Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, ngƣời ta lại tìm đƣợc những giá trị văn hóa mang bản chất truyền thống của các dân tộc. Đối với dân tộc Khmer những phong tục tập quán chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng Phật giáo Nam tông khá nhiều. Song ở đây chỉ đề cập đến những tập tục phổ biến trong đời sống của ngƣời Khmer Nam Bộ hiện nay.
Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông qua tục đi tu
Khi nói đến phong tục của ngƣời Khmer thì không thể nào không nhắc đến việc đi tu. Bởi lẽ, theo phong tục của ngƣời Khmer cũng nhƣ theo những quy định của Phật giáo Nam tông, việc đi tu không thuần túy chỉ là hoạt động mang tính chất tôn giáo mà còn là một tập tục, một sắc thái văn hóa lâu đời của dân tộc này. Đối
Trang 28
với ngƣời thanh niên Khmer, đi tu là giai đoạn rất quan trọng của đời ngƣời, vì đó chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tƣ cách, đạo đức và văn hóa.
Ngay cả ngƣời phụ nữ Khmer cũng mong ƣớc điều ấy đối với con em hoặc ngƣời yêu của mình. Dƣờng nhƣ thanh niên đã có thời gian sống tu hành là một bảo chứng tốt cho họ khi bƣớc vào đời và lập gia đình. Tu không đòi hỏi nhiều năm hay ít năm, đi tu tùy thuộc vào ý nguyện của bản thân và gia đình. Xã hội Khmer cho rằng, để chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp hơn ở ngày mai, thì không có con đƣờng nào khác hơn là đi tu. Tu để báo hiếu trả ơn cha mẹ, để có điều kiện học chữ nghĩa, học kinh kệ, học nghề, học đạo lý và đức hạnh. Trong sách dạy về đạo làm ngƣời của ngƣời Khmer có câu: “Ri-neak-min-ban-buos-tuk-chea-tôs-knong-samay” tức là “những ngƣời không đƣợc tu trong chùa là những ngƣời có nhiều tội lỗi trong đời sống”. Quan niệm nhƣ vậy có thể hơi cực đoan, nhƣng một câu nói truyền miệng đã có sức mạnh định hƣớng cho cuộc sống làm ngƣời của con trai Khmer.
Trong đời sống tâm linh ở họ, sự thiêng liêng về chùa, về Phật coi nhƣ là máu thịt. Lớn lên một chút đi học trƣờng chùa, đƣợc cha anh và các vị sƣ sãi giáo dục theo tinh thần Phật giáo. Thông thƣờng, trẻ em trai Khmer đến tuổi 12 là có thể gửi vào chùa để xin tu. Có gia đình và nhà chùa còn cho các em tu sớm hơn. Trong thời gian ở chùa các em đƣợc nhà chùa dạy chữ, dạy tiếng dân tộc, dạy ngôn ngữ, dạy kiến thức và dạy đạo lý, đạo pháp. Đồng thời các em có thể học đƣợc nghề nào đó mà nhà chùa có khả năng đào tạo. Sống ở chùa giúp họ sớm trƣởng thành, dễ hòa nhập cuộc sống xã hội hơn sống ở gia đình. Chính những điều lợi này mà gia đình thƣờng hƣớng con cháu của mình đi tu ngay từ thuở nhỏ.
Lễ xuất gia đƣợc tiến hành rất cẩn thận, ngƣời đi tu nhờ một vị sƣ chọn ngày cử hành xuất gia và nhờ bạn bè, hay thân nhân cạo đầu, cạo râu, cạo lông mày cho mình. Lễ này thƣờng đƣợc tổ chức vào đầu năm mới, dịp tết Chôl ChămThmây. Trƣớc ngày lễ, gia đình ngƣời đi tu tổ chức thiết đãi bạn bè thân quyến để báo tin. Đến giờ khởi hành, ngƣời di tu thay y phục khác: quần là chiếc xà rông, áo đƣợc thế bằng một khăn vải trắng đắp lên vai từ trái sang phải gọi là Pê Nexo, chứng tỏ ngƣời ấy đã từ bỏ thế tục. Lúc đó ngƣời Khmer gọi là nec (“nec” có nghĩa là “rồng”, nghĩa là đƣợc mọi ngƣời quý trọng). Theo truyền thuyết từ kinh điển Phật giáo,
Trang 29
ngày xƣa có một con rồng tu luyện thành ngƣời và xin đƣợc vào tu theo đức Phật. Một hôm, khi ngủ trƣa rồng hiện nguyên hình. Môn đệ khác của đức Phật phát hiện ra liền báo ngay. Đức Phật trục xuất rồng khỏi hàng môn đệ, vì không phải ngƣời thì không đƣợc tu. Rồng khóc van xin, nhƣng không lay chuyển đƣợc lòng đức Phật. Cuối cùng rồng xin đức Phật ban cho một ý nguyện là sau này, những ai bƣớc chân vào tu cũng phải gọi bằng tên tộc là Nec. Từ đó đến nay, từ "nec" dùng để gọi nhà sƣ tƣơng lai và cũng để nhớ đến truyền thuyết trên. Buổi tối hôm đó gia đình còn mời sƣ, lục đến tụng kinh cầu phúc cho ngƣời đi tu và để làm lễ thọ giới. Sáng hôm sau, sau khi cơm nƣớc xong, gia đình đƣa con trai lên chùa, ngày xƣa, ngƣời đi tu cƣỡi ngựa từ nhà đến chùa. Con ngựa đƣợc gắn yên thật lộng lẫy để ghi ngày Đức Thích Ca xuất gia cũng cƣỡi ngựa ra khỏi hoàng thành. Một ngƣời cầm cƣơng, một ngƣời cầm lọng cho nhà sƣ tƣơng lai. Hiện nay đã có sự đổi khác là không dùng ngựa, lọng nữa mà ngƣời đi tu đi bộ hoặc ngồi xe đến chùa – nơi hành lễ. Cha mẹ, vợ con, thân quyến bạn bè khuân lễ vật đi phía sau. Một giàn nhạc hòa tấu theo nhịp bƣớc đi. Phía trƣớc có một ngƣời mang mặt nạ Chằn gọi là Yark, tay cầm gậy, gƣơm vừa nhạy múa nhƣ cố ý cản đƣờng đoạn ngƣời đến chùa. Đó là hình ảnh tƣợng trƣng của đám quân Chằn Mêra khi cản trở Đức Thích Ca đi tu. Đến chùa, họ đi vòng quanh chánh điện ba vòng rồi mới vào trong làm lễ. Ở đây có một nhà sƣ ngồi gọi là Uppachhe giảng dạy, hỏi và đọc các điều của luật tu hành cho các nec nghe. Sau đó nec mới cầm áo cà sa đi vào hàng giữa sƣ sãi và đọc lời xin tu. Khi vị thƣợng toạ chấp thuận thì nec mới đi thay xà rông và khăn trắng bằng áo cà sa. Tiếp theo là lễ thọ giới 10 điều của Phật giáo: 1. Không sát sinh; 2. Không trộm cắp; 3. Không tà dâm; 4. Không nói láo; 5. Không uống rƣợu; 6. Không ăn ngoài bữa; 7. Không xem múa hát; 8. Không dùng đồ trang sức; 9. Không chiếm ghế cao và giƣờng êm; 10. Không đụng đến vàng bạc. Cuối cùng các nhà sƣ cùng Phật tử tụng kinh cầu phƣớc cho ngƣời mới tu hành và chúng sinh để chấm dứt buổi lễ.
Khác với Phật giáo Bắc tông, theo truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer, ngƣời con trai nào cũng phải vào chùa tu từ một tháng hoặc đến hết đời không có thời gian quy định, trong thời gian dài hay ngắn tùy theo sự phát nguyện của mỗi ngƣời và hết thời hạn phát tâm tu thì xin “hoàn tục” gọi là “Sất” trở về nhà lấy vợ, hoặc muốn
Trang 30
ở lại luôn cũng đƣợc. Còn đối với những ngƣời đã “Sất” trở về nhà rồi mà muốn quay trở lại tu thì vẫn đƣợc nhà chùa đón nhận.
Nói đến đồng bào Khmer là nói đến Phật giáo, nói đến chùa và các vị sƣ, lục. Chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng và tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc. Mọi hoạt động văn hóa, tinh thần của họ đều gắn với nhà chùa qua vai trò tổ chức của các nhà sƣ. Xuất phát từ niệm tự hào đó mà nhiều gia đình Phật tử Khmer muốn gửi con, em trai của mình vào chùa để đƣợc trang bị trí thức, rèn giũa nhân cách, củng cố đạo đức sớm trở thành ngƣời hữu ích cho cộng đồng và gia đình. Do vậy, việc đi tu đã trở thành một tập tục tốt đẹp của ngƣời Khmer có từ bao đời. Mặc dù, tập tục đi tu hiện nay có sự giảm sút nhƣng việc gửi con em của mình vào chùa tu để học và rèn giũa nhân cách, củng cố đạo đức vẫn là một nét đẹp truyền thống, có ý nghĩa tích cực trong cộng đồng và trong ý thức của ngƣời Khmer ở Nam Bộ.
Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông qua lễ hội
Ảnh hƣởng to lớn của tƣ tƣởng Phật giáo Nam tông Khmer không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của đồng bào Khmer Nam Bộ mà còn tác động to lớn, nhƣ một sợi chỉ đỏ xuyên suốt đến tất cả các lễ hội của ngƣời Khmer.
So với các tôn giáo khác Phật giáo Nam tông Khmer có hệ thống lễ hội rất phức tạp và có biểu hiện chồng chéo giữa các lễ hội của đạo Phật với các lễ hội nông nghiệp và các lễ hội của phum, sóc. Lễ hội của ngƣời Khmer không những dày đặc trong năm mà còn kéo dài thời gian gây rất nhiều tốn kém cho nhân dân.
Đồng bào Khmer ở Nam Bộ trong một năm có rất nhiều lễ hội thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thì trong đó có 8 lễ hội lớn (chính) đƣợc các tín đồ phật tử Phật giáo Khmer cùng các sƣ sãi tập trung cử hành tại chùa. Tất cả 8 cuộc lễ này chỉ có lễ vào năm mới (tết) là theo sự tính Ba-la-môn giáo, còn 7 lễ đều là lễ có nguồn góc từ Phật giáo và do sƣ sãi Phật giáo đứng ra tổ chức trong khuôn viên các chùa, với sự tham gia của toàn thể cộng đồng.
Hạnh phúc đối với ngƣời Khmer hầu nhƣ đã đƣợc khẳng định ở cõi Phật, mà trong kiếp sống hiện tại tự mỗi ngƣời phải tu luyện giải thoát cho mình để vƣơn tới hạnh phúc dƣới sự hƣớng dẫn của nhà chùa, cụ thể nhất là tham gia góp công góp của thực hiện các đám phƣớc do nhà chùa tổ chức và các lễ hội dân gian. Do đó cộng đồng ngƣời Khmer có nhiều lễ hội bắt nguồn từ Phật giáo. Trong bài luận văn
Trang 31
này tác giả chỉ đề cặp đến một số lễ hội có nguồn góc từ Phật giáo Nam tông Khmer.
Lễ Visakabauchia (Lễ Phật Đản): Lễ Phật Đản của hệ phái Nam tông là lễ tam
hợp, có ý nghĩa kỷ niệm 3 ngày trọng đại nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ba ngày ấy là kỷ niệm ngày Phật Đản, ngày Đức Phật thành Đạo, ngày Đức Phật nhập niết bàn. Trong Phật giáo Nam tông Khmer, lễ Phật Đản là một lễ rất quan trọng. Lễ đƣợc tổ chức ngày 15 tháng 4 âm lịch, cả ngày 15 mọi nhà trong phum sóc tập trung lên chùa dâng cơm sƣ sãi, và làm lễ tụng kinh mừng Đức Phật ra đời, thành Đạo, nhập niết bàn. Đồng bào ở lại suốt đêm trong chùa, sáng hôm sau lại dấng cơm lên sƣ sãi mới chấm dứt cuộc lễ.
Lễ Cholvôsa (Lễ nhập hạ): Lễ nhập hạ đƣợc tổ chức vào ngày 15 tháng 6 âm
lịch và đƣợc kéo dài trong ba tháng (từ 15/6 – 15/9 âm lịch). Đây là thời kỳ đầu mùa mƣa, ngƣời Khmer bắt đầu vào mùa làm ruộng. Do đó, thời gian này các nhà sƣ tập trung vào chùa suốt 3 tháng để khỏi làm bận rộn dân chúng, ảnh hƣởng đến sản xuất. theo ý nghĩa Phật giáo, thời gian nhập hạ là thời gian các nhà sƣ tĩnh tâm theo đạo trao dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành ở chùa.
Trong các tháng nhập hạ, mọi hoạt động của các vị sƣ sãi đều nằm trong phạm vi khuôn viên chùa. Họ chỉ đƣợc phép rời chùa khi đƣợc yêu cầu tụng niệm trong các lễ đám lễ, đám phƣớc, nhƣng phải đến 5 giờ sáng và về chùa trƣớc 5 giờ chiều, nếu nhƣ vi phạm coi nhƣ phạm vào giới luật và bị mất hết thâm niên tu hành. Vào ngày nhập hạ, phật tử Khmer thƣờng rủ nhau lên chùa đi lễ và dâng cho các vị sƣ nƣớc mƣa, đèn cầy để các nhà sƣ thắp cung tam bảo trong chánh điện suốt mùa hạ. Sau đó, mọi ngƣời cùng tụng kinh xám hối và cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất. Lễ này kéo dài đến trƣa, sau khi dâng cơm cho sƣ sãi xong là chấm dứt.
Lễ Sene Đôlta (Lễ cúng ông bà): Lễ Đôlta là lễ cúng ông bà tổ tiên, là một
trong những lễ lớn trong năm diễn ra trong 3 ngày, từ 29/8 đến 01/9 Âm lịch.
Vào mùa Đôlta, các vị sƣ sãi và đồng bào Khmer ở các chùa, ở trong mỗi gia đình đều hƣớng về tổ tiên với lòng thành kính để đƣợc dâng ơn, đáp nghĩa bao la vô tận đối với các đấng sinh thành đã dƣỡng dục cho mọi ngƣời lớn lên và trƣởng thành. Truyền thuyết kể rằng: Lễ Sence Đôlta đƣợc bắt nguồn từ sự tích kinh điển Phật giáo, kể rằng vào 01 đêm khuya, Vua Ping-pis-sara bỗng nghe tiếng gào thét, khóc
Trang 32
lóc thảm thiết, van xin: hãy cho chúng tôi ăn, cho chúng tôi uống với, vì chúng tôi đang đói lắm… Sau đó nhà vua triệu tập các nhà tiên tri đến hỏi, tìm ra nguyên nhân “đây là các ma quỷ chết oan, chết ức, không cha mẹ, không nhà cửa anh em, nay họ đến xin ăn, uống”. Nhà vua tìm đến chùa thỉnh ý của Phật Thích Ca, bảo rằng: đó là những đầu bếp (do gian lận ăn cắp cơm gạo, thức ăn trong các lễ cúng dƣờng ở thời Quốc Vƣơng Mahinta – cách nay đã 92 kiếp) khi chết đi thành quỷ ở cõi âm và bị phạt phải nhịn ăn, nhịn uống đến nay là 92 kiếp – nay biết Ngài (tức Vua Ping-pis- sara) là chủ của họ hồi tiền kiếp, nên họ mới đến đòi ăn.
Theo lời dạy của Phật, nhà vua cúng dƣờng, dâng cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phƣớc đến cho bọn quỷ. Nhƣng với ma quỷ, chúng ta không thể cho đồ ăn trực tiếp đƣợc, nên phải dâng cúng đồ ăn đến các vị tu sĩ, nhờ họ tụng kinh hồi hƣớng thì các ma quỷ thuộc ân nhân đã quá cố mới thọ hƣởng đƣợc. Qua đêm thứ hai nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp, vua lại đến thỉnh ý kiến Phật tiếp, đức Phật bảo rằng : "Đêm trƣớc ma quỷ chỉ đƣợc ăn no, đầy đủ nhƣng chƣa có đồ mặc nên lại rên la tiếp vì bị rét lạnh". Nghe vậy, nhà vua lại cho ngƣời chuẩn bị y phục cùng đồ ăn làm lễ dâng cúng đến chƣ tăng và nhờ chƣ tăng hồi hƣớng tiếp.
Từ đó về sau, mỗi năm cứ đến mùa là nhà vua lại cho thỉnh mời chƣ tăng đến để làm lễ hồi hƣớng cho ma quỷ và những ngƣời đã quá cố. Từ sự tích trong kinh điển Phật giáo trên, nên ngƣời dân tộc Khmer Nam bộ tổ chức Lễ Sene Đôlta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo, nhờ sƣ sãi tụng kinh cầu phƣớc cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố đƣợc mau chóng đầu thai kiếp khác sung sƣớng hơn.
Ngày nay, lễ Sene Đôlta đƣợc ngƣời Khmer tổ chức trong ba ngày chính: Ngày thứ nhất (ngày cúng tiếp đón): Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn mâm cơm, bánh trái, rƣợu trà… và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn, khấn vái mời linh hồn ông bà và ngƣời quá cố về dự ăn uống cùng con cháu. Đến chiều, mọi ngƣời ăn mặc tƣơm tất, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sƣ sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Ngoài ra, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sƣ sãi tụng kinh cầu siêu
Trang 33
cho linh hồn những ngƣời quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu.
Ngày thứ hai (ngày cúng chính): Vào buổi trƣa, bà con ngƣời Khmer chuần bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính (cúng tập thể), sau khi đƣợc các vị sƣ tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc, bà con Phật tử trong phum sóc cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, rƣớc linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.
Ngày thứ ba (ngày cúng tiễn): Mỗi nhà, bà con chuẩn bị một mâm cơm, họ mời vài vị sƣ sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn