồng hành cùng dân tộc và cũng theo nghĩa này, hệ phái Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ sẽ nhanh chống mất đi nếu không có cộng đồng dân tộc Khmer.
Để nhận thức tốt điều này, nhất định phải quán triệt trong cán bộ, đảng viên đặc biệt là những ngƣời đang công tác ở những vùng có đong đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Thấu suốt những vấn đề về dân tộc, tộc ngƣời để có cách phát ngôn và ứng xử đúng mực, hiểu rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội, tránh thái độ cực đoan chỉ nhìn thấy tôn giáo ở một mặt hoặc là quá đề cao hoặc là quá xem nhẹ hoặc có ý muốn “đồng hóa” Phật giáo Nam tông với các hệ phái Phật giáo khác nhƣ thời kỳ trƣớc 1975 mà các chế độ khác đó từng làm. Một thực tế hiện nay, nhiều cán bộ ở cơ sở chƣa thấu hiểu rõ về các vấn đề về quốc gia dân tộc nên đôi khi trong cách ứng xử tạo ra tâm lý mặt cảm cho ngƣời Khmer, hay trong sinh hoạt hàng ngày còn dùng nhiều từ ngữ hàm ý coi thƣờng ngƣời dân tộc.
Đây là rào cản vô hình nhƣng có sức mạnh tác động, chi phối không nhỏ đến vấn đề đoàn kết dân tộc trong cộng đồng ngƣời Khmer ở Nam Bộ. Từ đó cảm nhận về sự mất mát do những thay đổi quan hệ tộc ngƣời trong lịch sử vẫn còn ảnh hƣởng trong một bộ phận đồng bào Khmer. Chủ nghĩa thực dân trƣớc đây và các thế lực thù địch hiện nay luôn lợi dụng vấn đề lịch sử, vấn đề lãnh thổ để kích động hận thù, chia rẽ dân tộc. Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer Nam Bộ vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém, có lúc việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa phƣơng còn để xảy ra sai phạm… tất cả những điều đó tạo ra sự mặc cảm, thiếu lòng tin của một bộ phận đồng bào Khmer đối với chính sách dân tộc của Đảng, hơn nữa, còn là một nguy cơ tiềm ẩn đe doạ đến sự ổn định chính trị - xã hội ở Nam Bộ.
Đối với Phật giáo Nam tông Khmer cũng cần phải hết sức quan tâm, hiểu rõ sự tồn tại của tôn giáo này trong điều kiện xã hội hiện nay là một tất yếu khách quan, đồng thời cũng phải hiểu rằng Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ luôn có mối quan hệ khăn khít với các nƣớc Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma, Srylanca… để tạo điều kiện cho phật tử giao lƣu học hỏi Phật Pháp và những điều hữu ích khác.
Nhận thức dúng đắn vấn đề là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề dân tộc, tôn giáo.
Trang 55
Đây là lĩnh vực rất nhạy cảm, nếu không nhận thức đúng đắn đƣợc bản chất của nó rất dễ tạo ra mặt cảm dân tộc, gây mất đoàn kết, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo ngƣời dân chống lại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.