Giải pháp về chính sách dân tộc tôn giáo

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 58)

Thứ nhất, tiếp tục triển khai quán triệt và phổ biến Chương trình hành động về công tác tôn giáo.

Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta đƣợc xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Tƣ tƣởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc ta là tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tinh thần đó đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện bằng hệ thống chính sách phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI xác định: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 7, khóa IX về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003) quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngƣỡng, tôn giáo tiếp tục đƣợc khẳng định và phát triển thêm một bƣớc mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là “tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo đúng pháp luật”.

Để làm tốt công tác tôn giáo, Đảng bộ các tỉnh cần tiếp tục tổ chức triển khai quán triệt và phổ biến chƣơng trình hành động về công tác tôn giáo đến quần chúng nhân dân. Tín đồ Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đối với các tỉnh nếu làm tốt công tác tôn giáo trong đó có Phật giáo sẽ góp phần làm tốt công tác vận động quần chúng. Đồng thời, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm do đó cần phải học tập, thật sự quán triệt các quan điểm chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc là vấn đề chiến lƣợc có ý nghĩa rất quan trọng. Việc học tập chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc là

Trang 56

vấn đề rất cần thiết đối với Đảng bộ nói chung, cán bộ làm công tác tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức học tập chính sách của Đảng về Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông nói riêng, pháp luật của nhà nƣớc cho sƣ sãi, bà con tín đồ cũng không kém phần quan trọng. Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng nghị quyết, chính sách pháp luật về công tác tôn giáo ở một số địa phƣơng còn làm lƣớt, chƣa tuyên truyền sâu rộng ra các tín đồ phật tử. Việc cụ thể hóa, thực hiện nghị quyết một số nơi còn chậm, xây dựng chƣơng trình kế hoạch thực hiện thiếu trọng tâm, trọng điểm. Một bộ phận khá đông cán bộ, nhất là ở cơ sở hiểu biết về chủ trƣơng chính sách đối với tôn giáo còn rất hạn chế. Ngoài ra, cần chú trọng giáo dục lòng yêu nƣớc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về âm mƣu thủ đoạn xảo quyệt, thâm độc của các thế lực thù địch. Giáo dục giữ gìn kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.

Với nhiệm vụ trên đây, việc quan trọng là các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phải tôn trọng, lắng nghe và kịp thời giúp đỡ, tạo điều kiện giải quyết những nhu cầu hoạt động Phật giáo chính đáng nhƣ chủ động tiếp cận, gần gũi, tạo mối quan hệ thân thiện với các tổ chức, chức sắc nhất là đối với Phật giáo Nam tông Khmer vì đặc thù của Phật giáo Nam tông Khmer là một tôn giáo gần nhƣ chiếm vị trí độc tôn và chi phối nhiều mặt trong đời sống cộng đồng của dân tộc này. Việc tạo bầu không khí gần gũi, chân tình giữa các sƣ sãi, tín đồ phật tử với các cán bộ làm công tác tôn giáo ở các tỉnh cần đƣợc tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tăng cƣờng sự đồng thuận trong xã hội, đoàn kết đấu tranh chống âm mƣu lợi dụng và những hoạt động lệch lạc, trái phép làm phƣơng hại đến lợi ích tổ quốc dân tộc. Trong quá trình thực hiện, cần sơ kết, tổng kết kinh nghiệm và khen thƣởng kịp thời các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong chƣơng trình hành động của các Tỉnh ủy về công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.

Thứ hai, tăng cường công tác vận động sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.

Cùng với toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp chính quyền ở các tỉnh nên tiếp tục thực hiện tốt công tác dân vận, tạo điều kiện cho nhân dân trong đó có tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer phát huy quyền dân chủ; tôn trọng tình cảm, đức tín,

Trang 57

phát huy tính hƣớng thiện của Phật tử; tạo điều kiện để tính đồ tiến bộ về mọi mặt, bài trừ mê tín dị đoan. Nghị quyết số 24 của bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI đã chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo chỉ thành công thông qua công tác vận động quần chúng làm cho tín đồ và các chức sắc nhận rõ âm mƣu, thủ đoạn đen tối của bọn phản động, tự giác đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng vận động tín độ phật tử hƣởng ứng phong trào thi đua yêu nƣớc, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân với tổ quốc. Các cán bộ làm công tác tôn giáo cần quan tâm hơn nữa trong việc tạo lập mối quan hệ chặc chẽ với sƣ sãi và phật tử để qua đó lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và có biện pháp giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của các tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu đối với Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng cần đƣợc coi trọng hơn nữa, nhằm nâng cao trình độ cho các sƣ sãi, nhất là các chức sắc, các trụ trì một cách toàn diện cả về Phật học và thế học để tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông trong cộng đồng dân tộc Khmer. Nghiên cứu từng bƣớc tiến tới việc chuẩn hóa về đức độ và năng lực đối với các chủ trì, từ đó nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tôn giáo, quản lý cơ sở thờ tự, điều hành các lễ hội tôn giáo, dân tộc trong nhà chùa và trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Thứ ba, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; chủ động phòng ngừa và đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng Phật giáo Nam tông chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc hiện nay, Đảng ta đã xác định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân tộc”; “Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” (Văn kiện lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam). Giải quyết tốt vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng bộ là nội dung quan trọng trong chủ trƣơng đoàn kết giữa ngƣời có đạo và ngƣời không có đạo, cũng nhƣ đoàn kết giữa những ngƣời có tôn giáo khác nhau.

Tiếp tục nghiên cứu quán triệt sâu sắc Chỉ thị 68 của Ban bí thƣ (khóa VI) và thông báo kết luận 67 của Ban bí thƣ (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 68 trong

Trang 58

từng cấp ủy, chính quyền, cán bộ, Đảng viên, hội viên và nhân dân từ đó tiếp tục nâng cao nhận thức về những chủ trƣơng, chính sách về công tác Phật giáo nói chung. Góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp chính quyền chỉ đạo thực hiện và đáp ứng yêu cầu chính đáng của đại đa số chức sắc, sƣ sãi và các tín đồ. Công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo cho sinh hoạt tôn giáo ổn định, hoạt động đúng Pháp luật. Chú trọng làm tốt công tác vận động hàng ngũ sƣ sãi, cũng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng, thực hiện chủ trƣơng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc.

Ở Nam bộ có một số tỉnh có đƣờng biên giới đƣờng bộ khá dài, giáp với Vƣơng Quốc Campuchia nhƣ An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh,…và một điều cần lƣu ý là dân tộc Khmer ở Nam Bộ Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng với ngƣời Khmer ở Campuchia cả về dân tộc và tôn giáo. Thời gian qua, những phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo lén vào các khu vực dân cƣ, chùa chiền của ngƣời Khmer để lợi dụng các sƣ, sãi và xúi giục những đồng bào nhẹ dạ bằng các thủ đoạn xuyên tạc về vấn đề biên giới, quốc gia dân tộc; kích động đồng bào chống đối lại cán bộ và các cơ quan nhà nƣớc, tụ tập thành nhiều đám đông gây rối, khiếu kiện tập thể để đòi lại đất… gây mất trật tự an ninh trong nhiều tỉnh.

Do đó, các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cƣờng thông tin tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tôn giáo, dân tộc trong các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đại phát thanh, truyền hình các chƣơng trình riêng phát bằng tiếng Khmer không đƣợc đơn điệu mà phải thật sinh động nhằm thu hút kháng, thính giả Khmer ở các tỉnh Nam Bộ để ngƣời dân hiểu rõ các chủ trƣơng chính sách của Đảng mà làm theo.

Thứ tư, tăng cường công tác tổ chức cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý về chính sách dân tộc, tôn giáo đối với dân tộc Khmer ở Nam Bộ nói chung và vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh nói riêng.

Một số cán bộ, Đảng viên hiện chƣa nắm vững chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với tôn giáo, dân tộc đối với đồng bào dân tộc Khmer cũng nhƣ chƣa nắm chắc tình hình hoạt động của Phật giáo Nam tông, nên giải quyết một số vấn đề còn lúng túng, thiếu chủ động.

Trang 59

Do tính đặc thù của ngƣời Khmer và Phật giáo Nam tông tuy hai nhƣng lại là một, nên trong quá trình thực hiện các chính sách về dân tộc, tôn giáo các cơ quan chức năng phải có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng, hết sức tránh tình trạng tách rời hai bộ phận này đề giải quyết nhƣ trƣờng hợp các tôn giáo khác, vì nhƣ thế rất dễ dẫn tới tình trạng chồng chéo giữa các chính sách dân tộc, tôn giáo, khi triển khai thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, một vấn đề còn tồn tại hiện nay là nhiều ngƣời Khmer không thể nghe đƣợc tiếng Kinh mà nhiều cán bộ Nhà nƣớc đặc biệt là những cán bộ đang công tác trong vùng có đồng bào dân tộc lại không biết hoặc không thành thạo tiếng Khmer nên rất khó tuyên truyền vận động. Thời gian qua các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer đã có triển khai cho cán bộ học tiếng Khmer đƣợc một thời gian nhƣng không đạt hiệu quả cao. Sắp tới, nên chăng chúng ta làm quyết liệt hơn công tác này, để góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách về dân tộc, tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Một phần của tài liệu đề tài: ảnh hưởng của phật giáo nam tông đối với đời sống tinh thần của người khmer nam bộ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)